Những giai thoại về các bài Toán cực kỳ độc đáo thể hiện trí thông minh hơn người của Trạng Lường Lương Thế Vinh
Trạng Lường Lương Thế Vinh, một trong những vị trạng nguyên nổi tiếng nhất trong lịch sử nước ta, từ bé đã nổi tiếng thông minh, lanh lợi hơn người.
Lương Thế Vinh sinh ngày 1 tháng 8 năm Tân Dậu (tức ngày 17 tháng 8 năm 1441) [1] tại làng Cao Hương, huyện Thiên Bản, Trấn Sơn Nam (nay là thôn Cao Phương, xã Liên Bảo, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định). Từ nhỏ Lương Thế Vinh đã nổi tiếng về khả năng học mau thuộc, nhanh hiểu, và khả năng sáng tạo trong các trò chơi như đá bóng, thả diều, câu cá, bẫy chim.
Về sự sáng tạo của Lương Thế Vinh hồi nhỏ, có giai thoại kể rằng một lần trong lúc đang chơi đùa với các bạn, có một quả bưởi lăn xuống một hố hẹp và sâu, tưởng như không lấy lên được. Lương Thế Vinh đã nghĩ ra cách lấy bưởi lên bằng việc đổ nước vào hố và lợi dụng việc bưởi nổi trên nước để lấy lại quả bưởi.
Về phong cách học tập của Lương Thế Vinh, có giai thoại so sánh ông với Quách Đình Bảo cũng là người nổi tiếng về thông minh, học giỏi ở vùng Sơn Nam (Ngày nay thuộc Thái Bình và Nam Định). Khi sắp đến kỳ thi của triều đình, Quách Đình Bảo thì ngày đêm dùi mài kinh sử quên ngủ, quên ăn; còn Vinh thì thư giãn, thả diều cùng bạn bè. Kì thi đó Quách Đình Bảo đỗ đầu nhưng đến khoa thi Đình (kì thi Quốc gia) Quý Mùi năm Quang Thuận thứ tư, đời vua Lê Thánh Tông (1463) Lương Thế Vinh đỗ trạng nguyên (đỗ đầu), Quách Đình Bảo chỉ đỗ thám hoa (đỗ thứ 3).
Lương Thế Vinh nổi tiếng với tài năng toán học. Quyển Đại thành toán pháp của ông được đưa vào chương trình thi cử suốt 450 năm trong lịch sử giáo dục Việt Nam
Sự sáng tạo khoa học của Lương Thế Vinh được truyền khẩu qua câu chuyện ông tiếp đón sứ nhà Minh là Chu Hy. Hy đã nghe nói về Lương Thế Vinh, không những nổi tiếng về văn chương âm nhạc, mà còn tinh thông toán học, nên thách đố Vinh cân một con voi. Lương Thế Vinh đưa voi lên một chiếc thuyền rồi đánh dấu mép nước bên thuyền, sau đó dắt voi lên. Tiếp theo, ông ra lệnh đổ đá hộc xuống thuyền, cho đến lúc thuyền chìm xuống đến đúng dấu cũ. Việc còn lại là đưa từng viên đá lên cân và cộng kết quả. Chu Hy thán phục ông nhưng tiếp tục đố ông đo bề dày của một tờ giấy xé ra từ một quyển sách. Khi nghe ông nói chỉ cần đo bề dày cả cuốn sách rồi chia đều cho số tờ là ra ngay kết quả, Chu Hy ngửa mặt lên trời than: “Nước Nam quả có lắm người tài!”. Lương Thế Vinh đáp lại rằng người nghĩ ra cách cân voi thật sự là Tào Xung, con của Tào Tháo. Điều này càng khiến cho sứ giả hổ thẹn vì chưa thuộc sử nước nhà.
Dươi đây la môt sô bai toan găn liên vơi cuôc đơi cua Lương Thê Vinh.
Bài toán 1
Kim hữu gia kê nhất đại quần
Đình tiền tụ thực tẩu phân phân
Nhất hùng, tam phụ, phụ ngũ tử
Nhất bách thất thập nhất đầu thân
Số nội kỷ đa hùng, phụ, tử
Vấn quân bổ toán đắc tường vân?
Nghĩa bài toán đố là: Một đàn gà quây quần đông đủ trước sân để ăn thóc, chúng chạy lung tung nên rất khó đếm nhưng biết rằng: Cứ một con gà trống có ba con gà mái, một con gà mái có 5 con gà con. Đếm đi đếm lại tất cả được 171 vừa đầu vừa thân.
Hỏi: Trong số đó có bao nhiêu gà trống, gà mái, gà con?
Video đang HOT
Bài toán 2: Đo chiều cao của cây cổ thụ chỉ với 1 cây tre
Thuở nhỏ, khi Lương Thế Vinh chơi cùng đám bạn dưới bóng cây cổ thụ, bọn trẻ thách đố nhau tính được chiều cao của cây, ai cũng lắc đầu vì cây cao quá, chẳng thể leo lên mà đo, Vinh thấy thế liền nhặt cây tre dài 1 mét.
Sau đó, cắm vuông góc mặt đất sao cho bóng cây đi qua đúng đỉnh của cây tre, đo được nó dài bằng nửa độ dài cây tre. Sau đó cậu tiếp tục đi đo chiều dài của bóng cây đang đổ dài trên mặt đất được 3 lần chiều dài cây tre và đưa ra đáp án.
Bọn trẻ ngơ ngác nhìn nhau chẳng hiểu mô tê gì!
Bạn hãy tìm chiều cao của cái cây và đối chiếu đáp án ở cuối bài xem có đúng không?
Bài toán 3: Cân voi!
Sau khi đỗ Trạng Nguyên, ông đã chuyên tâm viết nên cuốn sách Đại thành toán pháp, có thể ví như một cuốn sách giáo khoa toán học đầu tiên của nước ta. Ông tâm niệm “Thần cơ diệu toán vạn niên sư” (nghĩa là: Ai tính toán giỏi là người thầy muôn đời).
Sứ thần nhà Minh là Chu Hy khi sang nước ta, nghe danh vị Trạng Nguyên biên soạn cuốn sách Đại thành toán pháp nên muốn thử tài, câu đố rất đơn giản, họ thách đố ông tính được cân nặng của một…con voi!
Bạn hãy cùng suy nghĩ xem liệu vị Trạng Nguyên của chúng ta sẽ làm thế nào để tính được!
Bài toán 4: Tính độ dày… 1 tờ giấy mỏng!
Sau khi tính được cân nặng của voi, sứ thần nhà Minh vẫn tỏ ra chưa phục nên muốn làm khó Lương Thế Vinh. Sứ thần xé ra 1 tờ giấy và nói: “Tính cân nặng voi ông còn làm được thì chắc đo độ dày tờ giấy này cũng chẳng khó khăn gì nhỉ?
- Ha ha! Nhà toán học thiên tài Tổ Xung Chi của nước tôi dù có sống dậy cũng không đo được đâu quan Trạng ạ”!
Sứ thần đang đắc chí vì cho rằng lần này Lương Thế Vinh sẽ phải bó tay, thế nhưng một lần nữa vị Trạng Nguyên lại làm sứ thần cúi đầu bẽ mặt vì giải đố một cách rất nhanh chóng và đơn giản.
Ông Trang Toan hoc Viêt Nam – Lương Thê Vinh
Lời giải các câu đố
Bài toán 1: Bài toán có thể giải bằng phương pháp đại số ở lớp 8, gọi x là số gà trống, vậy số gà mái là 3x, và số gà con là 5 nhân 3x bằng 15x, theo đề ra: x 3x 15x = 171 (hay 19x = 171 => x = 19). Đáp số: 9 gà trống, 27 gà mái và 135 gà con.
Bài toán 2: Bài toán có thể giải bằng kiến thức về 2 tam giác đồng dạng được học ở lớp 8:
Do độ dài bóng của cây cổ thụ gấp 6 lần của đoạn tre nên chiều cao của cây sẽ gấp 6 lần độ dài đoạn tre (hay chiều cao cây sẽ là 1 x 6 = 6 m!)
Bài toán 3: Phương pháp của Lương Thế Vinh rất đơn giản, ông cho con voi lên thuyền, sức nặng của voi sẽ làm thuyền chìm xuống 1 mực nước nhất định, ông đánh dấu mực nước này, sau đó thay con voi bằng các khối đá nhỏ sao cho số đá làm thuyền chìm đúng vạch đánh dấu.
Khi đó khối lượng voi và khối đá này là như nhau, chỉ cần cân từng khối đá rồi cộng lại sẽ là khối lượng của con voi!
Bài toán 4: Phương pháp của Lương Thế Vinh cũng rất đơn giản, ông mượn cả cuốn sách của sứ giả nhà Minh, đo bề dày cuốn sách, rồi tính số trang của cuốn sách để lấy chiều dày này chia cho số trang, con số tính được chính là độ dày 1 trang giấy!
Theo Helino
Nhà bác học Einstein: Chuyện cổ tích giúp trẻ thông minh và sáng tạo hơn
Nhà bác học Einstein khuyên các bậc cha mẹ nên đọc truyện cổ tích cho con để các bé thông minh hơn và phát huy khả năng sáng tạo-tố chất của nhà khoa học đích thực.
Những câu chuyện cổ tích giúp trẻ thông minh hơn
Một người mẹ muốn con mình trở thành một nhà khoa học như Einstein nên đã hỏi ông rằng, con bà nên đọc sách gì trong những năm tháng học đường của cháu để cháu có thể trở thành nhà bác học như ông.
Einstein đã trả lời như sau, "nếu bà muốn bọn trẻ được thông minh, hãy đọc truyện cổ tích cho các em nghe. Nếu bà muốn bọn trẻ thông minh hơn, hãy đọc nhiều truyện cổ tích hơn cho các em nghe."
Nhà bác học Albert Einstein
Người mẹ khá lo lắng và không tin rằng đây là câu trả lời nghiêm túc từ nhà bác học vĩ đại và tiếp tục gặng hỏi để có được một câu trả lời tầm cỡ như bà hằng mong muốn.
Tuy nhiên, nhà bác học giản dị đã giải thích rằng, sự sáng tạo là một tố chất quan trọng của một nhà khoa học đích thực và những câu truyện cổ tích là chất xúc tác để tạo nên sự sáng tạo nhiệm mầu đó.
Cha mẹ hãy dành thời gian kể chuyện cho bé
Trong đời sống hiện đại, do bận rộn với cuộc sống thường ngày để lo kinh tế gia đình, cha mẹ dường như không có nhiều thời gian để kể những câu truyện cổ tích cho các em. Thay vào đó Google, Youtube hay các trang mạng khác đã trở thành người bạn vô hình thường trực của các em.
Người bạn này- sẽ là người bạn đời thật tốt nếu các em học được những kiến thức học thuật hay nhân văn bổ ích từ họ trong một khung thời gian hợp lý.
Họ sẽ là người bạn xấu khi họ dẫn dắt các em làm những điều mà chính các em cũng không tưởng tượng được hậu quả lâu dài, vì các em còn quá nhỏ.
Một ví dụ minh họa là một bé gái lớp một, nói em không thích xem những bộ phim hoạt hình vì những bộ phim đó "trẻ trâu". Em thích nghe những bài ca người lớn và những bộ phim học đường người lớn có "sexy lady." Em mới học hết lớp một mà em cao chỉ kém anh bạn hàng xóm gầy còm lớp 6 một chút ít.
Chuyện cổ tích mở ra thế giới màu nhiệm hoàn thiện nhân cách của trẻ thơ
Em nói là bạn bè em cũng có sở thích giống như vậy và em hay giấu bố mẹ xem những bộ phim như thế trong tủ quần áo. Nhưng khi được hỏi, mẹ em có kể truyện cổ tích cho em không thì bỗng chốc đôi mắt em đã lóe sáng lên hạnh phúc, và em trả lời thật to đầy ngạc nhiên, "Mẹ con chẳng bao giờ đọc truyện cho con nghe đâu cô."
Internet có mặt lợi và cũng có những mặt hại, sự tiếp xúc quá sớm và thường xuyên của các em với các nguồn thông tin trưởng thành trên Internet- đôi khi có thể là hạt giống xấu- góp phần gây nên chứng tăng động bồn chồn chân tay và trí óc mang tên ADHD phổ biến ở trẻ nhỏ Mỹ hay sự dậy thì sớm-một sự lo lắng thường trực mà chỉ có gia đình mới hiểu.
Nuôi dưỡng tâm hồn & khả năng sáng tạo
Quay lại với thế giới cổ tích nhiệm mầu- không chỉ gói gọn trong những quả bí ngô của bà tiên hay đôi giày lấp lánh của cô công chúa Cinderella chăm chỉ- mà bây giờ thế giới nhiệm mầu đó đã mở rộng ra với những đầu sách mới như: sách kĩ năng sống cho trẻ em, hạt giống tâm hồn, truyện ngắn về những tâm gương sáng vượt khó, truyện dân gian, truyện khoa học vui...hay cả những bài thơ khai thác nét đẹp quê hương và tình cảm gia đình chở che, dung dị.
Chuyện cổ tích mở ra chân trời sáng tạo cho một nhà khoa học trong tương lai
Cha mẹ chỉ cần bớt chút thời gian để chọn ra những mẩu truyện thú vị phù hợp với các em và kể cho các em nghe trong mười lăm phút đồng hồ là ổn rồi.
Hay cha mẹ có thể vừa cùng con nhặt rau, nấu cơm lại vừa hỏi con về ý nghĩa của những truyện đã học.
Những câu truyện cổ tích đầy tính nhân văn có thể giúp cô bé lớp một kia tìm lại tuổi thơ của mình, hình thành một nhân cách tốt hơn và trở thành một trong những nhà văn, nhà thơ, nhà diễn giả truyền động lực, nhà giáo, một danh họa hay một nhà khoa học trong tương lai. Bởi những câu truyện cổ tích là chất xúc của sự sáng tạo như Einstein đã nói.
Và chỉ có gia đình thân yêu mới có thể giải thích, khuyên răn và bảo vệ các em khỏi cơn bão công nghệ thông tin-bằng sự quan sát thầm lặng thường xuyên và bằng việc tạo ra các thói quen tích cực như đọc truyện cổ tích cho các em.
Trần Phương Loan
Theo Sức khỏe và đời sống
14 dấu hiệu của những đứa trẻ là "thiên tài" mà không phải bố mẹ nào cũng có thể nhận ra Nhiều nhà khoa học đã chỉ ra rằng những đứa trẻ có các dấu hiệu sau đều là những đứa trẻ sở hữu trí tuệ của thiên tài... Bố mẹ nào cũng mong muốn những đứa con mình sinh ra được khoẻ mạnh lành lặn và phát triển thông minh, lanh lợi. Nhiều người cho rằng sự thông minh của một đứa trẻ...