Những game PS3 bị chê tơi bời
Bên cạnh những game khủng, game bom tấn, hệ máy nào cũng có những game dở tệ. Hãy cùng điểm qua 10 game sau.
10. Haze
Haze lẽ ra đã được xếp vào dạng game bom tấn như kỳ vọng của bao game thủ trước khi ra mắt. Game đưa vào một yếu tố mới mà không mới trong game FPS khi để người chơi có thêm công năng đặc biệt khi xài biệt dược. Sau khi dùng, người chơi sẽ nhìn thấy rõ kẻ thù hơn nhờ vào việc làm nổi lên các mục tiêu đó (giống Painkiller khi người chơi thu thập đủ số lượng linh hồn cần thiết). Ý tưởng này lẽ ra phải trở nên thú vị đối với một game bắn súng, song đối với Haze thì ngược lại.
Nếu chỉ dừng ở mức độ vừa phải như Painkiller, làm cho người chơi thi thoảng mới có những khoảnh khắc “bá đạo” nắm toàn quyền sinh sát để có thể tung hoành tựa “mãnh hổ giữa bầy dê” trong chốc lát thì sẽ rất thú vị và không phá vỡ sự cân bằng trong game. Nhưng Haze lại hơi lạm dụng yếu tố này khi bắt game thủ phải phụ thuộc khá nhiều vào thuốc. Các trận chiến đấu trở nên ngớ ngẩn và quá khó do đối phương ngụy trang khá kỹ và lẫn vào màu nền của môi trường game. Nếu như độ khó của game được tạo nên bởi AI của đối phương quá cao, tấn công theo chiến thuật bài bản như trong Duke Nukem 64 thì người chơi cũng không ức chế lắm. Đằng này, game thủ chỉ có cách là kiếm được thật nhiều thần dược thì mới mong sống sót.
Nhưng vẫn chưa hết khi mà các nhà phát triển game cũng cố gắng mô phỏng đời thực khi để người chơi bị “sốc thuốc” nếu dùng quá liều món thần dược này. Khi ấy, cả kẻ thù cũng như đồng đội đều trở nên đen kịt và việc bắn nhầm rất dễ xảy ra. Chưa kể khi bị sốc, người chơi sẽ khó điều khiển vũ khí của mình và neúe chẳng may xả súng vào nơi chứa thần dược của đồng đội, những người này cũng sẽ bị sốc và mọi thứ sẽ trở nên điên loạn hơn nhiều.
9. Brink
Có 2 game trên PS3 thuộc dạng kết hợp giữa chạy tự do với các yếu tố khác ở góc nhìn của người thứ nhất. Trong khi Mirror’s Edge được đánh giá cao thì Brink lại làm cho người chơi rơi tõm xuống vực thẳm của sự thất vọng.
Brink có 2 yếu tố chính là chạy và bắn một cách tự do song chẳng món nào ra hồn (!). Kỹ năng chạy tự do lẽ ra phải được đánh giá cao khi tỏ ra khá mượt mà, dễ điều khiển và hữu ích. Song khi gặp phải những vật cản cần tới leo trèo thì nỗi bực bội của game thủ bắt đầu, nhất là khi phải leo lên các mái vòm. Để game hiểu rằng người chơi muốn trèo lên nơi nào đó, phải điều khiển cho góc nhìn của camera trong game hướng lên phía trên ở độ cao vừa đủ. Rất nhiều nguwoif chơi phàn nàn rằng họ gặp nhiều rắc rối khi hướng góc nhìn lên khi thì quá cao, khi thì quá thấp.
8. Monster Madness: Grave Danger
Game này bị chê trách vì lối chơi “cahwtj chém” nhàm chán và những trò đùa vô duyên. Màn chơi đơn cho phép người chơi chọn 1 trong 4 nhân vật để chiến đấu với xác sống. Mô típ này thì rõ ràng không mới lạ nhưng cũng không có gì đáng chê trách nếu như 4 nhân vật mà game dành cho người chơi lựa chọn đều thuộc tuýp khó ưa: gã nghiện, cheerleader, tên ngốc và cô gái lập dị. Tiếp đến thì dù cho game thủ chọn nhân vật nào đi chăng nữa thì lối chơi, sức mạnh và các yếu tố đặc trưng của nhân vật đều chẳng có gì thay đổi cộng thêm phần lồng tiếng tệ hại đã góp phần làm cho game này thất bại thảm hại.
Video đang HOT
Gameplay của Monster Madness là một sự thất vọng ê chề. Các game chặt chém nói chung đều được thiết kế để người chơi phải thao tác trên rất nhiều phím. Đối với game này, người chơi chỉ cần nhấn đi nhấ lại nút O là có thể chơi như “cao thủ”. Nhiều game thủ bức xúc cho biết họ chỉ muốn bẻ đĩa và vứt đi.
7. Resident Evil: Operation Raccoon City
Game này gây thất vọng ở chỗ không thoả mãn kỳ vọng àm nó mang lại cho game thủ khi công bố các thông tin tại E3 cũng như các hình ảnh, clip rò rỉ khác. Phiên bản này của loạt game RE bị cho là mô phỏng kiểu chơi của Left 4 Dead khi đưa ra cung cách tấn công zombie theo nhóm. Mặc dù được trau chuốt bởi studio khá lão luyện về game băn súng góc nhìn người thứ 3 (TPS) song game thủ vẫn không hài lòng về mặt này.
Trò chơi này hỏng cũng vì sự ôm đồm này, xét về khía cạnh bắn súng, nó không hay bằng Left 4 Dead, về khía cạnh kinh di sinh tồn, nó thua xa các phiên bản trước. Game có hệ thống menu khá tồi và hạn chế người chơi cá tính hoá nhận dạng nhân vật của mình, một điểm trừ đối với những game có kết nối trực tuyến.
6. Legendary
Legendary bắt đầu bằng việc chiếc hộp huyền bí Pandora bị mở ra và hậu quả là rất nhiều sinh vật huyền thoại đã tràn vào thế giới hiện đai. Mở đầu người chơi phải chạy xuyên qua một New York đang hoảng loạn. Ngay từ đây, game thủ chắc đã nhận ra sự tuyến tính của game khi luôn có 1 chú gryphon xuất hiện và dọn dẹp vật cản chắn lối.
Cốt truyện của game cũng khá tẻ nhạt khi game thủ chỉ phải bắn quái, vòng vèo qua những địa điểm chán ngắt và phá vỡ 1 số then cửa vốn không biết từ đâu xuất hiện trong các toà nhà hiện đại đang hoạt động sầm uất chỉ 20 phút trước đó.
5.Rock of the Dead
Các game thủ sở hữu trò Guitar Hero cùng với bộ điều khiển hình chiếc guitar điện hẳn không có lý do nào để thích phiên bản đầy xác sống này. Không hiểu các nhà phát triển nghĩ gì khi kết hợp âm nhạc với những hình ảnh ghê tởm như vậy. Hoặc giả họ nhắm tới một thị trường ngách nhỏ hẹp là những game thủ có sở thích khác người như vậy(!). Rocker không đồng nghĩa với việc lúc nào cũng tỏ ra khác người và lập dị, thêm nữa phần nhạc trong game cũng bị chê “tơi tả”.
Đối với một game âm nhạc thì đây là điều tệ hại nhất, nhiều game thủ so sánh phần nhạc trong game giống như ca sĩ tuổi teen Miley Cyrus hát nhạc Nirvana. Game này cũng chơi được với bộ điều khiển bình thường của PS 3 song như vậy chỉ làm cho mọi chuyện càng thêm kinh khủng.
4.Damnation
Không có nhiều game nói về khoảng thời gian của thế kỉ 19, lại càng có ít game hơn khi làm về thời gian này mà đưa cả robot và xe máy vào bối cảnh. Ấy vậy mà chúng đều xuất hiện trong Damnation. Người chơi sẽ tiếp tục ngạc nhiên với môi trường tĩnh lặng của game và tìm cách tăng âm lượng lên cho đỡ buồn tẻ. Và họ sẽ hối hận ngay với hành động đó vì các đoạn phim cắt cảnh lại có tiếng quá to một cách bất thường.
Các nhân vật trong game thì nhàn nhạt cả từ ngoại hình đến tính cách, thậm chí môi trường của game cũng vậy. Cũng may là game quá chán để người chơi khỏi mất nhiều thời gian chịu đựng chúng, phuwong thức điều khiển thì tệ hại và bất hợp lý cùng một số lỗi khó chịu khác.
3. CSI: Crime Scene Investigation – Fatal Conspiracy
Đây là một thử nghiemẹ thất bại của đội ngũ phát triển game nói riêng và Sony nói chung khi cố gắng đưa một trò chơi dạng point-and-click lên nền tảng console. Game dạng này dường như chỉ thích hợp với chuột máy tính và màn hình cảm ứng chứ hoàn toàn không phù hợp với tay cầm chơi game vốn không thể nhạy bằng.
Điểm thất vọng tiếp theo là các nhân vật trong game cực kỳ thiếu sức sống. Mắt nhân vật thì vô hồn còn khẩu hình miệng thì không ăn khớp với những lời nói ra. Thật lòng mà nói, các nhân vật trong game còn tệ hơn là hình nộm biết đi. Nếu game thủ bỏ qua được những khiếm khuyết trên (thuwongf là những người mê trinh thám hoặc là fan hâm mộ series phim truyền hình cùng tên) và tiếp tục thì sẽ có thêm một số điều khó chịu khác chờ đợi ở phía trước.
2. Lair
Rồng phương Tây thường là những con quái vật khó nhằn và cục cằn khét tiếng. Trong game Lair, người chơi thay vì chiến đấu với chúng một cách anh dũng theo truyền thống thì lại thực hiện một nhiệm vụ hào hứng hơn nhiều là cưỡi chúng bay trong không trung. Ý tuwongr là vậy, song do trò chơi không tương tác tốt với tay cầm điều khiển Sixaxis nên trải nghiệm của game thủ khác xa với những gì mà nhà phát triển hy vọng sẽ làm họ phấn khích. Thường thì trong quá trình từ điểm này đến điểm kia trong game sẽ đi kèm với những thao tác và những câu “@^%$#%#&$%” đầy cáu kỉnh.
Việc “hạ cánh an toàn” trong game còn là một thử thách khó khăn gấp bội, đặc biệt với cơ chế điểu khiển của tay cầm Sixaxis, nhiều game thủ cho biết tay cầm điểu khiển của Mad Catz tốt hơn đối với game này. Ý tưởng cưỡi rồng đi săn rồng là vô cùng hấp dẫn, song các nhà phát triển Lair đã làm cho hành động này trở nên chán ngắt khi người chơi chỉ cần nhấn O để khóa mục tiêu là một con rồng khác cách xa cả dặm và thế là xong! Một quy trình chán ngắt, không thách thức và chẳng yêu cầu kỹ năng gì. Có lẽ còn kém cả trò câu cá trên màn hình cảm ứng(!).
1.MindJack
Thường thì các trò chưi hay bị chê là chán là dở khi mà AI của “phe địch” trong game quá kém. Nhưng MindJack bị xếp đầu trong danh sách này vì AI của game quá tệ cho dù nó là một game TPS với ý tưởng khá hay – mindjacking. Người chơi có thể đột nhập tâm trí hay não bộ điều khiển của bất kỳ ai hay robot nào xuất hiện cùng khu vực với mình. AI của game quá xoàng xĩnh khi mà chiến thuật đánh lén tốt nhất của kẻ thù chỉ là lặng lẽ di chuyển về hai bên. Đám robot trợ thủ cho quân địch còn vô dụng hơn nữa còn đám đĩa bay thì có thể dễ dàng bị hạ theo một cách còn dễ hơn trò chơi bắn vịt trên máy Nintendo ngày trước.
Cho dù mục chơi trực tuyến của game khá hay khi cho phép các người chơi khác có thể tham gia vào ngay cả màn chơi đơn của game thủ và sau đó đột nhập vào điều khiển một kẻ batá kỳ thuộc phe địch và tìm cách tiêu diệt người chơi. Nhưng dù sao, xin chia buồn với những ai đã lỡ mua game này..
Theo Gamethu
Những game offline được kì vọng nhất năm 2012
Đây đều là những game "hàng khủng" và là phiên bản nối tiếp của những game được nhiều game thủ mong đợi.
Resident Evil: Operation Raccoon City
Nhắc đến series Resident Evil của Capcom là nhắc đến một dòng game có lượng fan hâm mộ cực kì đông đảo. Lượng fan này còn đông đảo hơn nữa khi Capcom rất biết tận dụng sự hấp dẫn của dòng game này với cốt truyện ly kỳ và hồi hộp. Với những kết thúc dở dang của phiên bản trước đó, phiên bản mới Operation Raccoon City đưa người chơi quay trở lại mốc thời gian giữa phiên bản Resident Evil 2 và Resident Evil 3: Nemesis tại thành phố Raccoon City. Người chơi sẽ hóa thân vào các nhân viên thuộc lực lượng Umbrella Security Service (USS), lực lượng chuyên săn đuổi mọi kẻ sống sot hay đào tẩu khỏi thành phố.
Video gameplay của Resident Evil: Operation Raccoon City.
Điểm đặc biệt của phiên bản Resident Evil: Operation Raccoon City là được một studio chuyên làm game bắn súng góc nhìn thứ 3, Slant Six Games thực hiện. Vì vậy, yếu tố hành động của game sẽ được cải tiến đáng kể.
Tomb Raider 9
Phiên bản remake do Crystal Dynamics thực hiện này đã thay đổi toàn diện nhân vật Lara Croft. Những đoạn gameplay của Tom Raider 9 khiến bất kì game thủ nào hâm mộ dòng nhập vai hành động cũng phải choáng ngợp.
Gameplay của Tomb Raider 9
Dự kiến, Tom Raider 9 sẽ có mặt vào năm 2012 với trên cả 3 hệ máy PC, Xbox 360, và PlayStation 3.
Bioshock: Infinite
Sau kết thúc của Bioshock 2, rất nhiều fan của dòng game FPS nổi tiếng này nghĩ sẽ có thể có phiên bản tiếp theo. Tuy nhiên, các nhà phát triển từ Irrational Games vẫn tiếp tục thực hiện một phần thứ ba và thay đổi khung cảnh dưới đáy biển thường thấy để "chuyển thẳng" lên bầu trời.
Trailer của Bioshock: Infinite.
Những đoạn video mới đất nhất cho thấy sự cải tiến mạnh mẽ đến kinh ngạc về đồ họa của Bioshock: Infinite. Dự kiến, game sẽ lên kệ vào năm 2012.
Grand Theft Auto V
Trong lịch sử làng game quốc tế, có lẽ ít sản phẩm nào có được sự chú ý của người chơi như dòng Grand Theft Auto. Phiên bản thứ 5 được Rockstar lằng lặng tung trailer cách đây vài tháng đã làm cộng đồng game thủ nóng rực lên. Đồ họa đẹp hơn, tươi tắn hơn, thành phố rộng lớn hơn và tất nhiên hứa hẹn một cốt truyện tuyệt vời hơn.
Trailer của GTA V.
Tuy nhiên, tính đến thời điểm hiện tại, chưa có bất có một thông tin chính thức nào về sự có mặt của GTA V, nhưng năm 2012 là một cái đích ngắn nhất mà game thủ có thể nghĩ đến vào lúc này.
Halo 4
Tương tự như GTA V, series Halo độc quyền trên Xbox của Microsoft Studios cũng là một quả bom tấn của làng game thế giới. Phần 4 sẽ tiếp tục câu truyện dở dang của phần 3, Master Chief lại quay lại với rất nhiều sự đổi thay.
Trailer của Halo 4 tại E3.
Theo 343 Industries, nhà phát triển đang được Microsoft giao phó sứ mệnh thổi luồng gió mới vào Halo 4, nhận nhân vật chính Master Chief sẽ nhập cuộc với hình ảnh, nhiệm vụ và thậm chí phong cách chơi hoàn toàn khác so với mọi phiên bản Halo từ trước đến giờ. Dự kiến, Halo 4 sẽ lên kệ vào kì nghỉ hè năm 2012.
PlayStation 4 có chi phí rẻ hơn PlayStation 3 Điều này có vẻ cũng hợp lý với chiến lược hiện tại của Sony khi mà hãng này đã phải bấm bụng chịu lỗ với PlayStation 3. Mức giá xấp xỉ 600 USD của PlayStation 3 (PS3) bị cộng đồng game thủ cho là quá đắt do phải gánh thêm các chi phí của các linh kiện phần cứng đắt đỏ vào thời...