Những đứa trẻ ‘trưởng thành’
‘Con nghĩ rằng’, ‘con cho là’, ‘con không đồng ý’… là những ‘phát ngôn’ đầy tự tin và có chính kiến của không ít trẻ em nhờ được thụ hưởng cách giáo dục hiện đại của cha mẹ.
Nhiều phụ huynh cho con tham gia các chương trình trải nghiệm từ nhỏ để rèn luyện tính độc lập, tự tin – ẢNH: THANH THẢO
Bày tỏ chính kiến trước vấn đề “ nóng” của xã hội
Vũ Thái An, 10 tuổi, con của ca sĩ Thái Thùy Linh, có nhiều clip bày tỏ quan điểm trước những vấn đề “nóng” liên quan đến trẻ em.
Năm 2018, khi vụ án ông Nguyễn Khắc Thủy, 77 tuổi (tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu) xâm hại 4 trẻ em gây phẫn nộ trong xã hội, An lúc đó học lớp 3 cùng với Vân Khánh – học sinh lớp 4 đã tham gia chương trình “Con muốn nói” số đầu tiên. Trong chương trình, An và Khánh đã cùng đưa ra những suy nghĩ, quan điểm về nạn ấu dâm rất chững chạc và có kiến thức.
Không chỉ An, rất nhiều em bé khác từ nhỏ đã được ba mẹ khuyến khích độc lập trong tư duy, suy nghĩ, bày tỏ chính kiến của mình.
Chị Nguyễn Thúy Kim đang làm việc cho một tổ chức phi chính phủ về giáo dục ở Hà Nội, có 2 con đang học lớp 8 và 5. Chị Kim cùng nhóm bạn của mình tổ chức vào TP.HCM chơi, cho tất cả con đi chung. Khi phụ huynh lên kế hoạch gặp gỡ thì con trai lớn của chị nói: “Con nghĩ ba mẹ và các cô chú cứ đi theo kế hoạch đó, còn tụi con có kế hoạch của riêng mình. Đi chung sẽ làm vướng chân ba mẹ, mà tụi con lại không được đến nơi mình thích”. Thì ra, con của chị và nhóm trẻ gồm chục bé từ lớp 3 đến lớp 9 đã bàn nhau sẽ tham quan dinh Thống Nhất, Thảo Cẩm Viên, Nhà thờ Đức Bà… “Chúng tự lên Google Map tìm hiểu đường đi, rồi lên lịch trình, dự toán chi tiêu gồm tiền taxi, tiền ăn trưa, tiền uống nước…”, chị Kim chia sẻ với phóng viên Thanh Niên trong một dịp dẫn con du lịch ở TP.HCM.
Con của anh Lê Hải Bình (chủ tịch hội đồng quản trị một công ty về công nghệ) hiện đang học lớp 6 tại TP.HCM, được ba tạo thói quen độc lập từ khi còn rất nhỏ. Anh Bình cho con tự đặt xe đi xem phim với bạn, cho con phản biện, bày tỏ quan điểm khi trao đổi, để con tự quyết định những vấn đề đơn giản liên quan cuộc sống thường ngày. “Tất nhiên chúng tôi đã dạy con rất kỹ về các tình huống có thể xảy ra để con tự xử lý. Con cũng được tôi cho đi du lịch, trải nghiệm rất nhiều để có kiến thức và kỹ năng”, anh Bình cho biết.
Con ngoan “gọi dạ, bảo vâng” không còn phù hợp nữa?
Anh Hoàng Anh Tú, phụ huynh sống tại Hà Nội, có 3 con đang học tiểu học và THCS, nhìn nhận: “Tôi dạy con độc lập trong mọi tình huống xảy ra với chúng. Độc lập trong cảm xúc, quan điểm, cách phản ứng và cả cách con đưa ra quyết định”.
Lý giải vì sao mình lại dạy con theo cách ngược lại với cách dạy truyền thống, anh Lê Hải Bình cho biết: “Một đứa trẻ, lớn lên trong môi trường “gọi dạ, bảo vâng”, luôn được dạy dỗ rằng phải luôn nghe lời cha mẹ, ông bà, người lớn mới là trẻ ngoan thì lớn lên sẽ không còn được là chính chúng nữa. Ngày xưa chúng ta vẫn được dạy rằng, người lớn luôn đúng, cha mẹ luôn luôn đúng. Lối dạy này khiến nhiều trẻ cam phận bị đối xử bạo lực trong một thời gian rất dài”. Anh Bình kể ngày xưa bản thân thuận tay trái nhưng “đã bị tước đoạt cái quyền được viết tay trái” từ hơn 30 năm trước để bây giờ, anh Bình làm gì cũng tay trái trừ viết. Chính vì thế, khi con mình đi học không viết bằng tay phải, anh Bình đã đề nghị trường cho con mình được viết tay trái như con thích. Theo anh Bình, khái niệm “con ngoan” nghĩa là “gọi dạ, bảo vâng” không còn phù hợp trong bối cảnh hiện nay nữa.
Cha mẹ thế hệ 8X – 9X thường chọn phương pháp giáo dục mới
Ngày nay, khả năng tiếp cận thông tin cũng như phương pháp nuôi dạy trẻ rất dễ dàng và đa dạng. Mỗi phương pháp đều có đặc điểm riêng biệt, lợi thế và hạn chế riêng, nhất là khi so sánh với đặc điểm văn hóa truyền thống của người Việt.
Sở dĩ nhiều bạn trẻ chọn phương pháp nuôi dạy con khác với cách mà mình được dạy khi còn nhỏ có lẽ là do họ nhận thấy được những hạn chế của phương pháp truyền thống: đề cao tính tôn ti khiến đứa trẻ thiếu tự tin, thụ động trong giao tiếp; kỷ luật bằng roi vọt khiến đứa trẻ tuân thủ nhưng có thể tạo nên căn tính bạo lực cho đứa trẻ nếu đòn roi quá mức; áp đặt khiến đứa trẻ thiếu tính sáng tạo và có xu hướng rập khuôn… Các phương pháp giáo dục mới du nhập vào VN tránh được những hạn chế này, giúp trẻ tự tin, tự lập, tư duy độc lập và khả năng hội nhập nhanh. Tuy nhiên, cũng cần lưu ý rằng cần dạy thật tốt cho trẻ bản sắc văn hóa và ngôn ngữ VN để những đặc điểm văn hóa của dân tộc và giá trị xã hội tiếp tục được truyền đạt đến những đứa trẻ.
Thạc sĩ xã hội học Trần Nam (Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn, ĐH Quốc gia TP.HCM)
Theo Thanh niên
Video đang HOT
Đừng bao giờ nói với con: 'Nhà mình không đủ tiền đâu', nếu không bạn sẽ hối hận
'Nhà mình không đủ tiền mua đâu' một câu nói phổ biến của cha mẹ phương Đông và cả phương Tây khi muốn từ chối yêu cầu mua một món đồ gì đó của con cái nhưng thực tế đó là một câu nói rất nguy hiểm.
Bài viết sau đây của Chuyên gia hoạch định tài chính Shanon Ryan sẽ bàn về vấn đề này.
Trẻ em luôn quan sát người lớn và bắt chước cách hành xử của người lớn, kể cả trong cách hành xử và suy nghĩ về tiền bạc. Cho dù cha mẹ không chủ động dạy con về chuyện tiền bạc, chúng cũng sẽ tự học được.
Tuy nhiên, cha mẹ thường cho rằng trẻ con không hiểu chuyện và không cần biết nhiều về tiền.
"Là một Chuyên gia hoạch định tài chính (CFP), đam mê của tôi là giúp đỡ các cá nhân và gia đình xây dựng quan hệ lành mạnh với tiền bạc. Tôi hi vọng có thể giúp bạn nuôi dạy những đứa con tự tin về tài chính."
Shannon Ryan - CFP
Hơn 20 năm làm người tư vấn tài chính, tôi đã nhận thấy các khách hàng của mình bị ảnh hưởng thế nào bởi những sự quan sát và niềm tin thuở nhỏ.
Có nhiều niềm tin và thói quen của họ bắt nguồn từ cha mẹ họ, và một cách vô ý, truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.
Những lời nói của cha mẹ đã ăn sâu vào tiềm thức của họ, và rồi họ lại gieo những suy nghĩ ấy vào con cái mình.
Những câu nói cần tránh khi nói chuyện với con cái về tiền bạc
Làm cha mẹ, chúng ta cần ý thức và có trách nhiệm với những lời nói của mình với con về tiền bạc và cảm xúc sau những lời nói ấy.
Có thể chúng ta đều đang có những thói quen và niềm tin sai lầm có thể gây tác động tiêu cực đến con cái về tiền bạc.
'Nhà mình không đủ tiền'
Một câu nói mà phụ huynh nào cũng từng nói: khi con đòi chúng ta mua một món đồ chơi không cần thiết, chúng ta liền vận lại một lý do 'Nhà mình không đủ tiền'.
Tuy nhiên, trong thực tế, nhiều khi câu trả lời thật phải là 'Đồ chơi này không cần thiết'.
Khi con cái vòi vĩnh mua đồ, bố mẹ hay nói 'Nhà mình không có tiền'
Năm chữ đơn giản 'Nhà mình không đủ tiền' - với bạn có thể là vô hại, nhưng với trẻ nhỏ, chúng có thể vô cùng đáng sợ.
Trẻ nhỏ không hiểu bóng gió. Bạn nói 'Nhà mình không đủ tiền' sẽ gieo rắc trong lòng trẻ nỗi sợ hãi về tài chính.
Chúng sẽ cho rằng nhà mình thiếu tiền thật và bắt đầu lo lắng.
Khi ấy trẻ sẽ có hai kiểu diễn biến như sau:
1. Bố mẹ thật sự không có đủ tiền mua đồ chơi, đồ ăn hay là mua nhà. Nhà mình sẽ nghèo đói, không có chỗ ở...
2. Bố mẹ nói bố mẹ không có tiền, nhưng vẫn suốt ngày tiêu tiền các thứ. Bố mẹ là kẻ nói dối.
Có thể cha mẹ cũng không cố ý, nhưng họ không biết đâu là cách trả lời tốt nhất với con, vì nếu con muốn cái gì cũng mua cho thì cũng không đúng.
Khi con gái tôi muốn mua một thứ gì đó và xin tôi mua cho nó, tôi sẽ nhắc cho con về những mục tiêu của gia đình.
Ví dụ tôi đặt mục tiêu là cả nhà sẽ đi du lịch ở đâu đó, đây là điều mà cả tôi và con đều thích. Tôi giải thích với con những món đồ không cần thiết và ngoài kế hoạch có thể ảnh hưởng đến việc đạt mục tiêu của chúng ta như thế nào.
Rồi tôi cho con lựa chọn xem có muốn dùng tiền để mua đồ chơi hay không. Thường thì chúng sẽ nhận ra tiêu phí tiền bạc (và trì hoãn chuyến du lịch) là không đáng, từ bỏ việc mua đồ chơi nhưng không thất vọng.
'Thẻ tín dụng xấu lắm, con không được dùng'
Tôi đã chứng kiến nhiều cha mẹ nói với con rằng thẻ tín dụng là xấu và không cho con dùng thẻ, thay vì dạy con cách sử dụng thông minh.
Vấn đề là con bạn sẽ thấy rất nhiều người khác dùng thẻ tín dụng, kể cả người thân trong gia đình.
Con có thể chứng kiến ông bà dùng thẻ tín dụng, hoặc chính bố mẹ dùng. Cái này cũng giống trường hợp trên, bố mẹ nói con không được làm, nhưng chính bố mẹ lại làm, khiến trẻ bối rối không hiểu sao.
Có thể có nhiều người làm dụng thẻ tín dụng, nhưng điều đó không có nghĩa là thẻ tín dụng hay người dùng thẻ tín dụng là xấu.
Bài học quan trọng hơn mà bạn cần dạy cho con đó là thẻ tín dụng không phải là miễn phí, và dùng thẻ tín dụng không phải là sành điệu.
Bạn nên giải thích một chút cho trẻ biết rằng dùng thẻ tín dụng thì cuối tháng sẽ phải thanh toán lại những hóa đơn đã dùng trước đó, và chỉ cho trẻ cách dùng thẻ tín dụng đúng, có trách nhiệm và có lợi.
'Bố/mẹ vất vả cả ngày rồi nên xứng đáng sắm thứ này'
Sau một ngày vất vả hay buồn bực, chúng ta có thói quen thưởng cho mình thứ gì đó để giải tỏa.
Với nhiều người, cách giải tỏa chính là tiêu tiền mua sắm thứ gì đó mình muốn, nhưng thật ra không cần thiết lắm hoặc khá đắt đỏ.
Và chúng ta giải thích với trẻ rằng ta 'xứng đáng' có thứ đó vì đã lao động vất vả cả ngày.
Dần dần, con bạn cũng sẽ cho rằng việc mua sắm để giải tỏa tâm trạng là điều bình thường vì mình 'xứng đáng'.
Một thời gian sau, khi chúng ta nhận ra món đồ đắt đỏ mà mình mua thật sự là không cần thiết, chúng ta mới bắt đầu hối hận.
Mua sắn để đỡ buồn, sau đó nhận ra mình lãng phí và lại buồn hơn - một vòng luẩn quẩn
Tôi muốn dạy con gái mình dành công sức vất vả và số tiền kiếm được cho những thứ thật sự khiến con hạnh phúc.
Tôi minh họa điều này cho con bằng cách đặt ra những mục tiêu và lý do.
Tôi nói với con rằng khi tôi mệt mỏi và buồn chán, tôi sẽ thấy muốn mua thứ gì đó để giải tỏa. Rồi tôi giải thích vì sao tôi lại không làm vậy: mục tiêu của tôi to lớn hơn, và tôi biết ngày hôm sau tôi sẽ hối hận về món đồ mình đã mua, và tậm trạng sẽ càng tồi tệ hơn.
Còn nếu đến ngày hôm sau tôi vẫn cảm thấy mình muốn thứ đó, tôi sẽ tiết kiệm tiền để mua, và suy xét cẩn thận khi ra quyết định có mua hay không, tham khảo giả cả, chất lượng, thay vì mua nó chỉ vì đang tức giận, bực mình, cô đơn, buồn chán,...
Shannon Ryan - CFP (chuyên gia hoạch định tài chính)
Theo ngao.vn
Triết lý 'Giáo dục thay đổi cuộc đời' của CEO ILA Không chỉ dạy tiếng Anh, trung tâm còn tập trung giúp trẻ phát triển tính cách, kỹ năng mềm để sẵn sàng thích nghi với những thay đổi của thế giới. 20 năm hình thành và phát triển với mô hình "100% giáo viên người bản ngữ" tại Việt Nam, đến nay ILA đã đào tạo hơn 300.000 học viên với hơn 40...