Những giá trị cốt lỗi và giá trị nhân văn trong Thông điệp của Hiệu trưởng Trường Đại học HUFI
PGS.TS Nguyễn Xuân Hoàn, Hiệu trưởng Trường ĐH Công nghệ Thực phẩm TPHCM (HUFI), vừa đưa ra thông điệp nhằm thực hiện thành công sứ mạng của nhà trường trong tình hình mới, thể hiện quyết tâm không ngừng tự hoàn thiện để đưa HUFI phát triển và hội nhập ngày càng tốt hơn.
Công lý & Xã hội xin gửi đến quý bạn đọc toàn văn thông điệp truyền tải nhiều vấn đề cốt lỗi, giá trị nhân văn trong tiến trình xây dựng và phát triển của ngôi trường Đại học HUFI- trường có chất lượng đào tạo và bề dày lịch sử hàng đầu này.
PGS TS Nguyễn Xuân Hoàn, Hiệu trưởng Trường ĐH HUFI
Hiện nay, thế giới có sự chuyển biến và thay đổi rất nhanh, làm thay đổi nhận thức cũng như tác động không nhỏ đến sự phát triển của các quốc gia, trong đó có Việt Nam. Sự thay đổi được thể hiện ở hai thái cực ảnh hưởng tốt và ảnh hưởng xấu. Với sự phát triển vượt bậc của khoa học kỹ thuật, đặc biệt là cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư đã làm thay đổi các phương thức giao tiếp xã hội dựa vào nền tảng công nghệ thông tin, vật lý và sinh học.
Tuy nhiên, với sự biến đổi khí hậu; sự gia tăng độ nguy hiểm của dịch bệnh đã làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến hầu hết các quốc gia trên thế giới. Trong bối cảnh đó, giáo dục, bao gồm giáo dục đại học, cũng cần chuyển biến và thay đổi để thích nghi, đặc biệt là để có thể kịp thời đáp ứng sự đòi hỏi của xã hội về hoàn thiện con người và thúc đẩy sự phát triển bền vững.
Trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm TP. Hồ Chí Minh (HUFI) với bề dày lịch sử gần 40 năm xây dựng và phát triển đã định hình tầm nhìn trở thành một trường đại học định hướng ứng dụng hàng đầu ở Việt Nam vào năm 2035, với 04 giá trị cốt lõi “Nhân văn – Đoàn kết – Tiên phong – Đổi mới” đã làm cơ sở định hướng phát triển trong suốt hơn 10 năm qua và trong tương lai.
Để thực hiện được sứ mạng của mình, đáp ứng yêu cầu của các bên liên quan trong quá trình giáo dục và đào tạo, HUFI không ngừng tự hoàn thiện để thực hiện sứ mạng của mình ngày càng tốt hơn. Quá trình tự hoàn thiện của HUFI dựa trên 06 nội dung chính và đây cũng chính là thông điệp của Hiệu trưởng HUFI gửi đến tất cả các bên liên quan đến Nhà trường: phong cách quản trị hiện đại; cơ sở vật chất hiện đại; đội ngũ cán bộ, giảng viên có trình độ cao, kỹ năng giỏi; đào tạo đáp ứng chuẩn đầu ra; quốc tế hóa nghiên cứu khoa học; môi trường thân thiện và chuyên nghiệp.
Phong cách quản trị hiện đại
HUFI là cơ sở giáo dục đại học công lập tiên phong trong quản trị đại học, xây dựng trường đại học hiện đại dựa trên nền tảng đổi mới tư duy quản trị là là tự chủ đại học, ứng dụng công nghệ hiện đại trong tất cả các hoạt động.
Trung tâm thông tin thư viện HUFI
Cơ sở vật chất hiện đại
Cơ sở vật chất của HUFI được thiết kế hiện đại, khang trang, đẹp, thanh lịch và tiện nghi với đầy đủ trang thiết bị hiện đại đáp ứng xu hướng phát triển của CMCN 4.0 là điều kiện cần để thực hiện các hoạt động đào tạo, nghiên cứu khoa học và các hoạt động khác. Sự đồng bộ về kiến trúc, nhận diện về thương hiệu tạo ra cho HUFI nét đẹp độc đáo riêng trong không gian kiến trúc vừa hiện đại, năng động nhưng rất thân thiện.
Video đang HOT
Đội ngũ CB.GV có trình độ cao, kỹ năng giỏi
Đội ngũ giảng viên của HUFI có tuổi đời trung bình trẻ, học vị cao, có khả năng giảng dạy và nghiên cứu khoa học tốt. Đội ngũ cán bộ, nhân viên phục vụ giảng dạy tận tâm, thạo việc có tính kỷ luật cao và tác phong làm việc công nghiệp. Với triết lý giáo dục “Học tập chủ động, làm việc sáng tạo”, trong hoạt động dạy học, HUFI luôn lấy người học làm trung tâm; trong công việc, HUFI luôn chú trọng sự phản biện, cải tiến và sáng tạo của mọi người. HUFI luôn quan tâm bồi dưỡng, nâng cao năng lực của đội ngũ và có những giải pháp động viên tinh thần trách nhiệm, thái độ làm việc tích cực của từng thành viên.
Đào tạo đáp ứng chuẩn đầu ra
HUFI lấy các tiêu chuẩn phù hợp để làm cơ sở cho việc thiết kế và tổ chức quá trình đào tạo. Luôn chú trọng đến tính khoa học, tính thực tiễn của quá trình đào tạo. Người học được chủ động trong các hoạt động học tập của mình, người dạy phát huy tinh thần tự chủ và sáng tạo trong quá trình dạy học. Việc chuẩn hóa đầu ra vừa làm cơ sở cho việc đánh giá năng lực cũng như đáp ứng yêu cầu thực tiễn của xã hội trong tương lai. Xu thế HUFI sẽ sử dụng các chuẩn quốc tế cho các chương trình đào tạo của mình.
Trung tâm Thí nghiệm – Thực hành HUFI
Quốc tế hóa nghiên cứu khoa học
HUFI xây dựng và tạo một môi trường nghiên cứu khoa học với tinh thần quốc tế hóa, nó được thể hiện thông qua sự hợp tác quốc tế trong nghiên cứu khoa học và sản phẩm được quốc tế công nhận. Các công trình nghiên cứu khoa học của HUFI từng bước định vị trong hệ thống các tạp chí uy tín của thế giới.
Môi trường thân thiện và chuyên nghiệp
Xây dựng môi trường học tập và làm việc thân thiện, quan tâm đến việc hoàn thiện kỹ năng giao tiếp của tất cả các thành viên trong khuôn khổ hoạt động chuyên môn – học tập, nghiên cứu, hành chính và quản lý. Đặc biệt, HUFI hướng đến việc xây dựng một không gian học tập, nghiên cứu mà trong đó các giá trị cốt lõi “Nhân văn – Đoàn kết – Tiên phong – Đổi mới” được hiện thực hóa.
Trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm TPHCM (HUFI) được thành lập từ năm 1982 và trực thuộc Bộ Công Thương, là trường đào tạo đa ngành với 26 ngành Đại học, 8 ngành Thạc sĩ và 3 ngành đào tạo liên kết quốc tế.
Hiện tại, ở TPHCM, HUFI có 7 cơ sở giáo dục, đào tạo và dịch vụ với tổng diện tích đất hơn 6 ha, các cơ sở được đầu tư khang trang, hiện đại, đáp ứng tốt điều kiện của một cơ sở giáo dục đại học tiên tiến.
Những công việc hấp dẫn "ngoài phòng lab" cho sinh viên ngành Công nghệ sinh học
Không chỉ là một ngành học "trong phòng thí nghiệm", Công nghệ sinh học (CNSH) đang ngày càng phổ biến hơn với khả năng ứng dụng rộng rãi vào đời sống sản xuất của xã hội hiện đại, và được đánh giá là một trong những mũi nhọn của kỷ nguyên công nghiệp 4.0.
Tại sao CNSH lại là "ngành học của tương lai"?
Điều đầu tiên rất cần được khẳng định, ngành CNSH không phải là... môn Sinh học, mà là ngành học về các công nghệ khai thác hoạt động sống của sinh vật để sản xuất ở quy mô công nghiệp. "Oách" hơn nữa, đây là một ngành công nghệ cao, kết hợp các quy trình và thiết bị kỹ thuật hiện đại như di truyền, dung hợp tế bào, nuôi cấy mô, nuôi cấy tế bào, cấy chuyển mô, cấy chuyển phôi... Thậm chí, giới khoa học còn mệnh danh CNSH là "ngành học của tương lai", đóng vai trò tiên phong cho một cuộc cách mạng sinh học trong các ngành khoa học kỹ thuật, kinh tế... và hẳn nhiên, "đích đến" cuối cùng là trong toàn bộ đời sống con người.
Ngành CNSH không phải là... môn Sinh học, mà là ngành học về các công nghệ khai thác hoạt động sống của sinh vật để sản xuất ở quy mô công nghiệp
Ngành học này mang lại ứng dụng trong nhiều lĩnh vực như: nông nghiệp công nghệ cao (nghiên cứu tạo ra các giống cây trồng, vật nuôi mới hay các công nghệ sản xuất chế phẩm chăm sóc và bảo vệ cây trồng, vật nuôi); y dược (nghiên cứu, phát triển công nghệ sản xuất các vaccine thiết yếu, vaccine thế hệ mới, chế phẩm chẩn đoán và thuốc chữa bệnh...); môi trường (nghiên cứu, ứng dụng các giải pháp, chế phẩm CNSH trong xử lý ô nhiễm, khắc phục suy thoái và sự cố môi trường)...
Học CNSH, thành "phù thủy" vận hành sản xuất
Từ nông nghiệp công nghệ cao (là lĩnh vực được ưu tiên hàng đầu hiện nay) cho đến môi trường, y dược... đều cần ứng dụng CNSH. Và tất nhiên, để có sản phẩm ra mắt thị trường thì sau giai đoạn nghiên cứu trong phòng lab sẽ là giai đoạn phát triển sản xuất ở quy mô công nghiệp. Đây mới thực sự là "đất dụng võ" quan trọng của các kỹ sư CNSH với vai trò quản lý, vận hành dây chuyền sản xuất, quản lý chất lượng, đảm bảo chất lượng... sản phẩm sinh học.
Với ngành CNSH, việc có kiến thức chuyên môn thôi chưa đủ mà rất cần những trải nghiệm thực tế để có thể chuyển hóa được lý thuyết vào sản xuất. Ở một số trường định hướng đào tạo thực tiễn như Trường Đại học Phenikaa, sinh viên Khoa Công nghệ sinh học, Hóa học và Kỹ thuật môi trường thường xuyên được tham quan, học tập, giao lưu với đại diện các công ty hàng đầu trong lĩnh vực sinh học, môi trường, nông lâm... để làm quen với các quy trình sản xuất công nghiệp cũng như hiểu thêm về các công nghệ mới, nhu cầu của thực tế sản xuất công nghiệp...
Kỹ sư sinh học "lấn sân" kinh doanh, hay tự tin khởi nghiệp, tại sao không?
Sản phẩm sinh học được tạo ra từ phòng lab, phòng R&D, được sản xuất quy mô lớn bằng dây chuyền công nghiệp và sẽ đến với người tiêu dùng thông qua hoạt động quảng bá sản phẩm, truyền thông, kinh doanh. Sẽ còn gì tuyệt vời hơn khi những công việc này được đảm nhiệm bởi chính người am hiểu sâu sắc sản phẩm của doanh nghiệp mình. Bởi lẽ, chính các bạn - những kỹ sư CNSH vững vàng chuyên môn sẽ là người phát ngôn lý tưởng mà bất kỳ doanh nghiệp nào cũng mong muốn có.
Phòng thí nghiệm hiện đại của Khoa CNSH, Hóa học và Kỹ thuật môi trường, Trường Đại học Phenikaa
Nếu nghĩ rằng chỉ có sinh viên khối ngành Kinh tế mới dễ dàng khởi nghiệp thì e rằng bạn đã nhầm rồi nhé! Với khả năng nghiên cứu, phát triển các sản phẩm sinh học giàu tính ứng dụng, sinh viên ngành CNSH hoàn toàn có thể khởi nghiệp theo cách của riêng mình.
Đặc biệt, sự bảo trợ của các doanh nghiệp, tập đoàn lớn sẽ là bệ phóng quan trọng để đưa các ý tưởng từ khi còn ngồi trên giảng đường đại học trở thành hiện thực. Chắc chắn, đây sẽ là lợi thế không nhỏ của các bạn sinh viên tại các trường có hệ sinh thái Doang nghiệp - Viện nghiên cứu - Tập đoàn công nghiệp như Trường Đại học Phenikaa, trực thuộc Tập đoàn Phenikaa, một tập đoàn sản xuất công nghiệp hàng đầu Việt Nam hiện nay.
"Ai bảo sinh học là ngành khô khan? Không hề đâu nhé!"
Sinh học là khoa học mà khoa học thì khô khan khó khăn? Không hẳn thế đâu nhé, vì ngành CNSH có rất nhiều điều thú vị. Hiện nay, một số trường đại học uy tín đào tạo ngành này có thể kể đến Đại học Phenikaa, Đại học Nông lâm, Đại học Khoa học Tự nhiên... trong đó, tùy theo định hướng đào tạo mà từng trường sẽ có những "màu sắc" khác nhau.
Chẳng hạn, sinh viên Phenikaa sẽ được trang bị kiến thức tập trung vào 3 lĩnh vực: CNSH Y dược, Hóa sinh - CNSH thực phẩm và CNSH ứng dụng trong nông nghiệp và xử lý môi trường. Đồng thời, các bạn còn được thực hành trong hệ thống phòng thí nghiệm hiện đại và "long lanh" để "kích thích" khả năng tìm tòi sáng tạo, được "vi vu" trải nghiệm tham quan doanh nghiệp, vườm ươm, trang trại nông nghiệp công nghệ cao...
Các bạn sinh viên đang trải nghiệm tại Phòng thí nghiệm Vi sinh của Khoa CNSH, Hóa học và Kỹ thuật môi trường
Chọn ngành CNSH còn là cơ hội để bạn thử thách với những dự án nghiên cứu khoa học, các cuộc thi học thuật... ở nhiều cấp độ khác nhau. Ngoài ra, CNSH cũng là lựa chọn thú vị cho các bạn trẻ yêu thiên nhiên, mong muốn sở hữu một khu vườn hay trang trại của riêng mình. Khởi nghiệp theo một cách vừa có thể ứng dụng những gì đã học, vừa đem lại thu nhập, vừa thỏa mãn đam mê thì còn gì thú vị bằng, phải không nào?
Sinh viên Khoa CNSH, Hóa học và Kỹ thuật môi trường, Trường Đại học Phenikaa, được trải nghiệm môi trường học tập với:
- Các trang thiết bị và phòng thí nghiệm hiện đại gồm: Phòng thí nghiệm (PTN) Hóa Sinh, PTN Sinh học phân tử, PTN Vi sinh vật học, PTN Công nghệ tế bào động, PTN Thực vật và công nghệ thực phẩm...;
- Đội ngũ giảng viên có trình độ cao, trên 90% có trình độ Tiến sỹ, tốt nghiệp tại các nước tiên tiến như: Hàn Quốc, Hà Lan, Nhật Bản...;
- Chương trình đào tạo tiên tiến, cập nhât và có tính thực tiễn cao, tăng cường các kiến thức liên ngành. Sinh viên được tiếp cận với các trang thiết bị thí nghiệm, thiết bị y tế hiện đại của các khoa Kỹ thuật Y học, Điều dưỡng, Dược và có cơ hội được thực hành tại Trung tâm xét nghiệm y học và Bệnh viện của Trường Đại học Phenikaa, Tập đoàn Phenikaa và các đối tác;
- Có cơ hội trực tiếp tham gia vào các dự án, nghiên cứu và đề xuất các giải pháp đổi mới sáng tạo với sự hỗ trợ của Hệ sinh thái Phenikaa...
Năm 2020, ngành Công nghệ sinh học dự kiến tuyển sinh 50 sinh viên với các tổ hợp môn xét tuyển: A02 (Toán, Lý, Sinh); B00 (Toán, Hóa, Sinh); B08 (Toán, Sinh, Tiếng Anh); D07 (Toán, Hóa, Tiếng Anh).
Website: bcee.phenikaa-uni.edu.vn
Facebook: facebook.com/bcee.PhenikaaUni
Hotline: 094.651.1010 - 033.217.1966
Covid-19: Đẩy thế hệ Z phải thay đổi cách chọn ngành học sang công nghệ số Tác động của dịch Covid-19 có thể được xem như chất xúc tác đem đến nhiều cơ hội chuyển đổi số mới trong các lĩnh vực liên quan đến thương mại điện tử, CNTT hoặc sáng tạo nội dung trên nền tảng số. Đại dịch Covid-19 khiến nhiều ngành phải cắt giảm nhân sự, trong khi một số doanh nghiệp khác lại có...