Những đứa trẻ “chịu trận” sau việc khoe bảng điểm của cha mẹ
Thời điểm này, mở facebook là thấy hình ảnh nhiều bảng điểm của con được bố mẹ tự hào khoe.
Đằng sau việc khoe bảng điểm của cha mẹ là biết bao nỗi niềm của các phụ huynh khác, là rất nhiều áp lực của những học sinh chưa đạt điểm cao như vậy.
Phụ huynh khoe bảng điểm toàn 9,10 của con trên facebook
Mẹ khoe “chiến tích”, con thấy ngượng
Như thường lệ, cứ đến cuối học kỳ 1, học kỳ 2, vào dịp họp phụ huynh, các cha mẹ có con học giỏi lại đua nhau khoe bảng điểm của con trên facebook. Không thể phủ nhận, những con được khoe bảng điểm ấy đã phải nỗ lực rất nhiều để có những điểm 9, điểm 10 và bố mẹ có quyền tự hào về kết quả của con.
Trên facebook của chị Nguyễn Thanh Vân (Mỹ Đình, Hà Nội) những ngày này nhận “cơn mưa” lời khen của bạn bè khi chị khoe con chị là thủ khoa của một trường THCS với điểm tổng kết kỳ 1 là 9,7. Chưa kể, cô con gái lớn tham gia thi học sinh giỏi cấp thành phố cũng được chị “tường thuật” liên tục.
Cũng giống như chị Vân, chị Bùi Thanh Huế (Quán Thánh, Hà Nội) cũng khoe bảng điểm cao chất ngất của con ở trường THPT chuyên khiến các phụ huynh khác chỉ biết xuýt xoa, ghen tị.
Biết bảng điểm của mình bị mẹ post trên facebook, một nam sinh lớp 11 cảm thấy rất khó chịu. Nam sinh này cho biết, điểm số ấy không thể hiện rằng em học giỏi hơn các bạn khác mà mẹ phải tự hào đến vậy. Bởi, ở trong lớp có rất nhiều bạn thực sự giỏi, đặc biệt ở một số môn. Em thì không giỏi xuất sắc môn nào.
Điểm của em cao hơn các bạn là do em chăm chỉ hơn, học đều các môn hơn thôi. Thế nên, em cảm thấy rất ngượng khi nhiều người thân khen em hết lời. Đặc biệt, em rất ngượng với các bạn ở lớp.
Video đang HOT
Cuối học kỳ 1, cuối học kỳ 2 là dịp nhiều cha mẹ khoe bảng điểm của con
Những đứa trẻ chịu trận vì bảng điểm thấp
Việc một số cha mẹ khoe bảng điểm, thành tích của con trên facebook để nhận được “cơn mưa” lời khen lại gây cảm giác không vui cho nhiều phụ huynh khác. Họ cảm thấy không được hãnh diện vì con rồi nảy sinh tâm lý đố kỵ, ganh ghét. Họ dè bỉu và cho rằng “những đứa trẻ này chỉ biết học, chắc lại như gà công nghiệp, tồ tệch với đời”…
Bị ảnh hưởng nhất trong việc các cha mẹ khoe bảng điểm của con phải là những đứa trẻ học không giỏi. Từ trước đến nay, chị Hoàng Minh Ái (Thanh Xuân, Hà Nội) luôn xác định không quan trọng điểm số của con. Con được điểm 7, 8 là chị cảm thấy đạt.
Thế nhưng, khi thấy nhiều mẹ khoe bảng điểm của con với tràn ngập điểm 9, 10, chị đã cằn nhằn con rất nhiều. Rằng, “Mẹ đầu tư bao nhiêu tiền cho con học như thế mà con học chẳng đâu vào đâu. Học thêm khắp nơi mà chỉ được 7, 8 thì đi học làm gì cho phí tiền. Nhìn bạn con nhà cô Linh ấy, cũng lớp 11 như con mà được 8,5 IELTS, hay bạn con nhà cô Mai ấy, cũng học cấp 3 mà điểm tổng kết trên 9 phẩy. Nghĩ đến điểm lẹt đẹt của con, mẹ thực sự buồn”…
Chị Ái cho biết, dù biết so sánh với “con nhà người ta” sẽ là không tốt cho con nhưng chị không thể nào kiềm chế nổi cảm xúc khi nghĩ đến bảng điểm làng nhàng của con mình ở bên cạnh bảng điểm toàn 9, 10 của người quen trên facebook.
Với không ít những phụ huynh, thành tích của con chẳng khác gì “trang sức” của họ. Không ít người trong số họ ép con học ngày học đêm, không cho con có thời gian giải trí chỉ để con đạt thành tích tốt để khiến bố mẹ tự hào, để bố mẹ có thứ để khoe với mọi người. Những đứa con ngày càng phải gánh áp lực từ kỳ vọng của bố mẹ. Chúng không được quyền thất bại, không được phép có điểm kém, chúng bắt buộc phải học giỏi toàn diện.
Những ngày cuối cùng cha quý hơn ngàn trang sách...
Luôn tràn đầy năng lượng, hiện là giáo viên tại Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn (Vũng Tàu) với điểm IELTS 8,5/9 và là gương mặt dạy tiếng Anh có tiếng, Nguyễn Đình Bửu Tài (25 tuổi) đã trải qua một hành trình đầy sóng gió.
Thầy giáo Nguyễn Đình Bửu Tài - Ảnh: T.NGUYỄN
Những "bước ngoặt" khó quên
Tốt nghiệp ngành tiếng Anh tại Trường đại học Sư phạm TP.HCM, Bửu Tài lại là dân chuyên lý suốt thời phổ thông, từng tham gia nhiều kỳ thi cấp tỉnh và quốc gia. "Là dân lớp lý nhưng tôi khao khát được học tiếng Anh, môn học mà tôi đã không thể theo đuổi vì từng nghĩ rằng chỉ dành cho con nhà giàu. Việc thi rớt giải quốc gia môn lý giúp tôi nhận ra rõ hơn tình yêu cho ngoại ngữ".
Bửu Tài thi và đậu cùng lúc hai trường Đại học Sư phạm TP.HCM, Đại học Ngoại thương TP.HCM. Tự nhận "thời tuổi trẻ nông nổi", Bửu Tài chọn học cùng lúc cả ngôi trường, dẫu biết mọi thứ sẽ rất áp lực.
Sau đó, Tài quyết định rời ngôi trường Ngoại thương với sự tư vấn của gia đình. Quyết định này khiến nhiều người sửng sốt, nhưng anh coi đó là áp lực cần thiết để học thật tốt, để chứng minh sự trưởng thành của bản thân.
Sau khi tốt nghiệp năm 2017, Bửu Tài quay về thành phố biển, vừa giảng dạy tại Trường THPT Vũng Tàu, vừa theo học cao học giảng dạy tiếng Anh. Lúc tốt nghiệp cao học, anh cũng đồng thời đạt được điểm IELTS 8,5/9.
Bửu Tài vượt qua kỳ thi tuyển để trở thành giáo viên tiếng Anh tại ngôi trường cũ là THPT chuyên Lê Quý Đôn, điều mà anh cho rằng "một giấc mơ đẹp đã trở thành hiện thực".
Nguyễn Đình Bửu Tài (áo nâu) chụp hình lưu niệm cùng học sinh - Ảnh: T.NGUYỄN
Hành trình "chiến đấu" cùng cha
Tháng 9-2019, cha của Tài có dấu hiệu bất ổn về sức khỏe. "Đến lúc khám, bác sĩ cho biết tình trạng của cha tôi rất xấu, thời gian sống chỉ còn tính bằng tháng", Bửu Tài nhớ lại.
Và sau đó là hành trình anh "chiến đấu" với tử thần cùng cha. Tài thay mẹ chăm cho cha từ những điều nhỏ nhất từ bệnh viện này sang bệnh viện khác, "ăn và ngủ" cùng ông từ Việt Nam đến Singapore. Mẹ của Tài - một nhà giáo có tiếng của tỉnh và có ảnh hưởng lớn đến tính cách của anh - lo bươn chải để chữa bệnh cho chồng
Đó là khoảng thời gian tăm tối nhất, vì với Bửu Tài không có gì kinh khủng bằng việc phải đối mặt với sự thật là mình đang chứng kiến cha khó nhọc với từng hơi thở, đang bất lực dần rời xa người bạn, đồng thời là người thân nhất của mình.
"Lúc đó tôi chợt vỡ ra một điều: cha mẹ sẽ không luôn ở đó với mình. Trước đó tôi cứ nghĩ mặc nhiên ông sẽ ở bên cạnh tôi ít nhất 10-20 năm nữa. Tôi buồn và suy sụp, may mà tôi tìm nghe được nhiều bài nói chuyện ý nghĩa trên podcast, và tôi cũng tìm cách tập thể dục trên sàn trong hoặc trước cửa phòng bệnh để tâm trạng được vực dậy. Không có sự hỗ trợ từ mẹ, sách và thể dục, tôi có thể đã phát điên", Bửu Tài chia sẻ.
Cha của Tài rời xa mọi người vào một buổi chiều tháng 2-2020.
Trang sách quý nhất
Điều khiến Bửu Tài ngạc nhiên nhất là cha anh luôn điềm tĩnh từ lúc nhận được thông báo của bác sĩ đến những phút cuối cùng.
"Trước khi sức khỏe yếu hẳn, ông vẫn kịp dạy tôi chạy xe, chuẩn bị hết giấy tờ cần thiết cho gia đình, dặn tôi phải thay ông chăm sóc mẹ thật tốt, thường xuyên ăn cơm cùng mẹ, và nhất là tôi phải luôn khiêm tốn và không ngừng cố gắng để tốt hơn mỗi ngày. Làm sao ông có thể bình thản như vậy khi biết mình sắp chết?", Bửu Tài tự hỏi.
Bửu Tài trong một tiết dạy - Ảnh: T.NGUYỄN
Ngồi lần giở rất nhiều trang sách đã đọc, đã nghe trên podcast, Bửu Tài vẫn cho rằng những tháng ngày cuối cùng bên cạnh cha giúp anh "vỡ" ra và học được hơn hết thảy.
Thời tuổi trẻ, chúng ta thường dành thời gian cho công việc, bạn bè và đam mê cá nhân, ít để ý là những người thân nhất có thể ra đi bất cứ lúc nào. Giờ tôi nhận ra, hãy luôn dành cho nhau những bữa cơm gia đình, những lời tử tế và sự quan tâm để sau này ký ức không trở thành nuối tiếc.
BỬU TÀI
Với Bửu Tài, bài học lớn nhất anh học được từ người cha đáng kính là con người ai rồi cũng sẽ chết. "Cha không sợ cái chết mà sợ nhất là một cuộc đời vô nghĩa, kế đến là khi mất mà không có ai bên cạnh", những lời thủ thỉ cuối cùng từ người cha từng được đi nhiều, và được nhiều đồng nghiệp, gia đình kính trọng chưa bao giờ thôi văng vẳng bên tai người thầy 9X, trở thành "kim chỉ nam" của anh.
Cách xây dựng chiến lược học tập của bà mẹ 3 con Tự nhận con không xuất sắc, gia đình không khá giả, chuyên gia marketing Phạm Xuân Hương đã giúp con thành công nhờ xây dựng chiến lược học tập đúng đắn. Chị Xuân Hương, thạc sĩ marketing quốc tế, đã và đang đảm nhiệm vị trí Strategic Marketing Director tại nhiều công ty dược trong và ngoài nước. Chị chia sẻ hành trình...