Những hang động kỳ vĩ ở Hòa Bình
Là tỉnh miền núi, Hòa Bình sở hữu phong cảnh thơ mộng hữu tình, có không ít hang động kỳ vĩ, hoang sơ. Dưới đây là những hang động nổi tiếng, thu hút du khách khi đến với vùng đất này.
Động Hoa Tiên
Nằm trong lòng dãy núi đá vôi có tên dân gian là núi Bà, động Hoa Tiên (xóm Ngòi, xã Ngòi Hoa, huyện Tân Lạc) được chia thành hai động lớn, ngăn cách nhau bởi “bức rèm đá” tự nhiên. Động chính có chiều dài 61m, rộng 27m, gồm các măng đá nhiều hình thù. Trên vòm trần là những nhũ đá rủ xuống mềm mại. Động thứ hai nhỏ hơn với chiều rộng 12m, dài 60m. Du khách không khỏi ngạc nhiên khi bắt gặp những “ruộng bậc thang” bằng đá trong lòng động cùng một hồ nước nông khiến cho khung cảnh càng trở nên kỳ vĩ.
Động Thác Bờ
Cũng nằm trên địa bàn xã Ngòi Hoa là động Thác Bờ – điểm du lịch tâm linh thu hút đông đảo du khách tham quan, chiêm bái. Động được chia làm ba khu, gồm lòng động, khu vực tiếp khách và khu thờ Phật. Trong động có nhiều khối thạch nhũ có hình cá chép hóa rồng, cây vàng, cây bạc, dàn đàn đá, cồng chiêng…
Động Thiên Long
Nằm trên địa bàn xã Lạc Lương (huyện Yên Thủy), động Thiên Long chia thành động chính (chính cung) và hai động nhỏ (tả cung và hữu cung). Động chính được gọi là chính cung bởi nơi đây giống như một tòa lâu đài lộng lẫy. Đi sâu vào trong là các lớp nhũ đá xếp thành nhiều tầng giống như những bậc thang. Sát đó là tả cung và hữu cung – nơi có các khối đá tựa dòng thác đang chảy hay những thảm san hô xếp thành từng lớp…
Động Đá Bạc
Động Đá Bạc nằm trong lòng núi Pai Dáy (xã Liên Sơn, huyện Lương Sơn), có chiều dài 70m, rộng 22m, cao 15m, gồm 3 động nhỏ: Động Cô Tiên, Long Tiên và động Mẫu. Qua cửa động chính là động Cô Tiên, nơi có các khối đá được tạo thành nhiều hình kỳ thú như cóc, rùa… Đặc biệt, trần động có những dải nhũ đá rủ xuống, khi gõ nhẹ sẽ phát ra âm thanh như tiếng nhạc. Ngoài ra, ở đây còn có một hồ nước nhỏ do nước chảy từ trần động xuống tạo thành.
Qua động Cô Tiên là tới động Long Tiên với quần thể nhũ đá được kiến tạo như tòa lâu đài. Cuối cùng là động Mẫu với những khối thạch nhũ hình Thánh Gióng, Thạch Sanh… và tòa tháp – nơi cất giữ nhiều cổ vật do người dân cung tiến.
Điện Biên: Khám phá vẻ đẹp kỳ vĩ của hang động Chua Ta
Với vẻ đẹp kỳ vĩ, hang động Chua Ta là tuyệt tác nghệ thuật của tạo hóa, trở thành địa điểm du lịch, khám phá, trải nghiệm nổi tiếng trên địa bàn tỉnh Điện Biên.
Du khách khám phá hang động Chua Ta sẽ có nhiều trải nghiệm thú vị. (Ảnh: Phan Tuấn Anh/TTXVN)
Cách trung tâm thành phố Điện Biên Phủ (tỉnh Điện Biên) khoảng 40km, hang động Chua Ta nằm ở bản Na Côm (xã Hẹ Muông, huyện Điện Biên) được người dân phát hiện vào năm 2010 trong quá trình đi bắt thú rừng.
Nằm trong quần thể núi đá vôi có thảm thực vật phong phú, khí hậu trong lành, hang động Chua Ta là nơi hội tụ đầy đủ các yếu tố, tính chất đa dạng của tự nhiên như địa chất, địa mạo, địa hình, khí hậu, sinh thái, cảnh quan môi trường...
Hang động Chua Ta là 1 trong 4 điểm di tích trên địa bàn huyện Điện Biên thuộc hệ thống các điểm di tích trong toàn tỉnh Điện Biên.
Năm 2015, hang động Chua Ta được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xếp hạng di tích danh lam thắng cảnh cấp quốc gia. Với vẻ đẹp kỳ vĩ, hang động Chua Ta là tuyệt tác nghệ thuật của tạo hóa, trở thành địa điểm du lịch, khám phá, trải nghiệm nổi tiếng trên địa bàn tỉnh Điện Biên.
Video đang HOT
Theo cộng đồng dân tộc Mông ở bản Na Côm, hang động có tên gọi "Chua Ta" bởi trước đây xung quanh hang động có rất nhiều ong khoái, tiếng bản địa của người Mông, "Chua" có nghĩa là núi, "Ta" có nghĩa là ong, "Chua Ta" là "núi ong khoái."
Ngoài ra, hang động còn có tên gọi khác là hang động Na Côm, gắn với tên bản làng nơi có di tích.
Đến hang động Chua Ta có 2 tuyến đường gồm tuyến thứ nhất từ thành phố Điện Biên Phủ ngược quốc lộ 279 đi hướng Cửa khẩu Tây Trang, qua dốc Nai Hai đến bản Ka Hâu rẽ trái để vào trung tâm xã Na Ư (huyện Điện Biên). Từ đây đi xe máy gần 10km đường mòn đến bản Na Côm (xã Hẹ Muông), rồi đi bộ hơn 200m là đến cửa hang động.
Tuyến thứ 2 cũng đi theo quốc lộ 279, đến ngã 3 Pom Lót rẽ tay trái theo tuyến quốc lộ 12 nối dài, đến trung tâm xã Núa Ngam rẽ theo lối xã Mường Nhà (huyện Điện Biên) để vào trung tâm xã Hẹ Muông, từ đây đi gần 10km đường cấp phối là đến bản Na Côm.
Cả 2 tuyến đường này đều khó khăn, vất vả khi di chuyển. Các phân đoạn trung tâm xã Hẹ Muông đi Na Côm, trung tâm xã Na Ư đi Na Côm của hai tuyến đường này đều không thể di chuyển bằng xe ôtô bởi mặt đường nhỏ, lắm đèo, dốc uốn theo sườn đồi, lưng núi, trên đường có cầu treo chiều rộng hẹp...
Tuy nhiên, cả hai tuyến đường đều cho du khách cơ hội chiêm ngưỡng được phong cảnh thiên nhiên núi rừng hùng vĩ, bao la. Các tiểu vùng văn hóa của đồng bào dân tộc Mông trên đường đi, vẻ đẹp của những dãy ruộng bậc thang, nét sinh hoạt truyền thống của bà con dân tộc cũng cho du khách những trải nghiệm thích thú.
Từ bản Na Côm lên cửa hang động Chua Ta nằm dưới đại ngàn rừng già. Trước cửa hang, ở độ cao hơn 1.300m so với mực nước biển là những cây cổ thụ, xung quanh là các loại dây leo chằng chịt, kỳ hoa dị thảo, lẩn quất hơi sương... khiến du khách như lạc vào không gian của thời thượng cổ.
Để vào được bên trong hang động, du khách phải nằm nghiêng, lách mình chui qua cửa hang cao khoảng 0,7m, rộng 0,6cm, lòng cửa hang dài hơn 1m.
Qua cửa hang, du khách sẽ bắt gặp một khoảng trống nhỏ, xung quanh là vách đá dựng đứng, vòm hàm ếch, mái hở tạo thành giếng trời. Từ khoảng trống này, ánh sáng hắt chéo từ trên cao xuống kết hợp với hơi sương làm cho không gian huyền ảo, lung linh.
Trong hang có những nơi trần cao, lòng hang rộng, còn giữ nguyên vẻ đẹp hoang sơ. (Ảnh: Phan Tuấn Anh/TTXVN)
Hang động Chua Ta dài gần 600m, gồm hai khoang chính uốn cong theo hình chữ S, nơi rộng nhất trong lòng hang động từ 25-30m, chỗ cao nhất của vòm hang động khoảng 18 đến 20m.
Để vào được khoang thứ nhất, du khách phải men theo nhiều tảng đá lớn, gồ ghề, di chuyển xuống sâu 10m. Khi đặt chân vào nền khoang thứ nhất, nhiệt độ giảm sâu, không khí mát lạnh, ánh sáng tự nhiên không còn đủ mạnh để nhìn rõ khung cảnh xung quanh. Do đó, việc di chuyển phải cần đến ánh sáng từ đèn pin, đuốc và phải có người bản địa thông thạo địa hình lòng hang động dẫn lối.
Ở khoang thứ nhất, những khối nhũ đá mang hình thù đẹp mắt, kỳ lạ như hình thác nước, hình tượng quan thế âm Bồ Tát, tiên nữ, hình các con vật (voi, kỳ đà, cá sấu, thằn lằn, ốc biển...), hình mâm xôi, đài sen... đã xuất hiện.
Bắt mắt và tạo nên bất ngờ, ấn tượng đối với du khách là những dải nhũ đá, rèm đá buông xuống từ trần hang, vòm hang, vách hang tỏa ánh sáng lấp lánh như ánh lân tinh bắt gặp ngay trong lòng khoang thứ nhất.
Đi vào sâu trong hang, du khách sẽ đi qua những "bãi trứng rồng" là vô số viên đá tròn, nhẵn, màu trắng, đa dạng kích thước nằm trải dài, xếp xung quanh những cột nhũ đá, măng đá có hình dáng, màu sắc, kích thước khác nhau.
Khoang thứ hai nằm thấp hơn khoang thứ nhất khoảng 10m. Chính yếu tố này khiến nhiệt độ ở khoang thứ hai giảm sâu hơn. Tuy vậy, ở khoang thứ 2 của hang động, du khách càng có cảm giác choáng ngợp hơn bởi không gian rộng lớn, vẻ đẹp của những ngọn nhũ đá muôn hình muôn vẻ mà thiên tạo đã gây dựng.
Bắt đầu từ đây, hành trình khám phá, thưởng ngoạn lòng hang có thêm sự sinh động bởi tiếng suối róc rách vang vọng từ hai con suối nhỏ chạy dọc khoang tạo nên.
Tại khoang thứ hai, trên vách hang động là những dải nhũ đá màu trắng như muối kết tinh hay những khối nhũ đá màu vàng óng ánh. Trên trần hang động, nhũ đá kết tủa hình chiếc ô, hình thù các con vật, cỏ cây hoa lá mang màu trắng, xanh, vàng đan xen như những bức tranh dát vàng, dát bạc.
Kỳ lạ hơn, tại đây có nhiều gườm đá dài, khi gõ vào thì phát ra âm thanh với âm lượng vang vọng khác nhau. Có nơi lại xuất hiện cả là "rừng" măng đá, nhũ đá mang nhiều màu sắc, hình thù khác nhau được ngăn cách với con đường vào sâu trong hang bởi vực thẳm.
Hành trình cuối hang động, du khách sẽ được chiêm ngưỡng vẻ đẹp của kiệt tác "ruộng bậc thang" được kiến tạo bằng đá, rộng hàng trăm m2. Các "thửa ruộng" chứa đầy nước, tỏa ánh sáng lấp lánh, uốn lượn như san hô nối tiếp nhau như đã được thiên nhiên đẽo gọt, chạm khắc tinh tế, hài hòa trong không gian tổng thể của hang động. Cuối hang là dòng thác nhỏ đổ nước từ độ cao khoảng 6m xuống con suối nhỏ, tạo nên những dải cát mịn phía hạ nguồn.
Theo ông Bùi Hải Bình, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên, sau khi hang động Chua Ta được xếp hạng là di tích danh lam thắng cảnh cấp quốc gia, Ủy ban Nhân dân huyện Điện Biên đã giao cho Ủy ban Nhân dân xã Hẹ Muông và cộng đồng người dân bản Na Côm quản lý, bảo vệ, hướng dẫn, tạo điều kiện cho du khách tham quan tìm hiểu.
Trong những năm qua, chính quyền xã Hẹ Muông và người dân bản Na Côm đã thực hiện tốt các quy định của Luật Di sản văn hóa, các văn bản pháp luật Nhà nước về di sản, chú trọng vệ sinh môi trường, trông coi, bảo vệ di tích để ngăn cấm việc xâm hại, tác động tiêu cực đến di tích; đồng thời quan tâm đến công tác tuyên truyền, giới thiệu di tích để đông đảo du khách trong và ngoài nước biết và đến tham quan...
Sắp tới, chính quyền địa phương các cấp sẽ khoanh vùng cắm mốc khu vực bảo vệ 1,2; xây dựng cơ sở, pháp lý để bảo vệ di tích, địa mạo, cảnh quan thiên nhiên, môi trường sinh thái xung quanh di tích./.
Trong hang có rất nhiều nhũ đá tạo nên vẻ đẹp huyền bí. (Ảnh: Phan Tuấn Anh/TTXVN)
Du khách khám phá hang động Chua Ta sẽ có nhiều trải nghiệm thú vị. (Ảnh: Phan Tuấn Anh/TTXVN)
Trong hang có nhiều nhũ đá từ trần hang rủ xuống với nhiều hình thù đa dạng, sinh động. (Ảnh: Phan Tuấn Anh/TTXVN)
Trong hang có nhiều nhũ đá rủ xuống còn nguyên vẹn. (Ảnh: Phan Tuấn Anh/TTXVN)
Các nhũ đá rủ xuống trong hang tạo ra muôn hình, màu sắc lấp lánh. (Ảnh: Phan Tuấn Anh/TTXVN)
Các dải nhũ đá rủ từ trên trần xuống lấp lánh. (Ảnh: Phan Tuấn Anh/TTXVN)
Trong hang có rất nhiều nhũ đá tạo nên vẻ đẹp huyền bí. (Ảnh: Phan Tuấn Anh/TTXVN)
Lòng hang sâu và rộng. (Ảnh: Phan Tuấn Anh/TTXVN)
Trong hang có những nơi trần cao, lòng hang rộng, còn giữ nguyên vẻ đẹp hoang sơ. (Ảnh: Phan Tuấn Anh/TTXVN)
Sự kiến tạo địa chất khiến phía dưới hang trông giống như hình thù con sông suối chảy ra. (Ảnh: Phan Tuấn Anh/TTXVN)
Nhũ đá rủ từ trên trần xuống đất tạo nên vẻ đẹp lung linh. (Ảnh: Phan Tuấn Anh/TTXVN)
Trong hang có nhiều nhiều ngõ ngách ăn thông với nhau. (Ảnh: Phan Tuấn Anh/TTXVN)
Những nhũ đá nhỏ mọc từ dưới lên do sự kiến tạo của địa chất tạo thành nhiều hình thù kỳ lạ. (Ảnh: Phan Tuấn Anh/TTXVN)
Các nhũ đá lớn bên vách hang kết hợp với những nhũ đá nhỏ trên trần hang rủ xuống tạo thành những hình thù sinh động. (Ảnh: Phan Tuấn Anh/TTXVN)
Sự kiến tạo của địa chất khiến trong hang có nhiều những phiến đá lớn đẹp kỳ lạ. (Ảnh: Phan Tuấn Anh/TTXVN)
Các nhũ đá rủ xuống từ trên trần hang tạo thành những hình thù sinh động. (Ảnh: Phan Tuấn Anh/TTXVN)
Kỳ vĩ non nước Cao Bằng Công viên địa chất "Non nước Cao Bằng" như một bức tranh phong cảnh hùng vĩ nơi địa đầu Đông Bắc của Tổ quốc. Trải rộng trên địa bàn 9 huyện với diện tích 3.275km2, với nhiều thắng cảnh hoang sơ, tuyệt sắc đang ẩn giữa Công viên địa chất vẫn chưa được nhiều người biết tới. Chúng tôi đã cùng một nhóm...