Những giả thuyết quái chiêu về số phận chiếc MH370
Vụ mất tích bí ẩn của chiếc máy bay Boeing 777-200 đã trở thành “mỏ vàng” cho người thích chuyện giật gân và các “chuyên gia” thuyết âm mưu.
Ít nhất 14 quốc gia với 43 tàu và 58 máy bay đang tham gia tìm kiếm chiếc máy bay mất tích song tung tích của nó vẫn còn là điều bí ẩn. Điều này đã dẫn đến hàng loạt giả thuyết từ ly kỳ đến quái dị để lý giải sự biến mất của nó.
Nhiều bí ẩn xung quanh vụ mất tích chiếc máy bay của Malaysia Airlines – Ảnh: That’s
Bàn tay của người ngoài hành tinh
Đây là giả thuyết được nhiều cư dân mạng bàn tán, đặc biệt trên các mạng xã hội. Trên trang Twitter, một người dùng có tài khoản @Emmarut viết: “Máy bay Malaysia Airlines mất tích nhiều ngày nay… Người ngoài hành tinh đã bắt đầu đến thăm trái đất”. Hay như một người dùng khác là @Smelton91 đặt câu hỏi: Có ai nghĩ đến khả năng người ngoài hành tinh đã cướp chiếc máy bay Malaysia Airlines? Thậm chí trang tin Forbidden Knowledge TV cố dựng lại khoảnh khắc liên lạc cuối cùng của máy bay hôm 8.3 và chỉ ra rằng trong khu vực có xuất hiện một “vật thể bay không xác định”. Tuy nhiên, giới chức đã nói rõ vật thể nói trên là một máy bay của hãng Korean Airlines.
Trang tin chuyên về thuyết âm mưu Natural News thì đưa ra giả thuyết người ngoài hành tinh sử dụng một thứ vũ khí “vượt tầm hiểu biết của loài người” để đưa máy bay ra khỏi trái đất. “Nếu chúng ta không bao giờ tìm thấy các mảnh vỡ máy bay, điều này có nghĩa là một lực lượng hoàn toàn mới, bí ẩn và hùng mạnh đang hoạt động trên hành tinh của chúng ta và thế lực này có thể đưa máy bay ra khỏi bầu trời mà không để lại bất cứ dấu vết gì”, người điều hành trang web là Mike Adams viết “như thật”.
Một giả thuyết mang đậm tính khoa học giả tưởng khác là máy bay đã vô tình lọt vào “cánh cổng” dẫn đến một chiều không gian khác hoặc bị lôi đến một địa điểm siêu nhiên nào đó. Theo Boston.com, những người tin vào điều này hầu hết đều bị ảnh hưởng bởi loạt phim truyền hình nổi tiếng Lost của Mỹ (từng chiếu ở Việt Nam với tựa Mất tích).
Video đang HOT
Bị Mỹ hoặc Trung Quốc “xử”
Theo tạp chí That’s, nhiều “chuyên gia” chỉ ra rằng trên chuyến bay định mệnh có 20 hành khách là nhân viên của Công ty Freescale tại Texas (Mỹ) chuyên sản xuất các bộ phận cảm biến cũng như nhiều sản phẩm công nghệ cao khác. Từ đó, người ta đưa ra một số giả thuyết “ghê rợn” xung quanh 20 người này.
Trang Beforeitsnews.com hùng hồn viết rằng vụ mất tích là một phần trong cuộc thí nghiệm vũ khí chiến tranh điện tử của Mỹ cho phép máy bay biến mất khỏi màn hình ra đa. Theo trang này, “có thể hiểu được rằng máy bay của Malaysia Airlines đã được mặc một lớp áo tàng hình tối tân. Đây là loại vũ khí chiến tranh điện tử công nghệ cao đang được Mỹ nghiên cứu. Trong thực tế, công nghệ này chính là khả năng chuyên môn của Freescale, công ty có 20 nhân viên trên máy bay mất tích”. Tuy nhiên, ý kiến này đã bị chuyên gia Thomas Way của Đại học Villanova (Mỹ) bác bỏ hoàn toàn. “Tàng hình với cái gì mới được chứ? Chúng ta đã có loại máy bay vô hình với ra đa, song với sự hiểu biết hiện tại của loài người về vật lý thì hoàn toàn không thể có chuyện một thứ gì đó vô hình với mắt thường”, Đài Fox News dẫn lời ông Wayne nói.
Một số thành viên trên website nổi tiếng Reddit còn đi xa hơn khi quả quyết Freescale từng bị cựu điệp viên CIA Edward Snowden cáo buộc tiếp tay cho tình báo Mỹ do thám các nước châu Á – Thái Bình Dương, đặc biệt là Trung Quốc. Vì thế, họ đưa ra khả năng Trung Quốc hoặc Mỹ đã ra tay với máy bay. “Một mặt, có thể cho rằng máy bay đã bị khống chế hạ cánh giữa biển xuống một tàu chiến hoặc tàu ngầm của Trung Quốc để đưa đến địa điểm bí mật. Tại đó, các nhân viên Freescale đang bị thẩm vấn về chương trình do thám của Mỹ. Những người còn lại trên máy bay chỉ bị vạ lây”, thành viên Dark_Spectre viết trên Reddit. Nhiều thành viên khác thì cho rằng Mỹ nhận ra nguy cơ 20 người nói trên lọt vào tay Trung Quốc nên quyết định xử luôn máy bay bằng cách nào đó để “bịt đầu mối”.
Triều Tiên, Iran hay Nga ?
Một cách hết sức bất ngờ, CHDCND Triều Tiên trở thành “nghi can” trong vụ bí ẩn MH370. Eturbonews và nhiều trang tin giật gân khác nhắc lại nghi án không tặc năm 1969. Lúc đó, một người bị cho là điệp viên CHDCND Triều Tiên đã cướp chiếc máy bay của hãng The Korean Air Lines đang đi từ Gangneung đến Seoul. Điệp viên này đã cho máy bay hạ cánh xuống lãnh thổ Triều Tiên với toàn bộ hành khách bị bắt làm con tin. Hầu hết đã được thả 2 tháng sau đó, nhưng phi hành đoàn và 7 hành khách khác được cho là vẫn còn ở lại Triều Tiên. Vì vậy, một số người cho rằng cũng khó có thể loại trừ khả năng trên. Tuy nhiên, giới quan sát thẳng thừng bác bỏ chuyện này. Theo họ, khu vực máy bay mất tích cách rất xa bán đảo Triều Tiên, chưa kể CHDCND Triều Tiên rất ít khả năng mạo hiểm đụng vào một máy bay đầy người Trung Quốc, đồng minh lớn nhất của họ.
Ngoài Triều Tiên, Iran cũng bị đưa vào tầm ngắm khi có dấu hiệu cho thấy 2 công dân nước này dùng hộ chiếu giả để lên máy bay. Tuy nhiên, giới chức các nước liên quan đã kết luận 2 người ấy muốn rời khỏi Iran đi tị nạn chứ không phải điệp viên hay khủng bố.
Dù vậy, nghị sĩ Iran Hossein Naghavi Hosseini vẫn giận dữ đưa ra một cáo buộc cũng mang đậm màu sắc của thuyết âm mưu. “Chính Mỹ đã bắt cóc máy bay và dựng chuyện để đổ tội cho Iran nhằm phá hoại quan hệ giữa Iran với Trung Quốc và Đông Nam Á”, tờ The New York Daily News dẫn lời ông ta tuyên bố.
Trong khi đó, trang Heavy.com có ý kiến nói chính Nga đã gây ra vụ bí ẩn để đánh lạc hướng dư luận khỏi vụ khủng hoảng ở Ukraine. Cũng chính trang này đăng giả thuyết rằng máy bay đang bị một nhóm khủng bố bí ẩn giữ tại một căn cứ của Mỹ từ thời chiến tranh Việt Nam nằm hoang phế đâu đó ở Đông Nam Á để về sau dùng làm “tên lửa” thực hiện vụ tấn công như vụ khủng bố 11.9 và mục tiêu có thể là… Trung Quốc.
Theo VNE
Malaysia điều tra khả năng MH370 bị tấn công
Một quan chức Malaysia vừa cho biết các nhà điều tra kết luận rằng chuyến bay MH370 đã bị tấn công bởi một phi công hoặc kẻ nào đó có kinh nghiệm bay. Tuy nhiên một quan chức khác lập tức bác bỏ tin này.
Một quan chức có tham gia trong cuộc điều tra nói rằng họ chưa xác định được động cơ cũng như khu vực chiếc máy bay bị tấn công, AP cho hay. Người này giấu tên bởi ông không được phép cung cấp thông tin cho truyền thông.
"Khả năng không tặc không còn là một giả thuyết nữa", quan chức trên nói. "Nó đã được kết luận".
Tuy nhiên, Azharuddin Abdul Rahman, Tổng giám đốc Cục hàng không dân dụng Malaysia (DCA) và là người đứng đầu nhóm điều tra phi cơ mất tích, phủ nhận thông tin MH370 bị tấn công, đồng thời nói rằng đó vẫn chỉ là một trong những giả thiết đang được xem xét.
"Nó chưa được kết luận. Tôi lãnh đạo cuộc điều tra và không có ai nói như vậy cả", Telegraph dẫn lời ông Rahman nói. "Điều đó không chính xác. Chúng tôi đang xem xét tất cả những khả năng có thể. Chúng tôi đang kiểm tra thông tin của từng hành khách, thành viên phi hành đoàn nhưng không có bằng chứng nào chắc chắn hoặc dẫn tới kết luận đó".
Niềm tin rằng MH370 bị tấn công được củng cố sau khi các chuyên gia phân tích dữ liệu từ radar quân sự của Malaysia, từ những tín hiệu mà máy bay gửi hệ thống vệ tinh, cho thấy rằng máy bay đã được lái từ vịnh Thái Lan về hướng đảo Penang và sau đó chuyển hướng tây bắc ra vùng biển Andaman. Hệ thống phát tín hiệu cho radar và hệ thống báo cáo dữ liệu trên máy bay được cho là đã bị ai đó tắt đi, độ cao của máy bay cũng trồi sụt liên tục, vượt quá hoặc xuống thấp hơn mức cho phép đối với Boeing 777.
Các chuyên gia nghi ngờ phi công hoặc kẻ nào đó có hiểu biết rõ về máy bay đã điều khiển MH370 theo ý đồ riêng. Giới chức chưa có nhận định về động cơ dẫn đến hành động của kẻ tấn công máy bay.
Theo thông tin của New York Times, phi cơ bay lên cao 13.700 m, đổi hướng, đi về phía đảo Penang, rồi giảm độ cao xuống còn 7.000 m, trước khi tăng độ cao và bay theo hướng tây bắc về phía Ấn Độ Dương. Đồ họa: New York Times
Các chứng cứ mới nhất cho thấy rằng máy bay dường như đã không gặp biến cố như nổ hay hỏng hóc phía trên Biển Đông như nghi ngại ban đầu. Một số chuyên gia ngờ rằng kẻ điều khiển máy bay sau khi nó biến khỏi radar là một trong hai phi công hoặc không tặc đã cướp máy bay hoặc tự sát bằng cách cho MH370 lao xuống biển.
Nhà chức trách Malaysia cũng như các quốc gia khác sẽ điều tra khẩn cấp thông tin về hai phi công và 10 thành viên phi hành đoàn cũng như 227 hành khách có mặt trên chuyến bay mất tích.
Phi công Mh370 bị nghi ngờ
Một số chuyên gia còn cho rằng giả thiết phi công lái máy bay tự sát, giống như trong chuyến bay của SilkAir từ Singapore tới Jakarta năm 1997 và của EgyptAir năm 1999.
Giả thuyết về việc máy bay đã hạ cánh ở một nơi nào đó không đứng vững, bởi chính phủ Ấn Độ quản lý tất cả các đường băng trên quần đảo Andaman và một thứ to như thế hạ cánh mà không bị phát hiện là điều rất khó xảy ra.
Như Tâm
Theo VNE
Thủ tướng Malaysia: 'MH370 đổi hướng bay là có chủ đích' Thủ tướng Malaysia Najib Razak thông báo nước này ngừng tìm kiếm máy bay mất tích ở Biển Đông, bởi MH370 đã quay trở lại Malaysia rồi tiến tiếp về phía tây bắc sang Ấn Độ dương. Thông tin được đưa ra trong cuộc họp báo trưa nay, trong đó lần đầu tiên thủ tướng Razak chủ trì. Theo ông Razak, nói rằng...