Những giáo viên sợ… nghỉ hè

Theo dõi VGT trên

Trong khi các giáo viên biên chế tranh thủ dịp hè để nghỉ ngơi thì hàng trăm giáo viên diện hợp đồng ngắn hạn tại Nghệ An lại cuống cuồng tìm một công việc để bù đắp khoản thu nhập ít ỏi đã bị cắt trong 2 tháng nghỉ hè.

Nghỉ hè = cắt lương

Hiện tại ở Nghệ An có một số lượng khá lớn giáo viên ngoài biên chế. Số giáo viên này được phân chia thành 2 dạng: lao động hợp đồng dài hạn và lao động hợp đồng ngắn hạn (lao động thời vụ). Số lao động hợp đồng dài hạn không phải là ít nhưng cuộc sống của họ tương đối được đảm bảo bởi theo quy định về phân cấp quản lý, lương chi trả cho các giáo viên này được lấy từ ngân sách các địa phương cấp huyện, thành thị. Trong khi đó, giáo viên hợp đồng ngắn hạn lại chật vật với đồng lương ít ỏi của mình vì tiền lương của họ được lấy từ nguồn thu học phí của từng trường.

Những giáo viên sợ... nghỉ hè - Hình 1

Vào kỳ nghỉ hè, hàng trăm giáo viên hợp đồng tại Nghệ An lâm vào cảnh không lương.

Cô Nguyễn Thị Phương – Hiệu trưởng Trường tiểu học Lê Lợi (Tp Vinh) cho biết: “Về cơ bản, các quyền lợi của giáo viên hợp đồng ngắn hạn được đảm bảo như các giáo viên khác, được đóng bảo hiểm và thưởng lễ, Tết. Hai tháng nghỉ hè, giáo viên hợp đồng ngắn hạn cũng được trả đủ 2 tháng lương”. Tuy nhiên, không phải trường nào cũng đó đủ kinh phí để chi trả lương nghỉ hè cho giáo viên hợp đồng ngắn hạn. Trường tiểu học Nghi Phú, do điều kiện nhà trường còn quá khó khăn, bởi vậy, dù biết giáo viên hợp đồng ngắn hạn sẽ chật vật trong dịp nghỉ hè nhưng cố lắm nhà trường cũng chỉ có thể hỗ trợ cho giáo viên diện này 1 tháng lương.

Trong khi đó, 3 giáo viên hợp đồng ngắn hạn tại Trường tiểu học Lê Mao đành phải chịu cảnh không lương vào dịp hè vì nhà trường không có kinh phí chi trả lương. Lý giải cho vấn đề này, thầy Đặng Quang Canh – Hiệu trưởng Trường tiểu học Lê Mao cho biết: “Ngân sách chi trả lương cho giáo viên hợp đồng ngắn hạn được lấy từ nguồn thu học phí. Với mức học phí hiện tại là 100 nghìn đồng/ học sinh/tháng thu theo tháng học thì việc trả lương cho giáo viên cũng trả theo thời gian dạy. Biết là các giáo viên sẽ gặp nhiều khó khăn nhưng nhà trường không thể làm khác được.

Cũng giống như hầu hết các giáo viên hợp đồng khác, vừa bước vào hè cũng là lúc mức lương 830.000 đồng của cô giáo Nguyễn Thị Hiền, Trường THCS Phúc Thành (Yên Thành) cũng bị cắt. Hai đồng nghiệp của cô ở trường này cũng chịu chung số phận “đến hè cắt lương”. Chính thức bước vào nghề “gõ đầu trẻ” từ tháng 12/2011 với mức lương 450.000 đồng/tháng nhưng yêu nghề nên cô Hiền cũng gắng gượng đến ngày hôm nay. Thời điểm trước nghỉ hè, lương của cô đã được nâng lên bằng mức lương cơ bản, nghĩa là 830.000 đồng/tháng. “Chế độ chính sách như bảo hiểm thì em không phải lo nhưng nhiều khi cũng tủi thân. Ngày lễ, ngày tết, lương thưởng của giáo viên chả đáng bao nhiêu nhưng diện hợp đồng ngắn hạn của bọn em còn hẻo hơn, chỉ mang tính tượng trưng thôi”, cô Hiền tâm sự.

Hai vợ chồng đều là giáo viên, với đồng lương mang tính tượng trưng như thế này thì cuộc sống của hai vợ chồng đều phụ thuộc vào lương giáo viên cắm bản của chồng. Nghỉ hè, cắt lương, cuộc sống càng trở nên chật vật hơn, nhất là hiện tại cô Hiền đang mang thai tháng thứ 5. “Hè, hai vợ chồng nín nhịn thì cũng ổn nhưng sắp tới sinh em bé, vợ không lương, cả 3 người với trăm thứ chi tiêu không biết tính răng đây chị ạ”, đôi mắt cô giáo trẻ buồn mênh mang khi nghề không nuôi nổi mình.

Trò nghỉ học, thầy… đi buôn

Video đang HOT

Cô Nguyễn Thị Hiền còn thuộc vào diện “may mắn” vì còn có chồng để nhờ. Vào hè, hàng trăm giáo viên hợp đồng ngắn hạn ở Nghệ An lại bước vào một cuộc mưu sinh mới để duy trì cuộc sống trong những tháng ngày bị cắt lương.

Những giáo viên sợ... nghỉ hè - Hình 2

Lương bị cắt, thầy Lĩnh đi buôn trâu để trang trải cuộc sống

Cô Lê Na – giáo viên hợp đồng tại Trường tiểu học Vinh Tân tâm sự: “Mình là giáo viên hợp đồng ngắn hạn, khi các trường cần thì mới có công việc nên nơi công tác cứ thay đổi theo hàng năm. Mà kinh phí chi trả lương của các trường đều phụ thuộc vào nguồn thu từ học phí nên 2 tháng học sinh nghỉ hè cũng là lúc chúng tôi không có lương. Cứ hè về, anh chị em lại cuống cuồng tìm việc làm để sống. Ai may mắn thì được nhờ chồng, còn lại, làm bất cứ công việc gì, miễn là có thêm thu nhập trang trải cuộc sống gia đình”.

Với mức lương hơn 2 triệu đồng 1 tháng, thu nhập của cô Na chỉ đủ chi trả tiền sữa, quần áo cho 2 đứa con nhỏ, còn phần lớn chi tiêu trong nhà đều phụ thuộc vào thu nhập của chồng. Nghỉ hè, lương bị cắt đồng nghĩa với mất một khoản thu nhập nên cả gia đình lại phải thực hiện chính sách “thắt lưng buộc bụng”.

Nếu như các cô giáo còn có chồng để “dựa” thì với vai trò trụ cột trong gia đình, các thầy giáo diện hợp đồng ngắn hạn cũng bạc cả mắt để thu vén chi tiêu trong nhà. Thầy giáo Trần Duy Lĩnh – Trường tiểu học Đại Sơn (Đô Lương) có thâm niên 11 năm công tác nhưng hiện tại mức lương mới chỉ ở mức 1.150.000 đồng/tháng. Vợ thầy Lĩnh là nhân viên y tế học đường, lương 830.000 đồng. Nghỉ hè, hợp đồng không có lương, thầy Lĩnh đi… buôn trâu. Gọi là nghề phụ nhưng đây là thu nhập chính của vợ chồng thầy.

“Bọn em không có lương hè nên phải làm thêm thôi. Ở quê, không có việc chi, làm thêm mấy sào ruộng, nuôi đàn lợn, đàn gà không đủ mà trang trải cuộc sống. Đại Sơn có chợ trâu bò, đến phiên, dân tứ xứ đưa trâu bò đến bán. Em gom góp tiền mua mấy con về chăm cho béo rồi đợi được giá thì bán”, thầy Lĩnh chua chát tâm sự về cái nghề phụ không giống ai của mình.

Cùng cảnh như thầy Lĩnh, thầy Nguyễn Hải Đường đã kinh qua một số nghề phụ chẳng liên quan đến nghề dạy học này. Thầy Đường kể: “Hồi mới vào nghề, nghỉ hè hết đi cắm câu bắt cá, đặt trúm lươn, tôi đi buôn lạc. Buôn được mấy chuyến thì cụt vốn, chuyển sang buôn trâu. Hồi đầu cũng ngại, thầy giáo ai đi buôn trâu nhưng đói thì đầu gối phải bò, miễn nghề lương thiện nuôi vợ, nuôi con là được”. Cũng nhờ nghề buôn trâu, thầy mới có thể cất được căn nhà riêng cho mình, chứ nếu mong vào đồng lương hợp đồng, đến hè lại cắt thì có lẽ, giờ đây, vợ chồng con cái vẫn còn chui rúc trong căn nhà tập thể cũ nát, xập xệ.

Học trò nghỉ, thầy không có lương. Bởi vậy mới có chuyện, giáo viên sợ… nghỉ hè!

Hoàng Lam

Theo dân trí

Hè nhọc nhằn trong xưởng cá bò

Mới 14 tuổi, Nguyễn Thị Trinh đã có thâm niên 5 năm trong nghề dán cá bò. Mùa hè của Trinh là "điệp khúc" 6h sáng có mặt ở xưởng cá, 16h chiều mới "xuống ca". 10 tiếng đồng hồ mỗi ngày hè, trời nắng nóng hầm hập, Trinh quần quật bán sức trong xưởng cá.

Năm học vừa kết thúc, không có kế hoạch nghỉ xả hơi, cũng không lên thời gian biểu học các môn ngoại khóa, hàng trăm học trò ở huyện Điện Bàn (Quảng Nam) lại thêm một mùa hè nhọc nhằn trong các xưởng sản xuất cá bò.

Hè nhọc nhằn trong xưởng cá bò - Hình 1

Vừa nghỉ hè, hàng trăm em học trò nghèo ở huyện Điện Bàn (Quảng Nam) đã đi làm thêm ở các xưởng sản xuất cá bò.

Theo thống kê mới nhất của Phòng lao động - thương binh - xã hội huyện Điện Bàn, có gần 300 trẻ em (dưới 16 tuổi) trên địa bàn huyện lao động nặng nhọc. Theo bà Phạm Thị Nhi, chuyên viên của Phòng thì con số thực tế có thể còn nhiều hơn. Trong đó, ngoài một số em đi làm phụ hồ, đa phần là các em đi dán cá bò ở các xưởng cá tập trung ở 2 xã Điện Phước và Điện An.

Chúng tôi gặp em Nguyễn Thị Trinh trong một cơ sở chế biến cá bò ở xã Điện Phước (huyện Điện Bàn, Quảng Nam). Mới 14 tuổi, Trinh đã có thâm niên 5 năm trong nghề dán cá bò. Tay vẫn thoăn thoắt xếp từng lát cá tươi lên vỉ để mang ra phơi nắng, Trinh cho biết: "Em mới học xong lớp 7. Từ hồi học lớp 2 là em đã đi dán cá bò rồi. Trong năm học thì em tranh thủ những ngày nghỉ. Còn như vô hè rồi là em làm cả ngày ở đây luôn".

Hè nhọc nhằn trong xưởng cá bò - Hình 2

Mới 14 tuổi, Trinh đã có 5 mùa hè làm thêm trong xưởng cá.

Mùa hè của Trinh là "điệp khúc" 6h sáng có mặt ở xưởng cá, 16h chiều mới "xuống ca". 10 tiếng đồng hồ mỗi ngày hè, trời nắng nóng hầm hập, Trinh quần quật làm việc: hết sơ chế cá tươi, sắp cá lên vỉ mang ra ngoài trời phơi nắng, lại gỡ cá đã phơi khô ra rồi xếp lại thành một lát cá bò khô thành phẩm.

Công việc tưởng chừng như cũng khá đơn giản đó, nhưng được xếp vào hàng "lao động nặng nhọc". Phải đến tận những xưởng cá bò ở xã Điện Phước mới hiểu nguyên nhân như bà Nhi, chuyên viên Phòng Lao động - thương binh - xã hội huyện Điện Bàn lý giải: "Các em phải ngồi khom lưng dán cá bò trong một tư thế hàng mấy giờ liền, trong môi trường ô nhiễm đặc trưng do mùi hải sản ở các xưởng chế biến, sản xuất cá bò". Chỉ chưa đầy một giờ thực tế ở xưởng cá, chúng tôi đã bắt đầu thấy chóng mặt, không chỉ do trời nắng nóng quá gay gắt mà còn vì mùi cá tanh cứ xộc thẳng vào mũi. Vậy mà suốt một mùa hè, ngày này qua ngày khác, những học trò nghèo như Trinh cả ngày trời trong xưởng cá.

Một em khác cũng làm cùng trong xưởng cá với Trinh, em Nguyễn Thị Phượng, vừa học xong lớp 9, cũng có 5 mùa hè mưu sinh trong xưởng cá bò, tâm sự: "Ở đây cả ngày làm răng tránh được không bị sổ mũi, nhức đầu vì nắng nóng với mùi cá.

Nhưng không làm thì tụi em biết cách nào khác để kiếm thêm tiền phụ ba má nuôi tụi em ăn học. Tranh thủ thời gian nghỉ hè đi làm thêm, tụi em mới có tiền sửa soạn trong năm học mới. May mà có việc làm kiếm ra tiền chứ không thì tụi em cũng phải bỏ học thôi".

Hè nhọc nhằn trong xưởng cá bò - Hình 3

Ngồi làm trong nhà những nhiều em phải đeo khẩu trang vì không chịu được mùi cá.

Bà Nguyễn Thị Tư, chủ xưởng sản xuất cá bò mà chúng tôi ghé đến cho biết: Xưởng trả công theo thành phẩm, làm được bao nhiêu trả bấy nhiêu. Ở xưởng có cũng trên dưới mười em đang còn đi học tranh thủ nghỉ hè xin vô làm thêm. Mấy em còn nhỏ vậy chứ làm nhanh nhẹn lắm, có khi hơn cả người lớn. Mỗi ngày làm như vậy mỗi em kiếm được trung bình 50 - 70 ngàn đồng có khi được cả trăm nghìn đồng.

Chúng tôi nhẩm tính theo giá tiền công của chủ xưởng: xếp 1 kg cá tươi lên vỉ được 2 nghìn đồng, dán một ký cá bò đã phơi khô thành lát cá thành phẩm được 4.800 đồng. Vậy là, để kiếm được 50 -70 nghìn đồng/ngày, mấy em phải "gánh" cả hàng mấy chục kg cá mỗi ngày.

Những học trò nghèo như Trinh, như Phượng, như hàng trăm em khác nữa, phải "bán" cả mùa hè trong xưởng cá. Các em đổi một mùa hè nghỉ ngơi sau một năm học dài miệt mài, lấy một mùa hè ướt đẫm mồ hôi với công việc lao động nhọc nhằn, để phụ ba mẹ mưu sinh, để "sang năm có tiền đi học tiếp".

Khánh Hiền

Theo dân trí

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Danh tính nam tài xế ô tô tránh xe máy, đâm bé gái tử vong ở Tuyên QuangDanh tính nam tài xế ô tô tránh xe máy, đâm bé gái tử vong ở Tuyên Quang
14:43:24 23/12/2024
Vụ ô tô lao vào nhà tông tử vong bé 17 tháng tuổi: Người dân bàng hoàng kể lại khoảnh khắc người mẹ hoảng loạn ôm con lao ra ngoàiVụ ô tô lao vào nhà tông tử vong bé 17 tháng tuổi: Người dân bàng hoàng kể lại khoảnh khắc người mẹ hoảng loạn ôm con lao ra ngoài
09:50:28 23/12/2024
Chìm phà chở 14 người ở Quảng Nam, nhiều xe máy bị rơi xuống sôngChìm phà chở 14 người ở Quảng Nam, nhiều xe máy bị rơi xuống sông
13:41:34 23/12/2024
Vợ Duy Mạnh gây choáng khi khoe tậu nhà ở trung tâm phố cổ, người đứng tên trên sổ đỏ mới gây chú ýVợ Duy Mạnh gây choáng khi khoe tậu nhà ở trung tâm phố cổ, người đứng tên trên sổ đỏ mới gây chú ý
12:01:49 23/12/2024
Hoắc Kiến Hoa khó chịu ra mặt khi đưa vợ con đi chơi, biết nguyên nhân netizen liền quay xeHoắc Kiến Hoa khó chịu ra mặt khi đưa vợ con đi chơi, biết nguyên nhân netizen liền quay xe
11:11:32 23/12/2024
Bão số 10 hình thành trên Biển Đông, tên quốc tế là PabukBão số 10 hình thành trên Biển Đông, tên quốc tế là Pabuk
14:35:11 23/12/2024
Xem lại camera, người mẹ 5 con ở Hà Nội run lên vì những gì đã xảy ra trong phòng ngủXem lại camera, người mẹ 5 con ở Hà Nội run lên vì những gì đã xảy ra trong phòng ngủ
09:50:38 23/12/2024
Văn Toàn nói lời đặc biệt với Hoà Minzy nhân kỷ niệm 10 năm ca hát, hứa hẹn chuyện "trăm năm"Văn Toàn nói lời đặc biệt với Hoà Minzy nhân kỷ niệm 10 năm ca hát, hứa hẹn chuyện "trăm năm"
12:00:13 23/12/2024

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này
Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...
Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)
Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ
Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm
Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...
Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...
Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...
Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy
Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế
Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Để lộ cách giáo dục con trai, Hyun Bin nhận ngay về những bình luận thế này

Để lộ cách giáo dục con trai, Hyun Bin nhận ngay về những bình luận thế này

Sao châu á

15:38:37 23/12/2024
Hyun Bin được biết đến không chỉ bởi tài năng diễn xuất mà còn bởi phong cách sống và hình ảnh gia đình lý tưởng của anh.
Chuyên gia dinh dưỡng Đức Zohar đưa cảnh báo cho các tín đồ nước ngọt

Chuyên gia dinh dưỡng Đức Zohar đưa cảnh báo cho các tín đồ nước ngọt

Sức khỏe

15:03:04 23/12/2024
Với nhiều người trẻ hiện nay, việc uống nước ngọt đã trở thành thói quen khó bỏ. Tuy nhiên, ít ai hiểu được rằng những chai nước ngọt ướp lạnh có thể là một trong những nguyên nhân hàng đầu dẫn đến suy thận
Phí kênh đào làm quan hệ Mỹ - Panama thêm sóng gió

Phí kênh đào làm quan hệ Mỹ - Panama thêm sóng gió

Thế giới

15:01:23 23/12/2024
Tuyến đường thủy quan trọng nối Đại Tây Dương và Ấn Độ Dương này, cho phép tới 14.000 tàu thuyền qua lại mỗi năm, chiếm 2,5% hoạt động giao thương đường biển toàn cầu.
Hai người tử vong khi va chạm với xe tải tại nút giao cao tốc Diễn Châu - Bãi Vọt

Hai người tử vong khi va chạm với xe tải tại nút giao cao tốc Diễn Châu - Bãi Vọt

Tin nổi bật

14:39:34 23/12/2024
Vụ tai nạn nghiêm trọng xảy ra vào khoảng 22h ngày 22/12 tại nút giao giữa quốc lộ 8 với lối vào cao tốc Diễn Châu - Bãi Vọt thuộc địa phận thôn Quang Chiêm, xã Thanh Bình Thịnh, huyện Đức Thọ, Hà Tĩnh.
Điều tra vụ nhân viên bảo vệ tử vong trước cơ sở massage ở TPHCM

Điều tra vụ nhân viên bảo vệ tử vong trước cơ sở massage ở TPHCM

Pháp luật

14:39:07 23/12/2024
Đến trưa nay (23/12) Công an quận Tân Bình vẫn đang phối hợp cùng các phòng nghiệp vụ Công an TPHCM phong toả hiện trường, khám nghiệm tử thi, điều tra nguyên nhân tử vong của người đàn ông trước cơ sở massage trên địa bàn.
Những màn giảm cân khó tin nhất năm 2024: Kết quả còn đỉnh hơn cả "dao kéo"

Những màn giảm cân khó tin nhất năm 2024: Kết quả còn đỉnh hơn cả "dao kéo"

Netizen

14:09:44 23/12/2024
Giảm cân vẫn luôn được xem là phương pháp phẫu thuật thẩm mỹ tự nhiên nhất. Bởi không chỉ có cân nặng mà cả những đường nét trên gương mặt và vóc dáng của người đó cũng hoàn toàn thay đổi,
Anh Tú Atus tiết lộ phải từ chối 3 phim điện ảnh để tham gia 'Anh trai say hi'

Anh Tú Atus tiết lộ phải từ chối 3 phim điện ảnh để tham gia 'Anh trai say hi'

Sao việt

14:07:09 23/12/2024
Trong cuộc họp fan, Anh Tú Atus tiết lộ phải từ chối 3 bộ phim điện ảnh để tập trung cho chương trình Anh trai say hi .
Camera ghi lại cảnh Dương Mịch bị bạn diễn quấy rối tình dục, thái độ của nữ diễn viên khiến 700 triệu người tranh cãi

Camera ghi lại cảnh Dương Mịch bị bạn diễn quấy rối tình dục, thái độ của nữ diễn viên khiến 700 triệu người tranh cãi

Hậu trường phim

13:44:43 23/12/2024
Nhiều người cho rằng mối quan hệ của hai diễn viên phải trên mức đồng nghiệp thì mới có thể thân thuộc với nhau đến vậy, động chạm cơ thể cũng không giật mình.
8 đồ dùng được quảng cáo là tiện dụng nhưng lại cực kỳ vô dụng khiến tôi rất hối hận khi mua chúng!

8 đồ dùng được quảng cáo là tiện dụng nhưng lại cực kỳ vô dụng khiến tôi rất hối hận khi mua chúng!

Sáng tạo

13:23:40 23/12/2024
Có những điều chỉ có thể biết sau khi trải nghiệm và sử dụng, chuyện mua sắm cũng thế! Trong số này, tôi chia sẻ 8 món đồ khiến tôi thất vọng tràn trề. Hãy cùng điểm danh xem nhà bạn có hay không nhé!
Động thái của HURRYKNG khiến cộng đồng fan BTS nức nở giữa ồn ào của 1 Anh Trai bị tố tham khảo Jung Kook

Động thái của HURRYKNG khiến cộng đồng fan BTS nức nở giữa ồn ào của 1 Anh Trai bị tố tham khảo Jung Kook

Nhạc việt

13:05:31 23/12/2024
Theo dõi HURRYKNG lâu, đều có thể biết anh chàng là fan Kpop chính hiệu. HURRYKNG từng chia sẻ Standing Next To You với tuyên bố làm fan từ đây .