Những đứa con nổi tiếng của người thợ ảnh
Thầy tôi ra tỉnh học nghề ảnh vào năm 1924 lúc mới 13 tuổi. Ông nội tôi gửi gắm ở hiệu ảnh của một người cùng làng, cụ Phúc Lai. Có hai anh em ruột đều có thương hiệu là Phúc Lai. Ông này là ông anh, mọi người gọi là Phúc Lai – Hải Phòng. Còn ông em là Phúc Lai – Sơn Tây.
Cụ tên thật Nguyễn Văn Đính, là thế hệ học trò đầu tiên của cụ Nguyễn Đình Khánh (tức Khánh Ký), ông tổ nghề ảnh của làng và cả nước.
Cụ Phúc Lai sinh ra trong một dòng họ danh giá. Người anh em con chú con bác ruột với cụ là GS-TS Nguyễn Văn Huyên, người Việt đầu tiên bảo vệ thành công luận án tiến sĩ văn khoa tại Đại học Sorbonne, Paris khi chưa đầy 30 tuổi.
Ông nội cụ Phúc Lai- cụ Điều Khoa, thuở nhỏ vất vả, rời làng ở với bà nội ở phố Thuốc Bắc. Sau nhờ thông minh, tháo vát, cụ thành thầy thuốc giỏi, có cửa hàng bán thuốc khá danh tiếng ở 36 phố phường. Cụ được vua Tự Đức phong hàm Cửu phẩm, bổ làm y sinh.
Năm đó, cụ Phúc Lai mới khai trương thêm cửa hiệu nữa ở Hải Phòng, thầy tôi theo cụ xuống làm thợ và sống trong nhà cụ hàng chục năm trời. Cho tới khi ông nội tôi mất đầu thập niên 1940, thầy tôi mới rời Hải Phòng về lại Hà Nội làm ở Central Photo, số nhà 94 phố Hàng Bông gần phố Hàng Da, cũng do cụ Phúc Lai làm chủ.
Cụ Phúc Lai – Hải Phòng có hai bà vợ và bốn người con, bà cả chỉ có một mụn con gái. Lúc còn sống thầy tôi thường kể cho tôi nghe về ba người con trai rất sáng dạ của cụ Đính. Đó là các chú Riệu, Quyền và Đạo.
GS-TS Nguyễn Quang Riệu giao lưu với giới trẻ yêu thiên văn ở TPHCM tháng 11-2010 Ảnh: thienvanhoc.org
Ông nội cụ Phúc Lai- cụ Điều Khoa, thuở nhỏ vất vả, rời làng ở với bà nội ở phố Thuốc Bắc. Sau nhờ thông minh, tháo vát, cụ thành thầy thuốc giỏi, có cửa hàng bán thuốc khá danh tiếng ở 36 phố phường. Cụ được vua Tự Đức phong hàm Cửu phẩm, bổ làm y sinh. Ước nguyện lớn nhất của cụ là muốn con cái hướng nghiệp y, xây dựng một bệnh viện tư hiện đại chữa bệnh cho thập phương.
Thầy tôi kể, cụ Phúc Lai rất giỏi tử vi. Cả ba chú đều được cụ xem rất kỹ, thấy tiền, trung và hậu vận của các chú đều đắc ý, cụ mừng lắm. Sau khi người con trai cả Nguyễn Quang Riệu và con út Nguyễn Quý Đạo sang Pháp du học, người con trai thứ hai – Nguyễn Quang Quyền ở nhà, năm 1952 tốt nghiệp tú tài hạng ưu thì vào học trường ĐH Y Dược Hà Nội và ở lại trường giảng dạy.
Video đang HOT
Đợt cải tạo công thương ở Hà Nội và Hải Phòng khiến toàn bộ cửa hiệu sầm uất, cũng như những đồn điền mầu mỡ của cụ Phúc Lai ở vùng Đông Triều đều bị quốc hữu hóa, tập thể hóa. Gia đình cụ thành vô sản, và lui về sống ở khu nhà tạm cấp 4 ven hồ Giảng Võ cùng vợ chồng chú Quyền. Hàng ngày chú Quyền đạp xe tới trường Y và Bệnh viện Bạch Mai làm việc. Thầy tôi, một dạo hàng ngày cũng từ Lai Xá ra cửa hàng ảnh Quốc Tế ở 11 Hàng Khay bằng xe đạp nên vẫn gặp chú Quyền.
Thi thoảng chú khoe: “Anh Riệu và em Đạo nhà em bên Pháp vẫn thi thoảng vẫn gửi quà về. Có lúc nhà nhận được chiếc Peugeot mới coóng nhưng em chả dám đi, sợ người ta dị nghị”.
Có dạo chú Quyền kể biết hai cụ Phúc Lai được nhà nước mời lên ở khách sạn để tiếp khách quý từ bên Tây. Tưởng ai hoá ra chú Riệu đi hội nghị quốc tế về thiên văn (hay vật lý) vùng Đông Âu, tiện thể ghé thăm Hà Nội. Hai cụ được gặp lại con trai sau hơn 20 năm xa cách. Trước đó cả tháng, hai cụ đã được các cán bộ có trách nhiệm đả thông tư tưởng.
Vài năm sau, cụ Phúc Lai Nguyễn Văn Đính về với tổ tiên, hưởng thọ 86 tuổi, an nghỉ ở cánh đồng làng. Cụ bà sau đó theo chú Quyền vào TP.HCM sống những năm cuối đời.
GS-BS Nguyễn Quang Quyền cùng với người em họ (GS-BS Nguyễn Văn Thành tức Hùng, con cụ Phúc Lai – Sơn Tây) đều là chuyên gia xuất sắc trong lĩnh vực giải phẫu học và vi trùng học. Cả hai còn là các bậc thầy khả kính của nhiều thế hệ sinh viên y khoa Hà Nội và Sài Gòn. Riêng GS-BS Quyền, được đánh giá là nhà nhân trắc học số 1, góp công trong việc ướp và bảo quản thi hài Hồ Chủ tịch trong điều kiện khí hậu Việt Nam.
Năm 1977, GS-BS Nguyễn Quang Quyền xuất bản hai cuốn sách Tổ tiên của người hiện đại và Các chủng tộc loài người. Phát động phong trào hiến xác cho khoa học, bản thân ông cũng tình nguyện hiến xác. Nhưng rồi đột ngột qua đời trong một tai nạn giao thông năm 1997, ý nguyện của ông đã không thành.
Cách đây gần 3 năm, trên VTV4 chuyên mục “Con Lạc cháu Hồng”, tôi được xem hình ảnh ông Nguyễn Quang Riệu. Ông được đài RFI của Pháp giới thiệu là khách mời liên tục ở chương trình “Nhịp cầu tri âm”. Nhà khoa học Nguyễn Quang Riệu từng đảm trách chức Giám đốc nghiên cứu của Trung tâm Nghiên cứu Khoa học Quốc gia Pháp, công tác tại Đài Thiên văn Paris. Một trong những chuyên gia đầu ngành thế giới về chiếu xạ Maser. Giáo sư cũng nhiều lần về Việt Nam tham gia các chương trình phổ biến ngành thiên văn vật lý và ngành vật lý môi trường.
GS-TS Nguyễn Quý Đạo tại lễ “Vinh danh nước Việt” 2005 Ảnh: Lan Anh
GS-TS Nguyễn Quý Đạo cũng là một gương mặt sáng láng của trí thức Việt nơi xứ người. Ông là tác giả của hơn 300 tài liệu nghiên cứu khoa học, chủ nhân ba bằng sáng chế. Ông được nhà nước trao tặng danh hiệu “Vinh danh nước Việt 2005″.
Giành bằng tiến sĩ khoa học ở Đại học Paris (ngành hoá học) năm 1967 khi mới 30 tuổi, ông hiện là Giám đốc cao cấp danh dự của trung tâm Nghiên cứu Khoa học quốc gia Pháp (CNRS) và Giám đốc phòng thí nghiệm hóa lý của Ecole Centrle.
Tổng Biên tập Tạp chí Analusis, một tạp chí quốc tế về hóa phân tích của Pháp phát hành trên toàn cầu. Sau 1975, ông về Việt Nam hợp tác với các nhà khoa học trong nước. Công trình được Nguyễn Quý Đạo tâm đắc là nghiên cứu sỏi thận, sỏi mật của người Việt, giúp tìm ra phương pháp điều trị hiệu quả.
Ông xác định sự khác nhau giữa sỏi của người Việt với người nước khác, để kết luận sỏi của người Việt Nam có dạng đá chứ không phải sỏi mỡ như người dân ở các nước phát triển, do đặc điểm ăn uống. Từ đó chỉ ra cách ăn uống và điều trị phù hợp để làm tiêu viên sỏi mà không cần đụng dao kéo.
Ông hy vọng sản xuất ra những chiếc máy quang phổ hiện đại, áp dụng trong nhiều lĩnh vực y tế, địa chất, môi trường, giá chỉ 2.000 USD so với giá 200 ngàn USD hiện nay. Cùng một học trò người Việt ở Pháp, ông nghiên cứu phát minh máy quang phổ Raman, có thể áp dụng trong ngành kim hoàn, giúp thẩm định nhanh và chính xác kim cương, đá quý là thật hay giả.
Với bằng sáng chế cho phát minh này, chiếc máy thử đầu tiên sắp ra đời. Từ lúc sáng chế đến lúc sản xuất bán ra thị trường phải mất khoảng 5 năm, song TS Nguyễn Quý Đạo hy vọng phát minh của ông sẽ sớm được ứng dụng ở Việt Nam.
Chương trình đào tạo kỹ sư chất lượng cao mà ông là một trong những người sáng lập, đã thực hiện nhiều năm qua tại ĐH Bách khoa Hà Nội, Bách khoa Đà Nẵng, Bách khoa TPHCM và ĐH Xây dựng Hà Nội. Đây là chương trình phối hợp với một số trường đại học ở Pháp, mở các lớp đào tạo theo chương trình giảng dạy của các trường đại học Âu châu.
Làng Lai Xá (Kim Chung, Hoài Đức, xứ Đoài), “cái làng tưởng chỉ phát về nghề truyền thống chụp ảnh ai ngờ có người thành danh chói lọi thế”- lời thốt của một cụ già ở làng khi trông thấy mấy người con thắp hương lên mộ cụ Phúc Lai dịp tiết thanh minh Kỷ Mão.
Theo VNN
Vụ cướp 31 lượng vàng
Sáng 9-5-2011, Công an TP.Cà Mau tiếp một phụ nữ có gương mặt thất thần sau một đêm mất ngủ. Sau khi giới thiệu tên Bùi Thị Liễu Duy (29 tuổi, ngụ phường 1, TP.Cà Mau), người phụ nữ không cầm được nước mắt, nghẹn ngào nói: "Tài sản bao năm dành dụm đã mất sạch. Tôi mong lực lượng công an giúp đỡ sớm truy bắt bọn cướp táo tợn".
Rạng sáng ngày 9-5-2011, chị Duy cùng hai con trai Duy Nhân (9 tuổi) và Duy Long (4 tuổi) đang ngủ thì nghe tiếng động mạnh phía cửa phòng. Chị chưa kịp ngồi dậy thì một đối tượng bịt mặt cầm dao kề sát cổ ra lệnh: "Ngồi im, la là tao đâm chết". Cháu Duy Long giật mình thức dậy cũng bị một đối tượng khác khống chế: "Im miệng lại ngay. Khóc tao chém chết". Lập tức, bọn chúng dùng dây nylon, băng keo thủ sẵn trói chị Duy. Hai đứa con của chị Duy cũng bị chúng dùng băng keo dán miệng.
Sau khi giở túi xách chị Duy, chúng thu được hơn 10 triệu đồng tiền mặt và chìa khóa xe gắn máy. Một tên phát hiện chùm chìa khóa nên mở két sắt. Chị Duy cho biết, số tài sản chị mất hơn 31 lượng vàng các loại, 4 điện thoại di động và 15 triệu đồng...
Qua công tác khám nghiệm hiện trường, các trinh sát Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội Công an tỉnh Cà Mau phát hiện đối tượng đột nhập vào nhà bằng cách dùng dao cạy cửa sắt. Để tránh sự trợ giúp từ hàng xóm, chúng mua nhiều ổ khóa, khóa cửa ngoài một số nhà lân cận với nhà chị Duy. Nhiều tổ trinh sát được phân công theo dấu những đối tượng tình nghi, trong đó đối tượng Hồ Hoàng Kiệt (SN 1982, ngụ ấp Cái Bát, xã Lợi An, huyện Trần Văn Thời) là nghi can số một. Là đối tượng không nghề nghiệp ổn định, nhưng Kiệt ngủ khách sạn sang trọng và ăn uống tại nhà hàng. Kiệt luôn thay đổi địa điểm, khi đến TP.Cà Mau lúc xuống thị trấn Năm Căn.
21 giờ 30 phút ngày 7-6-2011, Kiệt định dời địa điểm thì bị trinh sát bắt nóng. Qua khám xét, trinh sát thu được điện thoại di động và một sợi dây chuyền của chị Duy mà y "giữ làm kỷ niệm". Từ lời khai của Kiệt, cơ quan điều tra bắt tiếp các đối tượng: Phan Văn Phong (SN 1984, ngụ ấp Láng Cùng, xã Thạnh phú, huyện Cái Nước); Võ Ngọc Thơm (SN 1988); Nguyễn Đăng Thùy (SN 1981 cùng ngụ khóm 1, phường 1, TP.Cà Mau) và Lâm Minh Duy (SN 1982, ngụ ấp Trần Độ, xã Thạnh phú, huyện Cái Nước) về hành vi cướp tài sản. Đối tượng Nguyễn Văn Đỉnh (SN 1980, ngụ xã Hòa Tân, TP.Cà Mau) đã bỏ trốn.
Đến nay, vụ cướp nhà chị Duy đã được làm rõ. Đối tượng Lâm Minh Duy là bà con bạn dì với Thơm. Duy thường tụ tập với phần tử xấu ăn nhậu, cờ bạc. Trong một lần gặp Thơm, Duy than thở: "Dạo này khó khăn quá, đá gà trận nào thua trận nấy. Mày ở Cà Mau có chuyện gì bày cho tao "làm ăn" với". Thơm đem chuyện kể cho Thùy, nhà cặp vách nhà chị Duy, Thùy liền chỉ điểm: "Ở cạnh nhà tao có một bà chồng không có nhà mà giàu lắm. Mày rủ anh bà con của mày ra đi...".
Ngày 8-5-2011, Thơm điện thoại cho Duy chỉ chỗ "làm ăn". Duy rủ Kiệt cùng tham gia. Kiệt gọi điện rủ thêm Phong, một đối tượng vừa mới ra tù về tội trộm cắp tài sản. Cả bọn thống nhất ngày hôm sau hành động.
Đúng hẹn, sáng 9-5-2011, bọn chúng mua "đồ nghề" rồi đột nhập vào nhà chị Duy hành động. Sau khi lấy tài sản, Phong, Kiệt chia nhỏ số vàng bán ở Bạc Liêu. Thơm, Thùy, mỗi người được "thưởng công" 30 triệu đồng, số tiền còn lại bọn chúng chia đều rồi nướng vào bàn nhậu, bài bạc.
Qua Báo CATP, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Cà Mau kêu gọi Nguyễn Văn Đỉnh ra đầu thú để hưởng chính sách khoan hồng của pháp luật, ai bao che sẽ bị xử lý theo pháp luật.
Theo CATP
Cha mất, con sát hại nhau vì tiền phúng viếng VKSND tỉnh Bắc Giang vừa phê chuẩn quyết định khởi tố bị can đối với ông Nguyễn Văn Đính (SN 1958, ở thôn An Cập, xã Hoàng An, huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang) để CQĐT tiếp tục điều tra về hành vi "Giết người". Di ảnh nạn nhân Nguyễn Văn Đĩnh. Theo tài liệu điều tra, do mâu thuẫn trong việc phân...