Những gia đình vượt qua định kiến “con gái một bề”
Nhiều cặp vợ chồng sinh con một bề là gái, nhưng vẫn kiên quyết “nói không” với việc sinh thêm con trai để “nối dõi tông đường”. Với họ, niềm hạnh phúc vẫn trọn vẹn khi các con đều chăm ngoan, học giỏi, hiếu thuận với cha mẹ.
Chăm ngoan học giỏi là món quà tặng cha mẹ
Là tấm gương gia đình tiêu biểu thực hiện chính sách dân số – kế hoạch hóa gia đình của huyện Ứng Hòa, câu chuyện sinh con một bề đều là gái của anh Nguyễn Nam Anh và chị Trần Thị Quyên (thị trấn Vân Đình) đã khiến nhiều người cảm phục.
Bo ngoai tai tư tưởng trọng nam khinh nữ, thích con trai hơn con gái, mong muốn có con trai để nối dõi tông đường, vợ chồng anh chị đã dồn tất cả tình yêu để chăm sóc 2 cô con gái nhỏ. Chính từ sự chăm chút của cha mẹ la dô dưa các con của anh chị đều chăm ngoan học giỏi. Trong đó, con gái lớn Nguyễn Trần Minh Ngọc (học sinh trường Trung học cơ sở Nguyễn Thượng Hiền, huyện Ứng Hòa) là niềm tự hào lớn của cha mẹ khi đạt danh hiệu học sinh giỏi trong suốt 7 năm liền.
Em Nguyễn Trần Minh Ngọc (học sinh trường Trung học cơ sở Nguyễn Thượng Hiền, huyện Ứng Hòa) là niềm tự hào lớn của cha mẹ.
Không chi hoạt bát, chăm ngoan, hòa đồng với bạn bè khi ở trên lớp, ở nhà Minh Ngọc cung là tấm gương cho em gái học tập. “Con rất yêu gia đình của mình và cảm thấy hạnh phúc với sự yêu thương của bố mẹ và em gái. Để bố mẹ vui lòng, con luôn cố gắng học tập tốt, ngoài ra đơ đân bảo ban em gái học hành”, Minh Ngọc chia sẻ.
Cũng là thành viên trong một gia đình có 2 chị em gái, em Đào Nhật Anh (đội 10, xã Hòa Phú, huyện Ứng Hòa) còn đươc biết đến là tấm gương vượt khó. Cha mẹ mất từ khi còn nhỏ, hiện tại em sống chung cùng ông bà nội đã có tuổi. Không chiu khuât phuc trươc hoàn cảnh của mình, Nhật Anh có 11 năm liền là học sinh giỏi là chỗ dựa cho ông bà và em gái vươn lên học tập tốt.
Cách nhà Nhật Anh không xa, gia đình anh Nguyễn Ngọc Đức và chị Lê Thị Chín (thôn Cầu, xã Minh Đức, huyện Ứng Hòa) cũng không khỏi xúc động khi kê vê 2 cô con gái Nguyễn Thị Đức Hạnh và Nguyễn Thị Đức Loan vừa chăm ngoan lại rất hiểu chuyện.
Video đang HOT
Gia đình chị Chín là một trong những hộ còn gặp nhiều khó khăn cua xa Minh Đưc. Vợ chồng anh chi làm nghề tự do vơi nguôn thu nhập it oi, bâp bênh, sức khỏe lại đau yếu thường xuyên. Bên cạnh đó, anh Đức lại là người con trai duy nhất lập gia đình bởi anh chị của anh bị bệnh tâm thần nặng.
Vượt qua tư tưởng trọng nam khinh nữ, nhưng em gai đươc gia đinh yêu thương, chăm soc hoc tâp nên ngươi.
Trong ngôi nhà đơn sơ chẳng có nhiều đồ đạc, có lẽ thứ đáng quý nhất là hàng chục tờ giấy khen của 2 con đạt được trong những năm học qua. Chị Chín tâm sự: “Nhà tôi có 2 đứa con gái. Ngay từ khi các cháu ra đời tôi cũng không cảm thấy thiệt thòi hay mặc cảm vì không đẻ được con trai. Suy cho cùng con nào cũng là con, miễn sao là nuôi dạy các cháu nên người. Gia đình còn nhiều khó khăn, có con gái ngoan ngoãn tháo vát việc nhà đê bô me yên tâm lam viêc. Vui hơn nữa là các cháu luôn chủ động phụ bà, bố mẹ chăm sóc 2 bác bị bệnh tâm thần nằm một chỗ. Tôi thấy hạnh phúc gia đình chỉ cần vậy, đâu nhất thiết phải có con trai thì mới hạnh phúc”.
Chị Chín cho biết thêm điều may mắn của vợ chồng anh chị hơn nhiều cặp vợ chồng khác là không gặp áp lực từ phía gia đình, ông bà nội khi không có con trai. “Bà nội cũng động viên vợ chồng tôi sinh đẻ có kế hoạch, dứt khoát dừng lại, bà nói 2 cháu gái là 2 hòn vàng tặng cho bà rồi, không cần phải nghĩ ngợi gì nữa”, chị Chín hồ hởi.
Nỗ lực nâng cao vị thế của trẻ em gái
Câu chuyện của gia đình anh Nam Anh và chị Quyên; anh Đức và chị Chín… chỉ là 2 trong số các gia đình tiêu biểu tham dự buổi lễ gặp mặt biểu dương các gia đình tiêu biểu thực hiện tốt chính sách dân số, có con gái chăm ngoan học giỏi nhân ngày Quốc tế trẻ em gái 11/10 do Sở Y tế Hà Nội phối hợp với huyện Ứng Hòa tổ chức.
Em Đào Nhật Anh (đội 10, xã Hòa Phú, huyện Ứng Hòa) đươc biết đến là tấm gương vượt khó.
Phó Giáo sư, Tiến sĩ Hoàng Đức Hạnh – Phó Giám đốc Sở Y tế cho biết, theo số liệu 9 tháng đâu năm 2020, tỷ số giới tính khi sinh của Thành phố ở mức 111,5 trẻ trai/100 trẻ gái. Mặc dù tỷ số giới tính khi sinh của toàn Thành phố đang có xu hướng giảm nhưng vẫn trên mức báo động.
Nếu không có những can thiệp mạnh mẽ và kịp thời như hiện nay, mất cân bằng giới tính khi sinh sẽ dẫn đến những hệ lụy khó lường về trật tự xã hội, an ninh, chính trị; dẫn đến hiện tượng thiếu nữ thừa nam trong độ tuổi kết hôn và dẫn đến phá vỡ cấu trúc gia đình ảnh hưởng tới chất lượng dân số trong tương lai.
Nguyên nhân dẫn đến mất cân bằng giới tính hiện nay là do bất bình đẳng giới, nhận thức một số người dân còn hạn chế, nhiều bà mẹ mang thai đến khám, siêu âm đều mong muốn được biết giới tính thai nhi, quan niệm trọng nam khinh nữ trong xã hội… Do vậy, để có được niềm vui và hạnh phúc như hiện tại, các gia đình có 2 con sinh một bề là gái đã luôn nỗ lực, vượt qua định kiến xã hội để cùng nhau chăm lo cho gia đình hạnh phúc.
Gia đình anh Nguyễn Ngọc Đức và chị Lê Thị Chín (thôn Cầu, xã Minh Đức, huyện Ứng Hòa) luôn cam thây vui ve khi 2 cô con gái vừa chăm ngoan lại rất hiểu chuyện.
Theo Phó Giám Đốc Trung tâm Y tế huyện Ứng Hòa Nguyễn Thành Sơn, những năm trước tỉ số mất cân băng giới tính khi sinh trên địa bàn huyện vẫn ở mức cao dao động 120 trẻ trai/100 trẻ gái. Tuy nhiên từ năm 2019, tỉ lệ mất cân bằng giới tính khi sinh đã giảm xuống còn 112 trẻ trai/100 trẻ gái.
Để có được kết quả tích cực trên là nhơ huyên đa tuyên truyền và triển khai vận động người dân. Trong đó có hoat động biểu dương những gia đình tiêu biểu thực hiện tốt chính sách dân số, có con gái chăm ngoan học giỏi cung gop phân cao vị thế của trẻ em gái trên đia ban huyên.
“Trong công tác chỉ đạo hằng năm Trung tâm Y tế huyện Ứng Hòa luôn có kế hoạch triển khai các hoạt động kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh. Trong đó có kiểm tra, giám sát các cơ sở y tế cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản và kế hoạch hóa gia đình; yêu cầu các chủ cơ sở ký cam kết khi các thai phụ đến khám, siêu âm không lựa chọn giới tính; thúc đẩy cộng đồng thực hiện các chính sách hỗ trợ nâng cao vai trò, vị thể của trẻ em gái và phụ nữ nói chung, đặc biệt là trẻ em gái của các gia đình sinh con một bề là gái. Từ đó từng bước vận động làm thay đổi nhận thức và tư tưởng lạc hậu về sinh con trai, con gái”, Phó Giám Đốc Trung tâm Y tế huyện Ứng Hòa cho biết.
Thi tốt nghiệp THPT 2020: Mẹ ân hận vì ép con học khối không phải sở trường
Nhìn con gái buồn khi chỉ được 21,5 khối A khiến chị Nguyễn Thanh Bình (Cầu Diễn, Hà Nội) xót xa, ân hận. Ép con học khối D và con chỉ quyết định thay đổi, học khối A yêu thích cách đây nửa năm khiến con không đủ thời gian ôn luyện.
Mẹ đồng hành cùng con trong kỳ thi tốt nghiệp THPT 2020. Ảnh minh họa: VNN
Năm lớp 10, khi chọn khối cho con, chị Bình nằng nặc ép con học khối D với lý do khối D nhẹ nhàng, hợp với con gái. Cô con gái chỉ thích học khối A không thắng nổi quyết định của mẹ nên đành ngậm ngùi học khối mẹ thích. Suốt những năm học THPT, con cố gắng học theo định hướng, con đường mẹ vẽ ra. Thế nhưng, dù cố gắng thế nào con vẫn không thể yêu thích môn tiếng Anh và tìm "mỏi mắt" cũng không thấy muốn thi vào trường nào theo khối D.
Đợt nghỉ dịch Covid-19, guồng quay học ở trường, ở trung tâm bị "hãm" lại, con gái chị Bình có nhiều thời gian nghĩ về định hướng nghề nghiệp tương lai. Con quyết định dừng học khối D, quyết tâm học khối A dù thời gian còn không nhiều.
Bắt đầu môn Hóa, Lý quá muộn nên thời gian này, con gái chị Bình bỏ bê hầu hết con môn khác, chỉ tập trung cho 2 môn này. Trong khi các bạn khác có định hướng từ đầu thì ít nhất các bạn có 3 năm "mài bút" với 3 môn thi ĐH. Chỉ có nửa năm để ôn luyện kiến thức Hóa, Lý của 3 năm học, con gái chị Bình cảm thấy khá lo lắng. Thế nhưng, giờ em nhận ra nếu không quyết tâm đi theo khối ngành mình yêu thích thì không bao giờ có cơ hội nữa.
Thi 3 môn bắt buộc là Toán, Ngữ Văn, Ngoại ngữ, con gái chị Bình lựa chọn khối Tự nhiên là Lý, Hóa, Sinh. Điểm khối D của em đạt 24,5, điểm khối A đạt 21,5.
Bố mẹ nên tôn trọng mong muốn của con trong việc định hướng nghề nghiệp. Ảnh: T.Hương
Dù điểm khối D cao và có thể đỗ vào những trường ĐH chất lượng tốt nhưng con gái chị Bình vẫn chọn theo nguyện vọng của mình là trường khối A. Chị Bình cảm thấy ân hận khi đã can thiệp ép con phải học theo ý mẹ. Nếu để con học khối con thích từ đầu, con có 3 năm để trau dồi kiến thức thì chắc chắn điểm của con sẽ cao hơn.
"Con thích ngành Công nghệ thông tin. Với số điểm này, con chỉ có thể đặt hy vọng ở trường ĐH Giao thông vận tải, ĐH Thủy Lợi. Chính mẹ đã khiến con mất cơ hội được học ở những trường đào tạo ngành công nghệ thông tin tốt hơn như ĐH Bách khoa Hà Nội, Học viện Bưu chính Viễn thông, ĐHQG Hà Nội... Cứ tưởng bố mẹ định hướng cho con theo ý bố mẹ là tốt cho con. Đôi khi như thế lại thành hại con. Điều quan trọng, bố mẹ cần tôn trọng mong muốn của con và để con chịu trách nhiệm với sự lựa chọn của mình", chị Bình day dứt.
Số phận nghiệt ngã và hành trình cô gái khiếm thị băng qua bóng tối Ngày bé, Thu Loan ước mình trở thành họa sĩ, thế nhưng số phận nghiệt ngã đã cướp đi ánh sáng của đời em. Không cam lòng, cô gái khiếm thị đã quyết tâm bước ra khỏi bóng tối để vẽ cuộc đời bằng đôi mắt "thiên thần"! "Nếu nhìn mọi thứ bằng đôi mắt của thiên thần, ta sẽ thấy cuộc đời...