Những động tác thể dục tăng sức đề kháng cho cơ thể
Những kiến thức bảo vệ sức khỏe và tăng sức đề kháng cơ thể là cẩm nang sống không thể thiếu cho mọi người.
Chắc hẳn ai cũng biết rằng, khi sức đề kháng của cơ thể suy yếu sẽ dẫn tới nhiều bệnh tật, sức khỏe suy giảm. Vì vậy, việc tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể đang là mối quan tâm rất lớn, đặc biệt là trong những môi trường dễ nhiễm bệnh như hiện nay. Vậy làm cách nào để xây dựng lên một “hàng rào” miễn dịch nhằm ngăn chặn sự tấn công của các vi khuẩn, virus gây hại? Hiểu được nỗi lo lắng của các nàng, đã tổng hợp những động tác thể dục tăng sức đề kháng giúp mang lại một cơ thể khoẻ mạnh và đầy năng lượng.
Cải thiện hệ miễn dịch từ những bài tập thể dục đơn giản. Ảnh: Pexels.
TADASANA (TƯ THẾ QUẢ NÚI)
Đây luôn là một trong những động tác thư giãn, nhẹ nhàng và dễ thực hiện nhất. Tư thế Tadasana giúp hỗ trợ lưu thông máu hiệu quả, đồng thời giúp ổn định hơi thở và tăng năng lượng.
CÁCH THỰC HIỆN
Đứng thẳng trên sàn, hai bàn chân sát vào nhau. Hít vào sâu, hai tay duỗi thẳng đưa lên đầu. Bấm chặt gót chân và các ngón chân xuống sàn. Giữ thăng bằng trên phần trước của bàn chân. Giữ nguyên tư thế trong 5-10 nhịp thở. Cuối cùng thở ra và thả lỏng cơ thể.
SHISHUASANA (TƯ THẾ EM BÉ HAY CÒN GỌI LÀ TƯ THẾ NGHỈ NGƠI)
Không chỉ dễ thực hiện, tư thế này còn giúp cơ thể thư giãn và hỗ trợ lưu thông máu. Hơn nữa, khi bạn cúi người xuống giúp hệ thống phổi được thanh lọc, giúp cải thiện hệ miễn dịch cho cơ thể. Đây được xem là bài tập thể dục tăng cường sức đề kháng hiệu quả và đơn giản nhất.
Động tác yoga đơn giản nhưng mang lại nhiều lợi ích cho sức khoẻ. Ảnh: Unsplash.
CÁCH THỰC HIỆN
Video đang HOT
Đầu tiên, quỳ trên sàn và ngồi lên gót chân. Cúi người về phía trước để đưa trán chạm xuống thảm. Nếu trán không thể chạm đến thảm, bạn chỉ cần uốn cong hết mức có thể. Đặt tay dọc theo cơ thể, lòng bàn tay hướng lên. Giữ yên tư thế và hít thở sâu trong khoảng 5-10 nhịp thở.
SETU BANDHASANA (TƯ THẾ CÂY CẦU)
Để có một cơ thể khoẻ mạnh và lối sống thư thái, đừng bỏ qua động tác yoga hữu hiệu này. Tư thế Setu Bandhasana rất tốt cho tim và việc lưu thông máu. Đông tác này là một trong những cách giúp tăng năng lượng cũng như củng cố sức đề kháng và chống lại bệnh tật.
CÁCH THỰC HIỆN
Nằm ngửa trên sàn. Cong đầu gối, đặt hai chân xuống thảm sao cho mắt cá chân và đầu gối thẳng hàng. Đặt tay dọc cơ thể, lòng bàn tay hướng xuống dưới. Nâng hông và lưng lên khỏi sàn, cao hết mức có thể. Hít vào và giữ nguyên tư thế từ 30 – 60 giây. Sau đó, thở ra và từ từ hạ lưng đặt xuống sàn. Lặp lại động tác từ 6 đến 8 nhịp.
MATSYASANA (TƯ THẾ CON CÁ)
Với tư thế con cá, cơ thể bạn sẽ được hấp thu chất dinh dưỡng tốt hơn khi luyện tập thường xuyên. Ngoài ra, tư thế yoga này còn được mệnh danh là giải pháp thần thánh trong việc điều trị và loại bỏ bệnh tật. Động tác này còn giúp nở ngực và kích thích tuyến ức. Điều này giúp cải thiện khả năng miễn nhiễm của cơ thể.
CÁCH THỰC HIỆN
Nằm ngửa lên thảm. Hai tay dọc theo cơ thể. Đặt hai bàn tay xuống dưới hông. Đưa dần khuỷu tay về phía eo, cố định từ bàn tay đến khuỷu tay để trụ. Đẩy thân trên lên và thở ra. Hít vào, nâng ngực lên và ngửa đầu về phía sau chạm sàn. Giữ nguyên vị trí từ 5 – 10 giây.
BHUJANGASANA (TƯ THẾ RẮN HỔ MANG)
Bhujangasana là tư thế mở ngực giúp giải phóng bạch cầu, làm tăng khả năng miễn dịch của cơ thể. Ngoài ra, động tác này còn giúp giảm stress và mệt mỏi, đồng thời cải thiện lưu thông máu khắp cơ thể. Đây không những là bài thể dục tăng sức đề kháng hiệu quả mà còn giúp xoa dịu tinh thần, thư giãn đầu óc.
Thường xuyên tập Bhujangasana sẽ mang đến nhiều lợi ích cho bạn. Ảnh: Unsplash.
CÁCH THỰC HIỆN
Nằm sấp xuống sàn. Hai chân khép, hai tay co và lòng bàn tay úp. Từ từ di chuyển tay lên phía trên ngang vai, chống lòng bàn tay xuống sàn. Nâng người lên bằng tay, hít vào và nâng đầu lên cao. Ngửa cổ về sau sao cho tư thế giống con rắn hổ mang. Mở rộng vai và siết cơ bụng, đùi. Hai chân chạm sàn. Giữ tư thế trong vòng 15-30 giây với hơi thở đều bình thường. Thả lỏng cơ thể, về tư thế nằm sấp, hai tay cạnh đầu. Hít thở đều.
Theo elle.vn
Trong vòng 1 giờ sau khi ăn cam, tuyệt đối không động vào thực phẩm này tránh rước họa
Cam là một loại trái cây phổ biến nhất trong cuộc sống của chúng ta, tuy nhiên ăn cam không đúng cách cũng có thể gây hại lớn cho sức khỏe.
Tác dụng của quả cam?
Cam là một loại trái cây tốt cho sức khỏe, nó không chỉ có giá trị về dinh dưỡng, mà còn có giá trị dược liệu nhất định. Cam có vị chua ngọt, loại quả có hàm lượng nước ép cao nên rất nhiều người thích ăn.
Cam rất giàu vitamin, giúp tăng cường khả năng miễn dịch của cơ thể. Nước cam tươi chứa các chất có hoạt tính chống ung thư mạnh, có thể làm sạch và phân hủy các chất gây ung thư. Thường xuyên ăn cam giúp tăng cường sức đề kháng, khiến cơ thể khỏe mạnh chống chọi với các tác nhân gây hại bên ngoài.
Cam rất giàu vitamin C và axit citric. Vitamin C là chất chống oxy hóa, có tác dụng ngừa lão hóa, làm đẹp, axit citric có tác dụng loại bỏ mệt mỏi. Hesperidin là một flavanon glycosid có nhiều trong các loại quả có múi, đặc biệt có nhiều trong cam có thể giúp tăng cường độ dẻo dai của mao mạch, hạ huyết áp và mở rộng các động mạch ống của tim. Có thể nói cam là thực phẩm ngăn ngừa bệnh tim mạch vành và xơ cứng động mạch.
Vitamin B9 có trong cam thúc đẩy não bộ phát triển khỏe mạnh và tăng cường trí não. Rất thích hợp cho phụ nữ mang thai, nếu ăn cam thường xuyên có thể giúp trẻ tránh mắc các rối loạn thần kinh.
Cam rất giàu chất xơ - bao gồm cả chất xơ hòa tan và không hòa tan - đó là điều cần thiết cho sức khỏe tiêu hóa và duy trì việc đi tiêu đều đặn. Ăn một trái cam mỗi ngày có thể giúp cơ thể tránh được hội chứng ruột kích thích, trong đó có táo bón.
Vitamin B9 có trong cam thúc đẩy não bộ phát triển khỏe mạnh và tăng cường trí não.
Một tiếng sau khi ăn cam không được ăn loại thực phẩm này
Mặc dù quả cam rất tốt, nhưng cũng có điều cấm kỵ, đó chính là sau khi ăn cam trong vòng 1 giờ, không được ăn cua. Cua và cam ăn cũng nhau không có lợi cho sức khỏe. Bởi trong thịt cua rất giàu protein, trong khi cam lại chứa nhiều axit. Nếu ăn các loại trái cây giàu axit như cam và ăn thịt cua nhiều protein cùng một lúc các axit trái cây có thể làm rắn protein, cản trở quá trình hấp thụ canxi và protein trong cua, ảnh hưởng đến tiêu hóa.
Ngoài ra, phần lớn trong cua và các loại hải sản khác đều chứa hàm lượng lớn asen pentavenlent độc hại. Bình thường những chất này không gây hại cho cơ thể, nhưng nếu ăn kèm với lượng lớn thực phẩm giàu vitamin C như cam thì lại gây hại cho cơ thể. Khi vào cơ thể, asen pentavenlent sẽ chuyển hóa thành asen trioxide, hay còn gọi là thạch tín, gây ngộ độc cấp tính, nếu nghiêm trọng có thể nguy hiểm đến tính mạng.
Mặc dù quả cam rất tốt, nhưng cũng có điều cấm kỵ, đó chính là sau khi ăn cam trong vòng 1 giờ, không được ăn cua.
Những lưu ý khi ăn cam?
Có thể nói, cam mang lại nhiều dưỡng chất, nhưng không đồng nghĩa loại hoa quả này an toàn tuyệt đối. Cam cũng gây ra các tác dụng phụ khi tiêu thụ quá nhiều và không đúng cách. Đơn cử ăn quá nhiều cam có thể gây tiêu chảy hoặc vấn đề tiêu hóa khác do lượng chất xơ cao. Ngoài ra do hàm lượng axit cao trong trái cây, những người bị viêm loét dạ dày, tá tràng, hay viêm tuyến tụy thì không nên uống nước cam, hay ăn quá nhiều cam bởi chúng có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng của trào ngược dạ dày.
Cam mang lại nhiều dưỡng chất, nhưng không đồng nghĩa loại hoa quả này an toàn tuyệt đối.
Lưu ý: Ăn cam tốt nhất nên ăn vào lúc không no, không đói tức sau khi ăn 1-2 giờ. Không nên ăn cam vào buổi tối, do nước cam trong cam có tác dụng sinh tân dịch và lợi tiểu, gây đi tiểu đêm và làm gián đoạn giấc ngủ.
(Nguồn: QQ)
Theo baodansinh
Thực phẩm tăng sức đề kháng trong mùa dịch virus Corona Để tăng cường sức đề kháng của cơ thể chống đỡ lại những tác nhân nguy hại, ngoài việc rèn luyện thể lực, dinh dưỡng cũng đóng vai trò quan trọng. Theo Healthline, để tăng cường sức đề kháng của cơ thể chống đỡ lại những tác nhân nguy hại, ngoài việc rèn luyện thể lực, dinh dưỡng cũng đóng vai trò quan...