Những đứa trẻ thành công nhất có cha mẹ như thế nào
Nếu cha mẹ là bạn học của con trong giai đoạn đầu đời, con sẽ có thành tích học tập tốt và luôn hào hứng với kiến thức.
Ronald Ferguson, giáo sư đại học Harvard là tác giả của cuốn “The Formula: Unlocking the Secrets to Raising Highly Successful Children” (Tạm dịch: Những bí mật để nuôi dạy con thành công cao). Ông đã quan sát những gì các bậc phụ huynh của những học sinh thành công nhất của mình – những quan chức trẻ tuổi, CEO của các công ty nổi tiếng như YouTube hay công ty di truyền học 23andMe – đã làm, từ đó xác định 8 vai trò cha mẹ cần thực hiện trong quá trình nuôi dạy con nhằm giúp con thành công.
1. Vai trò “đối tác học tập” của con trong giai đoạn đầu đời
Để giúp trẻ thành công, cha mẹ không được phép quên việc học tập cùng con – Ảnh: Homeroomedu.
Nếu cha mẹ làm tốt vai trò này, đứa trẻ sẽ thích học từ nhỏ, trước cả khi chúng bắt đầu đến trường. Ferguson cho rằng, để giúp con thành công thì đầu tiên, cha mẹ cần đóng tốt vai trò này. Những đứa trẻ thành công nhất có thể đọc những từ cơ bản khi ở trường mẫu giáo, và có thể giữ vị trí đứng đầu ở lớp học, luôn có phản ứng tích cực với những bài giảng của giáo viên.
2. Vai trò “kỹ sư máy bay”
Đây là mẫu phụ huynh theo dõi sát sao môi trường phát triển của trẻ, đảm bảo rằng trẻ sẽ có được thứ mà chúng cần và sẵn sàng can thiệp khi trẻ phát triển sai lệch.
Tuy nhiên, khác với mẫu “cha mẹ trực thăng”, cha mẹ kỹ sư máy bay sẽ không can thiệp quá sâu vào cuộc sống của con, tức là vẫn tạo cho con một không gian để phát triển các mối quan hệ độc lập, để con tự học cách xác định mối quan tâm của chính mình.
3. Vai trò “người lắp đặt”
Trong vai trò này, phụ huynh đảm bảo rằng trẻ không bỏ qua bất cứ cơ hội phát triển quan trọng nào, họ cũng không để sự thiếu thốn của mình làm ảnh hưởng đến sự phát triển của con. Cha mẹ có thể sống khó khăn, nhưng nếu họ nhìn thấy một cơ hội cần thiết cho thành công của con ở trường học hay cuộc sống, họ sẽ làm mọi cách để giúp con.
4. Vai trò “người tiết lộ”
Những cha mẹ này giúp con khám phá thế giới bằng cách đưa con đến bảo tàng, thư viện, triển lãm… – họ sẽ làm bất cứ điều gì để mở rộng thế giới quan của con. Thậm chí, ngay cả khi gia đình không giàu có, những cha mẹ này vẫn có những cách sáng tạo phù hợp với hoàn cảnh nhằm giúp con hiểu biết thế giới hơn.
5. Vai trò “triết gia”
Ferguson cho rằng đây là vai trò quan trọng thứ hai trong 8 vai trò cha mẹ cần thực hiện trong quá trình nuôi dạy con, vì giúp trẻ tìm được mục đích của cuộc sống. Cha mẹ sẽ cùng con đặt ra các câu hỏi và câu trả lời sâu sắc về ý nghĩa của cuộc sống. Làm tốt vai trò này tức là cha mẹ luôn đánh giá cao năng lực hiểu biết cuộc sống cũng như lý tưởng sống của trẻ.
Video đang HOT
6. Vai trò “người mẫu”
Đây là một vai trò cổ điển, cha mẹ làm tốt điều này thường hiểu rõ giá trị nào là quan trọng nhất đối với họ và cố gắng truyền lại những giá trị đó cho con cái mình. Ferguson cho biết vợ chồng ông luôn cố gắng sống theo giá trị cốt lõi của mình mỗi ngày, dù không dễ dàng và không phải lúc nào cũng thành công, để làm tấm gương cho con noi theo.
7. Vai trò “người đàm phán”
Thực hiện tốt vai trò này, cha mẹ đã dạy cho đứa trẻ sự lễ phép, tôn trọng người khác và tôn trọng chính bản thân mình khi chúng nói tiếng nói đại diện cho chính mình và những gì chúng tin tưởng (đặc biệt khi chúng đối mặt với quyền lực và những người có quyền lực).
8. Vai trò “giọng nói điều hướng GPS”
Giọng nói của cha mẹ sẽ luôn trong đầu đứa trẻ khi chúng ra khỏi nhà, giúp chúng vượt qua những tình huống mới trong cuộc sống. Feguson hy vọng con gái mình sẽ không đòi “chỉ đường lại” nhờ đã thấu hiểu được những lời dạy của bố mẹ.
Giáo sư của đại học Harvard cho rằng, tùy từng tình huống và mục đích cụ thể, phụ huynh có thể thể hiện những vai trò khác nhau, nhưng tất cả đều hướng tới việc trở thành cha mẹ tốt. Những hành xử của cha mẹ với con có thể chịu ảnh hưởng từ những gì đã xảy ra trong quá khứ của họ. Đó có thể là những sai lầm mà họ không muốn lặp lại với con mình, cũng có thể là những điều tốt đẹp mà họ muốn truyền lại cho con cái.
Feguson khuyên các phụ huynh hãy sử dụng tốt 8 vai trò này, dù không hề dễ dàng, nhưng đều quan trọng, để giúp con bạn thành công.
Hoàng Anh
Theo Business Insider
Sau 5 năm tốt nghiệp, vì sao bạn bè thành công còn tôi thì không?
Học chung lớp, tốt nghiệp cùng thời điểm nhưng sau 5 năm, người thành công rực rỡ, kẻ lại chưa tìm nổi cho mình một công việc. Vậy đó là "lỗi số phận" hay lỗi của bản thân?
Một người bạn phàn nàn với tôi rằng ra trường 5 năm, bây giờ bạn bè của anh ta đã rất thành công, có người còn trở thành giám đốc công ty, định cư ở thành phố lớn. Trong khi đó, anh ấy vẫn chưa thể tìm nổi hướng đi cho mình, vẫn mệt mỏi với "cuộc chiến" tìm việc.
Thậm chí, trong số ấy, có người khi còn là sinh viên, kết quả học tập luôn kém hơn anh ta.
Mặc dù đã cố gắng chăm chỉ làm việc, bạn tôi vẫn bị bỏ lại quá xa trên đường đua, điều đó khiến cho anh ấy rơi vào tình trạng hoang mang, luôn nghi ngờ năng lực của bản thân.
Ở cùng một vạch xuất phát, nhưng tại sao sau 5 năm nhìn lại, người ta đã ở đỉnh cao của sự thành công. Còn bạn, dù có nỗ lực thế nào đi chăng nữa vẫn chưa thể khiến người khác công nhận khả năng của mình?
Liệu có phải cứ làm việc thật chăm chỉ rồi thành công sẽ tìm đến bạn, đó là điều không sớm thì muộn?
Nếu bạn thực sự nghĩ rằng mọi thành công đều bắt nguồn tự sự chăm chỉ thì nên xem xét lại.
Các chuyên gia làm việc tại trung tâm tư vấn và đào tạo kế hoạch chuyên nghiệp Xiangyang ở Trung Quốc đã chỉ ra rằng cho dù bạn có kế hoạch cho sự nghiệp hoàn hảo đến mấy, nó cũng vô ích nếu bạn chỉ khăng khăng làm việc chăm chỉ.
Với 18 năm kinh nghiệm, tiếp xúc và giải quyết các vấn đề tại nơi làm việc cho hơn 80.000 khách hàng, những chuyên gia này cho biết người trẻ muốn thành công, nên thay đổi suy nghĩ và hành động của bản thân để xứng tầm với tham vọng của mình.
Đầu tiên, bạn nên xây dựng cho mình kế hoạch sự nghiệp rõ ràng và hãy luôn là người chủ động tìm kiếm cơ hội để trải nghiệm.
Những trang lý thuyết dài ngoằng bạn học được ở giảng đường đại học sẽ chẳng giúp ích gì cho tương lai nếu bạn không mạnh dạn "quẳng" nó vào thực tiễn.
Mạnh dạn bứt phá, vượt qua giới hạn bản thân để xem năng lực của mình ở đâu, con đường nào thực sự phù hợp để bản thân có thể thành công.
Muốn "tỏa sáng", bạn đừng ngại dấn thân. Có thể kết quả của những lần mạo hiểm ấy không như bạn mong chờ, nhưng nó thực sự sẽ là tiền đề giúp bạn nhận ra năng lực và con đường phù hợp cho chính mình.
Tất nhiên, điều đó không có nghĩa là tôi khuyến khích bạn hành động theo cảm tính, mù quáng lựa chọn, dễ dàng từ bỏ khi gặp khó khăn.
Thứ hai, bạn nên chắc chắn tâm lý khi lựa chọn nghề nghiệp và chủ động giải quyết mọi vấn đề.
Bạn đừng quên trong thời đại công nghệ phát triển như hiện nay, chỉ có một thứ duy nhất không thay đổi, đó là "sự thay đổi", còn lại tất cả đều thay đổi.
Những kiến thức bạn học được ngày trước, khi vào làm việc chưa chắc nó còn phù hợp. Có thể hôm nay, cách làm này là sáng tạo nhưng ngày mai chắc gì nó đã còn đúng.
Thế nên bạn hãy nỗ lực học hỏi từ những đồng nghiệp, mở rộng vùng an toàn của mình. Đừng chỉ tập trung vào mỗi công việc trước mắt mà hãy học hỏi thêm những thứ khác.
Cùng làm việc ở một bộ phận, nhưng một người chỉ chăm chăm làm đúng nhiệm vụ của mình, tan ca đúng giờ. Còn một người vừa cố gắng làm việc vừa không ngừng học hỏi, tích lũy kinh nghiệm và trình độ, họ sẽ nhanh chóng được tăng lương, thăng chức. Đó chính là khoảng cách.
Thứ ba, để có được thành công, bạn không nên chỉ hoàn thành "việc được giao", thay vào đó hãy chủ động tìm hiểu thêm và giải quyết quyết vấn đề một cách triệt để.
Đó chính là mẫu người được nhà tuyển dụng coi trọng và giao phó chức vụ.
Thứ tư, bạn cần có khả năng đánh giá tình hình, nắm bắt được cơ hội cho sự phát triển của bản thân. Hãy cứ mạnh dạn rời đi, nếu ở đó năng lực của bạn không được công nhận, cho dù bạn thực sự có khả năng.
Để tôi kể các bạn nghe câu chuyện về một cô gái từ bỏ công việc đã làm 5 năm để đi tìm lý tưởng của mình nhé.
Cô gái tên Li Li, người Trung Quốc, sau khi tốt nghiệp chuyên ngành Kỹ sư truyền thông đã vào làm cho một công ty ở Tô Châu.
Li Li làm ở đây suốt 5 năm với mức lương 1.000 USD/tháng. Trong lúc đó, bạn bè cùng phòng thời đại học của cô có mức lương 70.000 USD/năm.
Điều đáng nói, cô gái này đã cố gắng không biết mệt mỏi, cấp trên cũng đánh giá cao năng lực của cô, nhưng tuyệt nhiên họ không đề cập đến vấn đề thăng tiến cho cô. Thậm chí, mức lương của cô vẫn mãi dậm chân tại chỗ.
Muốn thành công, nếu chỉ giỏi chuyên môn và chăm chỉ làm việc thôi là chưa đủ, bạn nên chủ động tìm kiếm cơ hội trải nghiệm và không ngừng học hỏi.
Sau vài lần nói chuyện với lãnh đạo công ty, cô không thấy triển vọng phát triển sự nghiệp của mình, vì thế cô quyết định chọn rời đi.
Sau khi từ chức, cô gái ấy đã phải khó khăn tìm một công việc mới, nhưng ở đó, cô thực sự hài lòng và phát triển được năng lực của mình.
Giờ đây, Li Li trở thành giám đốc tiếp thị của một công ty du lịch nổi tiếng ở Tô Châu.
Bạn đã làm việc được bao nhiêu năm rồi? Người bạn cùng lớp của bạn đang có một sự nghiệp vững vàng, điều gì ở họ khiến bạn nên học hỏi?
Đừng ngần ngại thay đổi suy nghĩ, hành động, lối sống của bản thân nếu điều đó là cần thiết để giúp bạn thành công.
Theo Zing
Muốn con nên người, mẹ chớ lơ là việc dạy con đức tính kiên nhẫn với 5 phương pháp hiệu quả này Kiên nhẫn - Đức tính quan trọng giúp con nên người mẹ nhớ dạy con ngay từ nhỏ. Đối với một đứa trẻ, kiên nhẫn chờ đợi hay phải kìm nén bản thân là một điều vô cùng khó khăn, nhất là trong thời kì công nghệ số phát triển như vũ bão ngày nay, trẻ có thể tìm kiếm và có ngay...