Những giáo viên nói 4 thứ tiếng

Theo dõi VGT trên

Để truyền kiến thức cho các em, người thầy, người cô nơi sơn cùng thủy tận buộc phải nói được 4 thứ tiếng: Kinh, Thái, Mông và Khơ Mú. Đó là “nhiệm vụ bất khả kháng” của những giáo viên ở vùng lòng hồ thủy điện Bản Vẽ (huyện Tương Dương, Nghệ An).

Để những con chữ, kiến thức đến được với các em nhỏ, những người giáo viên (GV) không ngần ngại gửi cuộc đời mình nơi biên cương tổ quốc. Đó là chân dung những người giáo viên cắm bản tại xã biên giới Nhôn Mai, huyện Tương Dương, Nghệ An.

Cắm bản gieo chữ

Sau gần 1 buổi vượt dòng Nậm Nơn trên con thuyền máy gắn đuôi vịt với giá hơn 1,5 triệu đồng, chúng tôi mới đến được Trường THPT cơ sở xã Nhôn Mai. Vùng đất Nhôn Mai xa xôi cách trở, đường đi lại duy nhất là đường sông. Không đường bộ, không chợ, không điện thoại, không điện thắp sáng…, nơi đây như một vùng đất tách biệt với thế giới bên ngoài, bởi sự khó khăn gian khổ. Tiếp đón chúng tôi là những thầy giáo, cô giáo đang độ tuổ.i còn rất trẻ. Rót ly nước mời khách lạ, cô giáo Hà Thị Mai Lê (22 tuổ.i) cho biết: “Em về dạy ở đây được 3 năm rồi. Trên này lớp học ít, GV ít nên buồn lắm. Lại bị thủy điện Bản Vẽ cô lập với cuộc sống bên ngoài nên cuộc sống gặp rất nhiều khó khăn”.

Những giáo viên nói 4 thứ tiếng - Hình 1

Bữa ăn chuẩn bị đơn sơ của giáo viên Nhôn Mai.

Cô Lê chỉ là một trong số hàng chục GV trẻ đang ngày đêm cắm bản nơi đây. Mỗi ngày đều đặn hai buổi, các thầy, cô giáo gói gém giáo án lên lớp, mang con chữ đến với các em nghèo vùng cao. Tận tụy giảng bài cho học sinh nhưng không phải nói tiếng Việt mà bằng một thứ tiếng rất lạ. Thấy chúng tôi ngấp nghé cửa lớp, một thầy giáo ngưng dạy nhìn chúng tôi rồi bảo: “Nhăng khỏe bỏ!”. Nói xong, thấy chúng tôi ngơ ngác, người thầy ấy mới chợt nhớ ra mình đang chào người lạ bằng tiếng dân tộc Thái.

Để chúng tôi khỏi bỡ ngỡ, người thầy ấy chào bằng tiếng Việt rồi giới thiệu về bản thân: “Em là Lê Văn Tú, người xã Tường Sơn, huyện Anh Sơn (Nghệ An). Lên đây dạy học hơn 10 năm rồi anh ạ! Giờ em nói tiếng dân bản còn thạo hơn tiếng Việt ấy. Học sinh của trường gồm ba dân tộc Thái, Mông, Khơ Mú nên thường xẩy ra bất đồng ngôn ngữ. Chính vì thế ngoài giảng bài bằng tiếng Việt em còn phải giảng bằng 3 thứ tiếng đó nữa”.

Những giáo viên nói 4 thứ tiếng - Hình 2

Giáo viên cắm bản nuôi chữ.

Ngoài những giờ lên lớp, các GV trẻ còn tới các bản làng để vận động các em nhỏ đến trường. Thầy giáo Nguyễn Thái Sơn, cắm bản năm thứ 6, cho hay: “Vì cuộc sống khó khăn, đường đi lối lại xa xôi hiểm trở nên các em học sinh ngại đến trường. Bố mẹ các em là những người nông dân, họ thường có tâm lý cho con nghỉ học, ở nhà lo nương rẫy nên mình phải đi vận động”. Thầy giáo Sơn cho biết thêm, cứ đến chủ nhật được nghỉ là các GV lại trèo đèo, lội suối đến với những bản làng xa xôi để làm công tác vận động.

Chúng tôi gặp anh Xồng Xay Đà (33 tuổ.i) dân tộc Mông, xuống trường học thăm con. Ngoài con dao Mẹo luôn mang trước bụng, Xồng Xay Đà còn vác theo quả bí trên vai để tạ ơn thầy giáo. Xồng Xay Đà cho biết: “Nhà ta xa lắm. Phải đi bộ 5 giờ đồng hồ mới tới nơi. Hồi trước nếu thầy giáo không lên bảo ta cho con đi học chữ thì giờ con ta không bằng bạn bằng bè. Không biết đọc sách, không biết nghe tiếng cán bộ (nghe tiếng Việt – PV) thì khổ lắm. Nay nó được học, ta mang quá bí trồng được để biếu thầy mà”.

Cùng với cô giáo Lê, thầy Sơn và thầy Tú là 24 GV khác cắm bản. Họ không chỉ giỏi dạy chữ mà còn biết lắng nghe cuộc sống của người dân. Không chỉ biết giảng bài bằng tiếng Việt mà còn thông thạo nhiều tiếng thổ ngữ để đưa con chữ đến mọi thôn bản.

Sau bài giảng, GV là nông dân

Video đang HOT

Chúng tôi đến phòng họp của Trường THPT cơ Sở xã Nhôn Mai, điều khiến chúng tôi thấy lạ, bỡ ngỡ chính là chiếc chài đán.h cá treo lơ lửng bên hiên. Hỏi ra mới biết đó là công cụ chung để sau giờ giảng, GV nào có nhu cầu thì xuống suối bắt cá cải thiện bữa ăn.

Vì cuộc sống nơi biên cương, cách ly với bên ngoài bởi lòng hồ thủy điện rộng lớn nên đa phần GV của trường đều phải sống cuộc sống tự túc. Sau mỗi giờ lên lớp, để có đồ ăn, thầy giáo, cô giáo trẻ phải tỏa ra các con suối nhặt rau, bắt cá, lên rừng hái măng.

Những giáo viên nói 4 thứ tiếng - Hình 3

Một thầy giáo trẻ ở Nhôn Mai đang kèm con học bài.

Tiếng trống tan trường đã điểm, những em học sinh nhỏ cũng đã về với cuộc sống của mình, còn lại trong người giáo viên là nỗi lo “ăn gì trưa nay?”. Cô giáo Cao Thị Thu Hoài (ở xã Lam Sơn, Đô Lương) với thâm niên gần 10 năm cắm bản vừa luộc măng vừa tâm sự: “Bữa ăn chỉ thế thôi nhà báo nà! Ở đây không có chợ, cũng không có người đưa hàng đến bán nên khi ai có công việc về xuôi thì mới gửi tiề.n mua cá khô lên ăn. Hơn một tháng rồi không có ai về nên hết đồ ăn rồi, bây giờ chúng tôi cũng chỉ biết ăn muối, lên rừng hái măng, hái rau ăn tạm qua ngày thôi”.

Cạnh trường học là con suối Huồi Hỷ cuồn cuộn chảy. Chúng tôi ngạc nhiên hơn chỉ 15 phút sau khi gặp, thầy Lê Văn Tú đã “hụp lặn” dưới suối như một nông dân. Tò mò hỏi: “Thầy giáo làm gì thế?”, thầy bảo: “Em bắt cá! Hết đồ ăn rồi anh ạ! Giờ nghỉ nên cố gắng buông lưới kiếm con cá cải thiện bữa ăn. Lâu lắm không được ăn cá nên cũng thấy nhớ rồi”.

Những giáo viên nói 4 thứ tiếng - Hình 4

Một buổi học của học sinh Nhôn Mai.

Sống trong cảnh không điện lưới quốc gia, không sóng điện thoại, không thông tin báo chí, không chợ búa, không đường đi lại… nhưng chưa một lần họ chùn bước. Lục chiếc điện thoại lâu ngày bỏ quên trong tủ, cô giáo Hoài tâm sự: “Không biết con trai em ở dưới xuôi giờ thế nào rồi? Lâu rồi không về thăm nhà, em nhớ nó quá. Trên này không điện, không sóng nhưng mở điện thoại ra xem hình con cho đỡ nhớ anh ạ. Nhưng nhiều đêm nằm ngủ mở xem hình con nhớ quá nên úp mặt khóc. Cũng nhiều đêm như thế em định nghỉ dạy học về với gia đình, nhưng suy đi tính lại, thấy các em nơi đây còn nhiều việc mà mình phải làm, phải giúp nên thôi phải chịu khó vậy!”.

Thầy Trần Hưng Thái, hiệu trưởng Trường THPT cơ Sở xã Nhôn Mai: “Công tác giảng dạy vùng biên giới gặp rất nhiều khó khăn. Học sinh thiếu quần áo, sách vở. GV phải đương đầu bao gian nan thử thách. Những người thầy, người cô không chỉ dạy học mà còn là những người đi đầu trong công tác dân vận. Ngoài thời gian lên lớp, GV phải cuốc đất làm rau, nuôi gà, nuôi lợn để tự cung, tự cấp cho cuộc sống xa trung tâm”.

Cuộc sống nơi vùng xa xôi hẻo lánh, khó khổ trăm bề thế nhưng đối với những GV ấy, niềm vui là được mang con chữ đến với các em. Gửi lại sau lưng là quê hương, bạn bè, người thân, họ lên rừng với ước mong các em học sinh nơi đây được học tập để thoát khỏi đói nghèo.

Theo DT

Gặp người VN duy nhất lọt top 30 nhà lãnh đạo GD sáng tạo nhất thế giới

Trong top 30 nhà lãnh đạo giáo dục sáng tạo ưu tú nhất thế giới được Microsoft mời tham dự diễn đàn "Giáo dục toàn cầu" vào đầu tháng 11 này, có một người Việt Nam. Đó là Tiến sĩ Nguyễn Văn Long, hiện là Trưởng phòng Đào tạo ĐH Ngoại ngữ Đà Nẵng.

Gặp người VN duy nhất lọt top 30 nhà lãnh đạo GD sáng tạo nhất thế giới - Hình 1

TS. Nguyễn Văn Long - người Việt Nam duy nhất lọt top 30 nhà lãnh đạo GD sáng tạo ưu tú nhất thế giới.

TS. Nguyễn Văn Long cũng là người duy nhất trong khu vực Đông Nam Á được Microsoft chọn từ hàng ngàn ứng viên tại 70 quốc gia trên thế giới để được có mặt tại Washington DC (Mỹ), tham gia diễn đàn thảo luận về giáo dục và ứng dụng Công nghệ thông tin trong nền giáo dục của thế giới này.

PV Dân trí vừa có cuộc gặp gỡ trò chuyện với TS. Nguyễn Văn Long trước thềm Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11.

PV:Thưa thầy, thầy đã làm thế nào để vượt qua hàng ngàn ứng viên trên thế giới và được mời tham dự diễn đàn giáo dục toàn cầu của Microsoft?

TS. Nguyễn Văn Long: Đây là diễn đàn nằm trong chương trình "Partners in Learning Institute" (tạm dịch là chương trình đối tác giáo dục) được Microsoft tổ chức lần thứ 2 trên phạm vi toàn cầu. Những người được mời ứng tuyển tham dự diễn đàn cần đạt các tiêu chí do Microsoft đề ra trong đó gồm, kinh nghiệm về ứng dụng CNTT trong lĩnh vực giáo dục, thể hiện khả năng lãnh đạo, giao tiếp, truyền đạt kiến thức và kinh nghiệm tích lũy trong và sau khi tham dự diễn đàn...

Tôi đã được Microsoft Việt Nam giới thiệu ứng tuyển tham dự diễn đàn cùng với hàng ngàn ứng viên của 70 quốc gia, và may sao trong danh sách 30 lãnh đạo giáo dục được chọn tham dự diễn đàn, có tên tôi.

PV: Thật là một vinh dự lớn!

TS. Nguyễn Văn Long: Đúng là tôi đã cảm thấy thật vinh dự. Nhưng hơn nữa, là may mắn có được một cơ hội lớn cho bản thân và các đồng nghiệp ở Việt Nam. Với vai trò là trưởng nhóm "Tham quan học tập" (chia sẻ các sáng kiến và kinh nghiệm qua tham quan các "trường học sáng tạo") tại diễn đàn, tôi đãbáo cáo "Các giải pháp ứng dụng CNTT trong bối cảnh thiếu thốn về hạ tầng CNTT ở Việt Nam". Thu hút sự lắng nghe của các đồng nghiệp trên thế giới, tôi đã thu về nhiều ý kiến đóng góp hữu ích cho bản thân cũng như để chia sẻ với các đồng nghiệp ở Việt Nam khi về nước.

Gặp người VN duy nhất lọt top 30 nhà lãnh đạo GD sáng tạo nhất thế giới - Hình 2

TS. Nguyễn Văn Long (ngoài cùng bên phải) thảo luận với các đồng nghiệp trên thế giới tại diễn đàn Giáo dục toàn cầu diễn ra tại Mỹ đầu tháng này.

Hơn thế nữa, với tôi là một cơ hội bội thu, qua tham gia học qua kết quả cuối cùng mà theo dõi suốt quá trình diễn đàn, tôi được trao đổi, tích lũy kinh nghiệm vềkỹ năng làm việc nhóm, xây dựng hệ thống kiến thức vàđánh giá năng lực của người học (cụ thể không đán.h giá năng lực người trình học tập, đán.h giá cao người học ứng dụng tốt kiến thức tích lũy trong thực tiễn hơn người giỏi học thuộc lòng), kỹ năng ứng dụng CNTT của giảng viên (không quan trọng là lớp học có được những trang thiết bị công nghệ gì mà quan trọng là những trang thiết bị đó giúp gì trong việc truyền đạt kiến thức)...

PV: Thầy có thể chia sẻ kinh nghiệm ứng dụng CNTT trong công tác giảng dạy?

TS. Nguyễn Văn Long: Kinh nghiệm là cả một quá trình. Chuyên ngành của tôi không phải là CNTT. Chuyên môn của tôi là giảng dạy về ngôn ngữ và văn hóa các nước Anh, Mỹ. Song để việc giảng dạy tốt hơn, tôi đã tự mày mò các ứng dụng CNTT và phát huy hiệu quả các phần mềm. Ngoài 10 công trình nghiên cứu được chọn đăng trên các tạp chí khoa học quốc tế liên quan nhiều đến ứng dụng CNTT trong GD. Một kinh nghiệm mà tôi nghĩ là đã thu hút sự chú ý của ban tổ chức diễn đàn trên để chọn tôi tham dự là sáng kiến về các phương pháp ứng dụng CNTT trong giảng dạy.

Một số phương pháp có thể kể như tôi và các sinh viên cùng chat qua mạng, hay tôi yêu cầu sinh viên lập một tài khoản chung cho cả lớp trên một trang mạng xã hội như Facebook chẳng hạn để cùng truyền đạt, trao đổi và lĩnh hội kiến thức. Trong giờ học, khi tôi nói đến một đặc điểm của nền văn hóa nước Anh, chỉ cần vài phút tra cứu, sinh viên đã có đầy đủ thông tin chính xác theo định hướng của giảng viên.

Bằng cách này, lớp học của tôi không phải là thầy và trò ở trong 4 bức tường của lớp học, thầy cố đọc, trò cố chép cho xong lượng kiến thức cần truyền đạt trong giờ học. Hơn nữa, chúng tôi có thể dạy và học bất cứ khi nào, ở đâu chứ không chỉ bó hẹp trong thời gian 1 tiết học hay trong không gian giảng đường.

PV: Thầy có thể cũng nhận thấy đó là điều không tưởng trong điều kiện của nước ta hiện nay?

TS. Nguyễn Văn Long: Đó mới là một ý tưởng. Và cần cả một quá trình để thử nghiệm và hiện thực hóa ý tưởng. Cách chúng ta đang làm hiện nay là thí điểm và nhân rộng khi ghi nhận được hiệu quả cao của các sáng kiến. Ý tưởng của tôi không phải là không có căn cứ. Hiệu quả từ ứng dụng công nghệ thông tin trong việc nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo rõ ràng đã được khẳng định ở các quốc gia xung quanh chúng ta.

Gặp người VN duy nhất lọt top 30 nhà lãnh đạo GD sáng tạo nhất thế giới - Hình 3

"Hiệu quả từ ứng dụng CNTT để nâng cao chất lượng GD đã được khẳng định" - TS. Nguyễn Văn Long

Cái khó là không phải người học nào cũng đủ điều kiện trang bị một máy tính bảng. Nhưng nhìn xa hơn, với một máy bảng gọn nhẹ, học sinh không phải đến trường với lỉnh kỉnh sách, vở, cũng là giảm tiề.n mua sách vở trong cả một thời gian học lâu dài. Sâu xa hơn, tiết kiệm nguyên liệu sản xuất giấy là góp phần bảo vệ tài nguyên rừng (cười).

Về phía người dạy, khi trao đổi cùng các đồng nghiệp, tôi vẫn chia sẻ, suốt lịch sử phát triển của giáo dục, so với thời kỳ trước đó nữa, thì bảng đen, bút viết... là công nghệ đấy chứ và bây giờ lại có những trang thiết bị công nghệ hiện đại hơn.Không có gì là không thể nắm bắt, thích nghi mà là mọi người có quyết tâm ứng dụng CNTT phục vụ cho công tác giảng dạy hay không.

PV: Năm nay 38 tuổ.i. Từng là thủ khoa tốt nghiệp ĐH Ngoại ngữ Đà Nẵng năm 1996. Được giữ lại trường tham gia công tác giảng dạy. Nhận học bổng toàn phần và tốt nghiệp thạc sĩ tại Úc. Nhận được 5 học bổng toàn phần đào tạo tiến sĩ của các trường ĐH danh tiếng trên thế giới. Chọn New Zealand làm nơi nghiên cứu cho học vị tiến sĩ của mình, lấy bằng tiến sĩ và trở về Việt Nam, tiếp tục công tác và giữ chức Trưởng phòng Đào tạo của ĐH Ngoại ngữ Đà Nẵng. Nằm trong danh sách 30 nhà lãnh đạo GD sáng tạo ưu tú nhất thế giới được mời tham gia diễn đàn Giáo dục toàn cầu. Xin thầy cho biết bí quyết của thành công của thầy là gì?

TS. Nguyễn Văn Long: Bí quyết của tôi là đam mê.

Theo DT

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Nam thanh niên t.ử von.g khi livestream vụ sạt lở ở Hà Giang: Hiền lành, tích cực giúp đỡ hàng xóm
12:20:23 01/10/2024
Vụ cô giáo "xin hỗ trợ laptop": 95% học sinh đi học trở lại, cô Hiệu phó đảm nhiệm giảng dạy
12:26:36 01/10/2024
"Chị đại hột xoàn" Lý Nhã Kỳ sốc khi Negav dát cả cây đồ hiệu dự sự kiện
12:56:31 01/10/2024
Phát hiện nam rapper mang tiếng "phông bạt" nhất Việt Nam đi "quẩy" sau khi có phát ngôn bỏ học gây tranh cãi khắp MXH
13:09:49 01/10/2024
Biệt tích 3 năm mới về, chàng trai bật khóc khi mẹ chỉ vào nấm mồ đầu ngõ nói trong nước mắt
12:19:07 01/10/2024
Nam chính phim Việt giờ vàng bất hiếu, vô ơn
14:03:20 01/10/2024
Lọ Lem xứng danh đệ nhất "bạch nguyệt quang", Nàng Mơ bất ngờ bị gọi tên
12:22:45 01/10/2024
Hà Anh Tuấn hát trước 2.600 khán giả tại Úc, dành tặng 500 triệu đồng giúp tr.ẻ e.m khỏi nạn mua bá.n ngườ.i
13:17:53 01/10/2024

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiề.n bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Người dân Brazil phải đeo lại khẩu trang vì khói mù do cháy rừng bao phủ

Thế giới

17:38:50 01/10/2024
Theo Viện Thăm dò Datafolha (Brazil), ít nhất 40% dân số ở các thành phố như Sao Paulo và Belo Horizonte và 29% dân số ở thành phố Rio de Janeiro cho biết sức khỏe của họ bị ảnh hưởng rất nhiều do ô nhiễm không khí.

Kết hợp Genshin Impact và Elden Ring, bom tấn game chưa ra mắt đã bị phản đối mạnh mẽ

Mọt game

17:18:07 01/10/2024
Chưa có gì được công bố chính thức, nhưng các báo cáo gần đây cho thấy Tencent có thể đang tạo ra một trò chơi di động theo phong cách của Genshin Impact nhưng lại được kết hợp với Elden Ring

Nhạc sĩ 'Mắt nai cha cha cha': Tôi sống lạc quan sau biến cố ta.i nạ.n

Tv show

17:05:35 01/10/2024
Sau biến cố ta.i nạ.n, Sỹ Luân nhìn nhận cuộc sống theo hướng tích cực, lạc quan hơn. Ngoài nghệ thuật, anh còn tất bật với công việc giảng dạy, truyền lửa cho các học trò.

Ái nữ nhà sao Việt đình đám giỏi đến mức Hoa hậu Hà Kiều Anh muốn gửi con sang nhờ kèm cặp: Soi thành tích đúng là quá đỉnh

Netizen

16:57:47 01/10/2024
Vợ chồng siêu mẫu Bình Minh và doanh nhân Anh Thơ hiện là một trong những gia đình hạnh phúc của showbiz Việt. Sau nhiều năm chung sống, cặp đôi có 2 cô con gái.

Hoa sữa về trong gió - Tập 24: Nghi ngờ vợ, Hiếu muốn Linh nghỉ việc

Phim việt

16:49:12 01/10/2024
Hiếu không giấu sự bực bội, khó chịu khi nghe được những điều thị phi về vợ mình. Hiếu cũng không xác minh hay hỏi lại Linh về những điều Hoàn đã bịa đặt.

Những mẫu trang trí trên sân thượng đẹp như mơ, ai thấy cũng mê

Sáng tạo

16:48:59 01/10/2024
Sân thượng không chỉ là nơi để phơi đồ hay chứa đồ như quan niệm truyền thống mà ngày nay, nó đã trở thành một phần quan trọng trong thiết kế không gian sống hiện đại.

Rapper Diddy nỗ lực xin bảo lãnh tại ngoại lần thứ 3

Sao âu mỹ

16:35:24 01/10/2024
Diddy bổ sung thêm hai luật sư nổi tiếng vào đội ngũ pháp lý cá nhân và đệ đơn kháng cáo trong nỗ lực lần thứ 3 xin được tại ngoại trong khi chờ xét xử.

Hôm nay nấu gì: Bữa tối 4 món dân dã nhưng ăn hết sạch

Ẩm thực

16:15:16 01/10/2024
Thực đơn bữa tối với 4 món dân dã nhưng ăn hết sạch. Món ăn nào cũng ngon, dễ làm lại gần gũi ai cũng có thể thực hiện được.

Negav xin lỗi giữa liên hoàn phốt căng

Sao việt

15:57:51 01/10/2024
Nam rapper cho biết được người thân, đồng nghiệp, bạn bè... gọi điện để hỏi thăm trong mấy ngày qua. Negav gửi lời xin lỗi vì đã làm những người yêu thương anh bị thất vọng.