Những giải thưởng và xếp hạng quốc tế gọi tên tổ chức giáo dục FPT
Chính thức ra mắt năm 2016 song Tổ chức Giáo dục FPT – FPT Edu đã có gần 20 năm đóng góp cho sự nghiệp giáo dục Việt Nam.
“Thương hiệu không phải là một sản phẩm đơn lẻ. Nó là một ý tưởng, một học thuyết, một câu chuyện, là cách bạn thể hiện mình một cách đầy khát vọng và truyền cảm hứng”, Kevin Plank.
Xuất phát từ một trung tâm đào tạo tin học, rồi tiên phong mở trường đại học tư thục giảng dạy CNTT, Tổ chức Giáo dục FPT – FPT Edu đã phát triển thành một hệ thống đào tạo đa dạng các phương thức từ truyền thống đến trực tuyến, đầy đủ các cấp học từ tiểu học đến đại học và sau đại học, đào tạo đa ngành nghề tại nhiều địa phương trên toàn quốc. Không chỉ đóng góp nguồn nhân lực chất lượng cao cho thị trường lao động trong và ngoài nước, Tổ chức Giáo dục FPT – FPT Edu còn góp phần viết nên câu chuyện về một thương hiệu giáo dục khác biệt, đẳng cấp nhưng vẫn rất đậm nét Việt Nam.
Những dấu ấn quốc tế trong giáo dục đào tạo của Tổ chức giáo dục FPT – FPT Edu.
Những nỗ lực nâng cao chất lượng đào tạo của Tổ chức Giáo dục FPT – FPT Edu đã được ghi nhận không chỉ bởi hơn 33.000 học sinh sinh viên cũng như phụ huynh của họ, mà còn được cộng đồng học thuật và chuyên gia quốc tế đánh giá cao. Dưới đây là những giải thưởng và xếp hạng danh giá quốc tế mà Tổ chức Giáo dục FPT – FPT Edu đã được vinh danh.
Tổ chức Thương hiệu châu Á – Thái Bình Dương (APBF)
Vào đúng ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 vừa qua, Tổ chức Giáo dục FPT – FPT Edu giành cú đúp hai giải thưởng The BrandLaureate World Awards 2018 từ APBF dành cho Tổ chức Giáo dục FPT – hạng mục Thương hiệu Tổ chức giáo dục xuất sắc và Trường Đại học FPT – hạng mục Thương hiệu đại học xuất sắc.
Video đang HOT
TS. Nguyễn Khắc Thành (Hiệu trưởng Trường Đại học FPT – Tổ chức giáo dục FPT) tại Lễ vinh danh và trao giải The BrandLaureate.
APBF là một tổ chức phi lợi nhuận thúc đẩy phát triển thương hiệu trong nhiều lĩnh vực. Giải thưởng quốc tế The BrandLaureate được APBF trao tặng hằng năm cho các thương hiệu xuất sắc, có sức ảnh hưởng lớn và truyền cảm hứng cho cộng đồng về những thành tựu của họ. Tổ chức Giáo dục FPT – FPT Edu cũng là đơn vị đầu tiên tại Việt Nam cho đến nay được nhận hai giải thưởng cùng lúc từ APBF.
Tổ chức Công nghiệp điện toán châu Á – châu Đại Dương (ASOCIO)
Tháng 11/2018, Trường Đại học FPT (thuộc Tổ chức Giáo dục FPT – FPT Edu) là một trong bốn đại diện Việt Nam nhận giải thưởng ASOCIO ICT Excellence Awards 2018 ở hạng mục Tổ chức đào tạo CNTT xuất sắc.
Giải thưởng công nghệ thông tin – truyền thông xuất sắc (ASOCIO ICT Excellence Awards) được ASOCIO trao cho các đơn vị, tổ chức giáo dục đi đầu trong việc đổi mới chương trình, phương thức đào tạo và phát triển công tác nghiên cứu khoa học nhằm nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực CNTT.
Được thành lập trong lòng một doanh nghiệp lớn về CNTT Việt Nam, đồng thời trực thuộc Tổ chức Giáo dục FPT – FPT Edu, Trường Đại học FPT có thế mạnh trong việc kết hợp kiến thức học thuật với nhu cầu của xã hội và thực tế ngành công nghiệp. Việc nhận được giải thưởng này đã thể hiện vị thế của Tổ chức giáo dục FPT – FPT Edu cũng như ghi nhận những đóng góp của tổ chức này cho sự phát triển CNTT toàn khu vực.
Hồ Vĩnh Thịnh, cựu sinh viên Tổ chức giáo dục FPT, hiện là nhân viên chính thức của Google, cho biết phương pháp dạy học tại trường không chỉ lý thuyết mà còn được thực hành cũng như chương trình học bằng tiếng Anh là tiền đề giúp anh dễ dàng hòa nhập với môi trường làm việc quốc tế.
Tổ chức xếp hạng đại học thế giới Quacquarelli Symonds (QS)
Năm 2012, Trường Đại học FPT thuộc Tổ chức Giáo dục FPT – FPT Edu là trường đầu tiên tại Việt Nam được đánh giá đạt 3 sao theo chuẩn QS Stars, một trong những chuẩn đánh giá đại học uy tín nhất thế giới. Tái kiểm định năm 2018, trường tăng từ 408 điểm lên 513 điểm với 4 tiêu chí quan trọng đều được đánh giá tối đa 5 sao gồm: Chất lượng đào tạo, Việc làm, Cơ sở vật chất và Trách nhiệm xã hội.
QS cung cấp hai loại hình đánh giá trường đại học chính là Xếp thứ hạng và Gắn sao. Các trường đại học tham gia vào loại hình xếp hạng Gắn sao được xếp theo các cấp bậc phân theo mức độ từ 1 tới 5 sao. Trường đại học FPT là trường đầu tiên của Việt Nam tham gia loại hình Gắn sao. Với những trường đại học quốc tế, xếp hạng QS là một trong những điều kiện để khẳng định vị thế và danh tiếng, đồng thời góp phần không nhỏ nâng cao giá trị bằng cấp của sinh viên đã và đang theo học tại trường.
Tổ chức xếp hạng giáo dục Eduniversal
Từ năm 2011 đến nay, Viện Quản trị và Công nghệ FSB (thuộc Tổ chức Giáo dục FPT – FPT Edu) luôn được Eduniversal xếp hạng thuộc top 200 trường đào tạo kinh doanh có ảnh hưởng lớn nhất khu vực, top 3 trường đào tạo quản trị kinh doanh tốt nhất Việt Nam. Năm 2016, chương trình đào tạo thạc sĩ QTKD của Viện còn được đánh giá thuộc top 30 chương trình MBA toàn thời gian tốt nhất khu vực Đông Á.
Eduniversal là một tổ chức xếp hạng các trường kinh doanh uy tín trên thế giới với mục tiêu giúp sinh viên có cơ sở để lựa chọn đơn vị giáo dục trên nguyên tắc khách quan, xác thực và nhiều chiều. Đánh giá của Eduniversal còn là căn cứ để các nhà tuyển dụng tìm kiếm các tài năng, hoặc gửi nhân viên đến đào tạo, giúp các tổ chức giáo dục tại các quốc gia có thể tìm hiểu, đánh giá các đối tác quốc tế để hợp tác cùng phát triển.
Ngọc Trinh
Theo Dân trí
Thu hút nhân lực chất lượng cao cho ngành giáo dục
Sáng 12/3, với sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã khai mạc Phiên họp thứ 22. Phiên họp sẽ diễn ra trong hai đợt. Đợt 1 diễn ra từ ngày 12-13/3; đợt 2 diễn ra từ ngày 19-20/3.
Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phùng Xuân Nhạ trình bày Tờ trình của Chính phủ về Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật giáo dục
Theo chương trình phiên họp, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về các dự án Luật, gồm dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục; dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học; dự án Luật Đo đạc và bản đồ; dự án Luật Cạnh tranh (sửa đổi); dự án Luật Đơn vị hành chính kinh tế. Cũng tại Phiên họp này, Ủy ban Thường vụ Quốc hội tiến hành chất vấn và trả lời chất vấn; xem xét việc cho thôi nhiệm vụ với ông Ngô Đức Mạnh đã được phân công nhiệm vụ làm Đại sứ tại Liên bang Nga; cho ý kiến về dự thảo Nghị định quy định về hỗ trợ kinh phí sử dụng sản phẩm, dịch vụ công ích thủy lợi.
Phát biểu khai mạc, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân cho biết, Chương trình tại Phiên họp thứ 22 có điều chỉnh so với dự kiến chương trình gửi cho các thành viên của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội và các cơ quan, tổ chức hữu quan. Cụ thể, không xem xét việc lấy phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội và Hội đồng nhân dân bầu và phê chuẩn và sẽ thực hiện việc lấy phiếu tín nhiệm vào Kỳ họp Quốc hội thứ hai của năm nay. Ngoài ra, rút 3 dự án luật do chưa đảm bảo tiến độ, chất lượng chuẩn bị, gồm Luật Cảnh sát biển, Luật Quản lý phát triển đô thị do chưa được các Ủy ban thẩm tra do ban soạn thảo gửi tài liệu chậm; dự án Luật Phòng, chống tham nhũng (sửa đổi) sau khi thẩm tra cho thấy chưa bảo đảm điều kiện để trình phiên họp này vì cần lấy thêm ý kiến của một số cơ quan chức năng.
Chủ tịch QH Nguyễn Thị Kim Ngân khai mạc phiên họp
Sau phiên khai mạc, chiều 12/3 Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến về Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật giáo dục.
Một trong những nội dung đáng chú ý của dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật giáo dục là đề xuất thay thế quy định miễn học phí cho học sinh, sinh viên sư phạm bằng quy định được vay tín dụng sư phạm để đóng học phí và chi trả sinh hoạt phí. Tuy nhiên, để thu hút và tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh, sinh viên sư phạm, dự thảo Luật quy định về tín dụng sư phạm và quy định sau khi tốt nghiệp, nếu công tác trong ngành giáo dục đủ thời gian theo quy định sẽ không phải trả khoản vay tín dụng sư phạm, đồng thời giao Chính phủ quy định cụ thể chế độ tín dụng sư phạm và chính sách bồi hoàn kinh phí đối với học sinh, sinh viên sư phạm.
Về vấn đề này, ông Phan Thanh Bình - Chủ nhiệm Uỷ ban Văn hóa, giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội cho biết, trong cơ quan thẩm tra dự án luật vẫn còn 2 loại ý kiến: ý kiến thứ nhất tán thành với nội dung sửa đổi để thực hiện chi trả chính sách đúng đối tượng làm việc trong ngành giáo dục và đề nghị cần nghiên cứu kỹ cách thức tổ chức thực hiện để tạo điều kiện thuận lợi nhất cho người học; bổ sung quy định về việc hoàn trả học phí trong trường hợp người học tự đóng học phí. Loại ý kiến thứ hai đề nghị giữ lại quy định miễn học phí cho học sinh, sinh viên sư phạm để thể hiện rõ quan điểm ưu tiên, chính sách ưu đãi của Nhà nước đối với việc đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo.
Quan điểm của Thường trực Uỷ ban là dù thực hiện chính sách cấp tín dụng hay miễn học phí, để giải quyết các bất cập về lãng phí ngân sách, thời gian, nguồn nhân lực và nâng cao chất lượng đào tạo sư phạm, cần tổ chức tốt công tác quy hoạch các cơ sở đào tạo sư phạm và nhân lực ngành giáo dục, làm căn cứ để đầu tư đúng và đủ, bảo đảm việc làm cho sinh viên sau khi tốt nghiệp. Cùng với đó là sửa đổi các quy định về tuyển sinh, đào tạo sư phạm để nâng cao chất lượng đầu vào; nâng cao vị thế nhà giáo, tăng tính hấp dẫn của nghề giáo, cùng với chính sách ưu đãi trong đào tạo, bồi dưỡng để thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao cho ngành giáo dục trong thời gian tới.
Về chính sách đối với nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục, cơ quan thẩm tra cho rằng, dự thảo Luật dự kiến sửa đổi một số nội dung liên quan đến chuẩn hóa đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục, đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng nhà giáo. Tuy nhiên, các nội dung dự kiến sửa đổi, bổ sung trong Dự thảo Luật còn chưa đáp ứng yêu cầu đòi hỏi của thực tiễn, vẫn chỉ là những quy định chung, chưa rõ yêu cầu và chính sách. Do vậy, cơ quan thẩm tra đề nghị Ban Soạn thảo rà soát, sửa đổi Chương Nhà giáo một cách căn cơ, khẳng định vị thế của nhà giáo trong xa hôi, đươc quy đinh trong Luật và thông qua hệ thống chính sách: từ đào tạo, bồi dưỡng đến thu hút, tuyển dụng, sử dụng, tiền lương, đãi ngộ, chế độ làm việc, thăng tiến... làm căn cứ để xây dựng Luật Nhà giáo và pháp luật có liên quan, bảo đảm việc xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục có chất lượng, đảm đương được trọng trách của mình.
Theo Baodansinh.vn
Vụ "cô giáo quỳ gối": Chưa thể kỷ luật cô giáo Sai phạm của cô giáo B.T.C.N. trong vụ việc "cô giáo quỳ gối" xin lỗi phụ huynh ở Long An đang được xác định mức độ. Tuy nhiên, thời điểm này chưa thể thực thi hình thức kỷ luật đối với cô N. do cô đang trong thời gian nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi. Nếu bị kỷ luật, cô N trong...