Những đứa trẻ khao khát đến trường
Mồ côi cha mẹ hay gia đình ly tán, Đoàn Chí Hưng và Hàu Thị Mỷ đang độ tuổi ăn học phải sớm bỏ trường lớp. Nhờ sự giúp đỡ của thầy cô, các em đã được đi học.
Đoàn Chí Hưng, học sinh lớp 6 ở một trường THCS Lê Lợi, Hà Nội, có gương mặt sáng, toát lên sự thông minh. Khi Hưng 11 tuổi, bố em bỏ nhà ra đi. Sau đó một thời gian, người mẹ gửi Hưng cho ông bà và chú đi lao động xuất khẩu ở Malaysia.
Hưng bảo không có bố, cũng chẳng được gần mẹ, em ở nhà người họ hàng, phải thường xuyên làm việc nhà nhưng vẫn bị hắt hủi, ghẻ lạnh. Hưng phải bỏ đi kiếm sống, trong túi chỉ có 7.000 đồng.
“Có hôm phải nằm ngủ ở ghế đá Bờ Hồ, em khóc rất nhiều vì nhớ mẹ, vì tủi thân”, cậu bé nhớ lại.
Cuộc đời mỉm cười với Hưng khi có người biết hoàn cảnh đã gọi điện cho một tổ chức nhân đạo ở Hà Nội đưa về nuôi dưỡng. Ở đó, Hưng được cho ăn cơm, được phát quần áo mới và có chỗ ngủ ấm. Em lại được sống với những bạn cùng cảnh ngộ nên dần dần yên tâm, tự tin hơn, bớt đi sự rụt rè.
Hưng kể: “Phòng có 12 bạn, mỗi người một hoàn cảnh khác nhau. Có bạn bị khiếm thị, có người bị điếc…, nhưng các bạn rất yêu thương nhau”.
Đoàn Chí Hưng trong lớp học. Ảnh: Hà Long.
Hưng còn tham gia các nhóm học nhảy, học đàn và giúp đỡ những bạn khuyết tật. Nam sinh bảo học đàn rất khó nhưng em chăm học nên đã đánh được hơn 100 bài hát các loại. Tuy nhiên, việc học sau đó bị ngắt quãng giữa chừng.
Video đang HOT
Nhờ các anh chị tình nguyện ở tổ chức nhân đạo liên hệ, đầu năm học 2015-2016, Hưng được nhận vào Trường THCS Lê Lợi, tiếp tục học chương trình lớp 6. Nhập học chưa lâu, Hưng khoe đã dành được 5 điểm 10, nhiều điểm 9 và rất vui vì được mặc đồng phục tới trường.
Hiệu trưởng trường THCS Lê Lợi, bà Nguyễn Thị Vân Hồng chia sẻ: “Hưng ngoan ngoãn và chăm chỉ học tập. Mới nhập học được hơn 2 tháng, em đã tích cực dạy nhảy cho các bạn trong lớp”.
Cùng trường với Hưng là Hàu Thị Mỷ, sinh năm 2002 ở xã Sơn Mí, huyện Mèo Vạc (Hà Giang). Sau hơn 1 năm phải nghỉ học đi nương, Mỷ đã được trở lại trường học ở thủ đô.
Mỷ sinh ra trong gia đình có 3 anh em, mẹ mất khi em lên 5 tuổi. 12 tuổi, 3 anh em mồ côi bố, rơi vào cảnh bơ vơ. Anh trai lấy vợ, cuộc sống thêm phần khó khăn phải chạy ăn từng bữa.
Để có cái ăn, Mỷ phải lên nương làm rẫy. Nữ sinh tâm sự: “Em rất muốn đến trường nhưng không có tiền, không có gạo nên đành phải đi rẫy”.
Cho đến một ngày, em được người quen ở Hà Nội đưa vào Trung tâm bảo trợ xã hội nương nhờ. Có sự giúp đỡ của các anh chị ở trung tâm, Mỷ được Trường THCS Lê Lợi nhận vào học.
Mỷ bảo, cuộc sống ở Hà Nội khác xa ở xã Sơn Mí nên nhiều thứ em chưa thể quen. Đường đông đúc khiến em sợ nên hàng ngày, Mỷ phải dậy từ sớm đi bộ đến trường. Em cũng gặp khó khăn trong hòa đồng, giao tiếp với bạn bè nhưng cô giáo, các bạn luôn động viên, giúp đỡ.
Nữ sinh Hàu Thị Mỷ . Ảnh: Hà Long.
Nữ sinh tâm sự, về Hà Nội chưa lâu nhưng rất nhớ nhà, nhớ quê hương vùng cao của em. Tâm sự với cô hiệu trưởng, Mỷ nói rất muốn về thăm quê, thăm anh chị.
Gương mặt ửng đỏ, nụ cười bẽn lẽn khi được hỏi về mình khiến cô bé người dân tộc này càng xinh xắn và đáng yêu hơn. Dù sức học chưa bằng các bạn nhưng Mỷ đã tự tin hơn nhiều và luôn nhắc mình phải cố gắng để tốt nghiệp THCS.
Hy vọng với sự giúp đỡ, tạo điều kiện của các thầy cô giáo trường THCS Lê Lợi, mong muốn của Mỷ, của Hưng sẽ trở thành hiện thực.
Theo Zing
Trưởng phòng Giáo dục nhận trách nhiệm để trẻ học ngày rét
Ông Đào Hoài Nam, Trưởng phòng GD&ĐT thành phố Điện Biên Phủ đã nhận trách nhiệm về những thiếu sót, dẫn đến việc học sinh vẫn phải đến trường trong những ngày giá rét.
Vừa qua, một số cơ quan báo chí thông tin, ngày 25/1, các trường THCS tại TP Điện Biên Phủ (tỉnh Điện Biên) vẫn tổ chức học bình thường khi nền nhiệt độ từ 3 đến 10 độ C.
Trong khi đó, theo văn bản chỉ đạo của Sở GD&ĐT tỉnh Điện Biên đối với Phòng GD&ĐT các địa phương, nếu nhiệt độ ngoài trời dưới 10 độ C, các trường sẽ cho học sinh mầm non và tiểu học nghỉ học; khi nhiệt độ dưới 7 độ C, học sinh THCS được nghỉ và khi nhiệt độ dưới 5 độ C, học sinh THPT không phải đến trường.
Tại thành phố Điện Biên Phủ, các trường mầm non và tiểu học triển khai chậm việc thông báo tới phụ huynh nên trong sáng thứ hai (25/1), nhiều phụ huynh vẫn đưa con đến trường rồi phải chở về.
Học sinh vùng cao quấn chăn đi học ngày rét. Ảnh: Bích Hoạt.
Ông Đào Hoài Nam, Trưởng phòng GD&ĐT thành phố đã thẳng thắn nhận trách nhiệm về những thiếu sót trên.
Ông Nam cho biết, sau khi nhận được văn bản chỉ đạo của Sở GD&ĐT tỉnh Điện Biên và UBND thành phố Điện Biên Phủ, Phòng GD&ĐT đã soạn văn bản chỉ đạo gửi tới các đơn vị trường học. Tuy nhiên, thời gian xảy ra đợt rét đậm đúng vào ngày nghỉ nên văn bản chưa được chuyển kịp thời đến các đơn vị.
Sau đó, lãnh đạo Phòng GD&ĐT và các chuyên viên đã trực tiếp gọi điện thoại tới ban giám hiệu các trường học trên địa bàn để chỉ đạo. Tại một số trường tiểu học và mầm non, giáo viên chủ nhiệm chưa thông báo đầy đủ tới từng phụ huynh. Bởi vậy, vẫn còn tình trạng một số phụ huynh không nhận được thông tin và đưa con em đến trường.
Ngoài ra, ban giám hiệu một số trường trung học cơ sở, do chưa từng gặp tình huống trên, nên chưa có kinh nghiệm xử lý.
Ông Nam cũng cho biết, hầu hết học sinh trên địa bàn đều là con em cán bộ công chức, nên việc cho học sinh nghỉ học sẽ gây ảnh hưởng khi gia đình không có người trông nom. Vì vậy, ban giám hiệu các trường đã chờ đến sáng thứ hai và chờ có thông tin thời tiết rồi mới quyết định việc có cho học sinh nghỉ hay không.
Sau khi có thông tin trên báo chí, lãnh đạo Phòng GD&ĐT thành phố Điện Biên Phủ đã tiếp thu các ý kiến và tổ chức rút kinh nghiệm.
Theo Chu Quốc Hùng/Thông Tấn Xã Việt Nam
Những kiểu chống rét khi đưa trẻ đến trường Trong ngày đầu của đợt rét được dự báo là kỷ lục tại phía bắc, học sinh được người lớn trang bị áo ấm, mũ, thậm chí che chắn gió bằng hệ thống khung nhôm kính trên xe máy. Sáng 22/1, nhiệt độ tại Hà Nội xuống thấp, chỉ còn 15 độ C, mở đầu cho đợt rét được dự báo là kỷ...