Những “đôi mắt ướt” chờ Tết ở lưng chừng trời

Theo dõi VGT trên

Khi không khí Tết đang rậm rịch ùa về trên mọi miền đất nước, reo lên từng nhịp hân hoan trước thềm năm mới, vẫn có những không gian tĩnh mịch, được bao phủ bởi những làn sương bạc mơ màng.

Giữa núi rừng Tây Bắc, khi ngày Tết cổ truyền càng đến gần, những người “mẹ hiền” gùi chữ trên non càng nao lòng nhớ quê hương, nhưng vẫn tận tâm chăm chút những đứa con thơ.

Những đôi mắt ướt chờ Tết ở lưng chừng trời - Hình 1

Những đôi mắt ướt chờ Tết ở lưng chừng trời - Hình 2

Để đến với bản Tả Kố Ky, bản nghèo nhất của xã Sín Thầu (huyện Mường Nhé, Điện Biên), chúng tôi phải vượt qua những cung đường đèo quanh co và đưa xe “bò” ngược dốc hơn 10km đường đất. Khi sương sớm vẫn còn giăng tà tà xung quanh, chúng tôi bắt gặp không khí nhộp nhịp chuẩn bị đón Tết truyền thống của người Hà Nhì.

Mới giữa tháng Mười Hai, nhưng không khí Tết của người dân bản địa cũng làm xao động đôi chút trong ánh mắt của cô giáo “cắm bản” duy nhất tại đây. Nhìn các gia đình quây quần ăn Tết sớm, có những giây phút nữ giáo viên không khỏi chạnh lòng…

Sinh ra và lớn lên ở Lạng Sơn, nhưng cô Hoàng Thị Yến (39 tuổi), đã có hơn 10 năm gắn bó với trẻ em nơi rẻo cao Sín Thầu, Điện Biên. Một mình bám trường, bán bảm giữa mênh mông đồi núi, cô Yến là giáo viên duy nhất tại điểm bản Tả Kố Ky, trường mầm non Sín Thầu.

Những đôi mắt ướt chờ Tết ở lưng chừng trời - Hình 3

Nhìn dáng vẻ mảnh mai ấy, có lẽ ít ai biết rằng, cô đã trở thành giáo viên “cắm bản” được hơn 10 năm. “Từ lúc ngồi trên ghế nhà trường, nhìn thấy các thầy cô đứng trên bục giảng, tôi vô cùng yêu thích và đã theo đuổi ước mơ trở thành cô giáo.

Xem trên tivi, tôi thấy bà con dân tộc thiểu số ở vùng cao rất khó khăn, trẻ nhỏ chưa có nhiều điều kiện để học chữ, nên sau khi ra trường năm 2009, tôi viết đơn tình nguyện lên công tác tại Sín Thầu” – cô Yến bắt đầu nhớ lại. Trong ký ức vời vợi của người giáo viên này, những ngày tháng đầu tiên đặt chân lên điểm bản là một chuỗi thử thách lòng yêu nghề.

“Ngày đầu nhận công tác tại điểm trường Lỳ Mà Tá, đường dốc cao lại toàn đá to, không thể đi xe lên được, nên phải đi bộ tắt qua rừng với rất nhiều con suối, mất hơn 3 tiếng. Mùa mưa, nước dâng lên, có khi phải qua 3 – 4 lần đò mới vào đến điểm trường mầm non Sín Thầu. Sau khi từ điểm trường trung tâm lặn lội vào điểm bản, tôi cùng Trưởng bản đan vách tre, còn bà con dân bản thì đi cắt cỏ gianh về lợp, để làm lớp học cho trẻ.

Thuở ấy chưa có điện, giáo viên “cắm bản” chúng tôi chủ yếu soạn bài nhờ đèn dầu… Chúng tôi thường trở về điểm trường trung tâm vào chiều thứ Sáu để sinh hoạt chuyên môn và trao đổi kinh nghiệm.

Những đôi mắt ướt chờ Tết ở lưng chừng trời - Hình 4

Sáng Chủ nhật, giáo viên nào cũng ghé quán, mua sẵn nào là cá khô, nào là trứng với vừng, lạc,… để chiều kịp tay xách nách mang lên đến điểm bản rồi ở lại đến cuối tuần. Nhưng mà vui lắm! Điều khiến tôi trân trọng nhất là người dân ở đây rất mến các thầy cô giáo” – cô Yến thủ thỉ.

Nhiều năm trôi qua, con đường “gùi chữ nên non” của các thầy cô vẫn chưa từng dễ dàng. Hình ảnh ấn tượng nhất với cô Yến cũng chính là đường lên điểm bản: “Đến khi mua được xe và gắn bó với điểm bản Tả Kố Ky, tôi sợ nhất những ngày mưa gió, lúc lên cũng sợ mà lúc xuống lại càng sợ hơn vì phanh lại thì trơn, bánh xe bị trượt, đi một quãng lại phải dừng lại, lấy que gẩy đất ra mới có thể đi tiếp. Nhiều hôm bị ngã, tím hết cả bắp chân. Hôm nào mưa lớn, núi lở xuống, chắn ngang đường, tôi phải bỏ xe giữa đường để đi bộ vào…”.

“Cũng có những lúc thoáng tủi thân, nhưng tôi chưa từng muốn bỏ nghề giáo, bỏ mảnh đất này để về miền xuôi” – cô Yến vừa nói, vừa ngồi xuống chỉnh lại chiếc dép cho lần lượt 4 học sinh trong lớp học của mình.

Những đôi mắt ướt chờ Tết ở lưng chừng trời - Hình 5

Ngược về phía trung tâm huyện Mường Nhé, rồi băng qua đoạn đường sương giăng mịt mù khi đồng hồ đã chỉ hơn 9h sáng, chúng tôi lại bắt gặp khung cảnh ấn tượng khác. Chiếc xe ì ạch men theo những vệt cỏ ven đường làm dấu, để tránh không sa xuống mép ta-luy, cuối cùng cũng đưa chúng tôi đến trước tấm biển “Điểm trường Nậm Hà, Phổ thông dân tộc bán trú tiểu học Mường Toong 1″. Nơi đây chưa có điện, chưa có sóng điện thoại và nước sạch lại vô cùng khan hiếm.

Vừa tan giờ học buổi sáng, cô giáo Đinh Thị Thu Trang (30 tuổi) đang cùng học sinh chuẩn bị bữa trưa. Trong lúc cô lúi húi nhóm bếp, những học sinh lớp 1 và lớp 2 nhanh nhẹn phụ cô hái rau và rửa thật sạch.

Những đôi mắt ướt chờ Tết ở lưng chừng trời - Hình 6

Có lẽ, đây cũng là một giờ học kỹ năng sống đầy thiết thực. Từ gian bếp phía sau lớp học, cô Trang cất tiếng, những đứa trẻ cũng ngoan ngoãn gửi lời chào đến những vị khách lạ…

Trò chuyện với chúng tôi bên nồi cơm vừa cạn nước, cô Trang chia sẻ: “Điểm trường này không chỉ cách trung tâm một đoạn đường khó khăn, mỗi khi trời mưa là bắt buộc phải dắt xe hoặc nhờ người dân đưa qua; mà còn là nơi chưa có điện, chưa có sóng điện thoại và nước thì thiếu thốn.

Mỗi khi trời mưa đến, cô trò lại hối hả mang xô chậu ra hứng nước mưa để có thêm nước sinh hoạt”. Có lẽ, với hơn 9 năm “cắm bản”, những thiếu thốn nơi đây không còn là thử thách quá lớn đối với cô.

Những đôi mắt ướt chờ Tết ở lưng chừng trời - Hình 7

Những người mẹ thứ hai giữa vùng đất của mây ôm sương phủ ấy dù mạnh mẽ đến đâu, cũng không khỏi có những giây phút thấy lòng mềm yếu, nhất là đứng trước tiếng gọi của người thân.

Cô Hoàng Thị Yến nhớ lại những ngày đầu tiên đưa con gái đầu lòng về quê chồng ở Nam Định. “Sau khi con gái học xong mẫu giáo, tôi gửi con về cho ông bà nội chăm sóc, do công việc trên này phải đi hun hút cả ngày dài, có khi là cả tuần, không có điều kiện chăm sóc con. Mỗi dịp Tết, chỉ được nghỉ khoảng một tuần, hai vợ chồng sắp xếp về Lạng Sơn thăm nhà ngoại mấy ngày rồi lại xuống Nam Định với nhà nội.

Những đôi mắt ướt chờ Tết ở lưng chừng trời - Hình 8

Thế là cả năm ròng, con gái chỉ được gặp mẹ trong vỏn vẹn mấy ngày. Con bé đếm từng ngày để chờ được gặp mẹ, và nó gọi đó là những “ngày hạnh phúc”. Khi gọi điện, con đều reo lên: “A! Mẹ sắp về rồi!”. Hồi mới học lớp 1, con vẫn òa khóc trước mặt mẹ khi phải chào tạm biệt. Nhưng từ năm học lớp 2, mỗi lần thấy mẹ chuẩn bị hành lý để trở lại với công việc, con không dám nhìn, chỉ lặng lẽ chạy vào buồng khóc, vì biết mẹ phải lên dạy chữ cho các em nhỏ” – đưa tay gạt vội đi phút yếu lòng lăn dài trên gò má, cô Yến vẫn còn xúc động.

Biết con gái phải chịu thiệt thòi vì không được ở bên bố mẹ, song, cô Yến nhìn thấy con tự lập hơn mỗi ngày thì cũng vững tâm hơn phần nào: “Bất ngờ lớn nhất đối với tôi chính là khi nghe con gái thỏ thẻ: “Mẹ ơi, sau này lớn lên, con muốn làm cô giáo giống mẹ”.

Tôi cười hỏi: “ Sao con lại muốn làm cô giáo? Mẹ đi dạy biền biệt cả năm, không ở bên con được, con không ngại vất vả ư?”. Đôi mắt bé con lớp 4 như sáng lên: “Mẹ xa con nhưng mẹ vẫn không ngừng yêu thương con… Con thấy mẹ đi dạy các em, các em biết chữ, ngoan hơn, con cũng muốn như vậy!”. Chỉ đơn giản là những khoảnh khắc, nhưng đó cũng là động lực cho tôi thêm gắn bó với mảnh đất Sín Thầu hơn mỗi ngày” .

Những đôi mắt ướt chờ Tết ở lưng chừng trời - Hình 9

Ở điểm trường Nậm Hà, trường Phổ thông dân tộc bán trú tiểu học Mường Toong 1, cô giáo Trang cũng có những phút ngậm ngùi: “Mỗi lần về thăm con, lúc chuẩn bị rời đi, con lại níu tay mẹ: “Mẹ ơi, sao mẹ đi làm suốt thế? Vì sao mẹ không ở nhà với bố và con?”. Lúc đó, tôi lại chẳng nỡ rời, muốn ở lại ôm con mỗi ngày.

Nhưng nghĩ đến những học sinh trên điểm bản, nếu vắng thầy cô càng lâu, sẽ càng quên dần mặt chữ, nên vẫn nén xúc động để lên đường. Trên điểm bản không có sóng điện thoại, nên khi con ốm đau, tôi không thể kịp thời quan tâm. Về đến phòng là ngay lập tức tôi gọi điện cho con, nghe con tỉ tê chuyện ở nhà, ở trường, mọi mỏi mệt dường như tan biến. Sự trong trẻo, ngây thơ của con như liều vitamin giúp tôi xốc lại tinh thần cho ngày làm việc mới”.

Những đôi mắt ướt chờ Tết ở lưng chừng trời - Hình 10

Những đôi mắt ướt chờ Tết ở lưng chừng trời - Hình 11

Câu chuyện của cô Yến hay cô Trang là nỗi niềm nhung nhớ gia đình khi đã có điện thoại thông minh, vẫn có thể dõi theo nụ cười của các con mỗi ngày; còn câu chuyện của những người giáo viên nơi đây vào hơn chục năm trước, lại càng khắc khoải.

Gắn bó với trường Phổ thông dân tộc bán trú tiểu học Mường Toong 1 hơn 13 năm vì cảm nhận được sự vất vả của bà con bản địa, cô giáo Nguyễn Thị Chuyên (34 tuổi) cũng bộc bạch: “Thuở ấy, đường sá đi lại khó khăn, chủ yếu chỉ có thể đi bộ, mà điểm bản Nậm Pan 1 lại chưa có sóng điện thoại, giáo viên muốn liên lạc với gia đình, thường chỉ có cách viết thư hoặc chờ đến cuối tuần, đi ra trung tâm bưu điện xã hoặc huyện để gọi về nhà.

Những đôi mắt ướt chờ Tết ở lưng chừng trời - Hình 12

Một lần, bố bị tai nạn, nhưng bản thân tôi lại không hề hay biết. Sau một tuần trôi qua, khi sức khỏe của bố đã ổn định hơn, tôi mới nhận được tin. Viết thư về hỏi thăm bố, nhưng tôi vẫn vô cùng áy náy. Trộm nghĩ, mình đi làm xa xôi, lúc bậc sinh thành đau ốm lại không kịp thời chia sẻ, có phải quá bất hiếu?

Lúc ấy, tôi thậm chí muốn bỏ lại tất cả, về với gia đình để chăm sóc, phụng dưỡng cho trọn đạo làm con. Nhưng sau khi trấn tĩnh lại, tôi quyết định ở lại với học trò, bà con dân bản rất cần các thầy cô, các em rất muốn biết chữ…”.

Và những người mẹ gùi chữ trên non như cô Chuyên, cô Trang hay cô Yến,… đã vì những ánh mắt ngây thơ “khát chữ” mà sẵn lòng ở lại.

Ngay tại điểm trường trung tâm, nhưng nhiều học trò của cô Chuyên vẫn phải sinh hoạt trong những ngôi nhà bán trú bằng gỗ và học trong những phòng học tăng cường bằng tôn, do các thầy cô tận dụng vật liệu xây dựng xin được dựng lên. Có lẽ, thầy cô vùng khó không chỉ mang “đôi mắt ướt” vì những khoảnh khắc nhung nhớ người thân, mà còn rưng rưng xúc động vì thương học trò.

Những đôi mắt ướt chờ Tết ở lưng chừng trời - Hình 13

Những năm gần đây, khi có thêm nhiều thầy cô giáo bản địa cùng tham gia giảng dạy tại các điểm trường, giáo viên miền xuôi được ưu tiên về quê đón Tết. Các thầy cô người Hà Nhì ăn Tết truyền thống từ giữa tháng Mười Hai Dương lịch, sẽ ở lại trực trường vào dịp Tết Nguyên đán, nhường cho những người đồng nghiệp có một cái Tết đoàn viên trọn vẹn bên gia đình.

Những đôi mắt ướt chờ Tết ở lưng chừng trời - Hình 14

Những đôi mắt ướt chờ Tết ở lưng chừng trời - Hình 15

Chia sẻ với những khó khăn của giáo viên vùng khó, ông Phan Văn Uyên – Phó Trưởng phòng GD&ĐT huyện Mường Nhé (Điện Biên) – cho biết: “Là đơn vị đặc biệt khó khăn của tỉnh, huyện vẫn còn nhiều điểm trường phải đi bộ vào mùa mưa, nên các thầy cô “cắm bản” vì thế càng thêm vất vả. Để động viên và khích lệ đời sống tinh thần cho các thầy cô, chúng tôi tạo điều kiện để các thầy cô có thể ăn Tết tại điểm bản nếu không về quê ăn Tết, điều này cũng tạo mối thân thiết với bà con dân bản và nâng cao hiệu quả vận động học sinh ra lớp. Nhiều giáo viên quá gắn bó với địa phương, Trưởng bản cùng bà con còn làm đơn xin giữ thầy cô ở lại, giảng dạy cho con em mình”.

Chuyện những cô giáo gieo chữ vùng cao

Đón nhận bó hoa rừng nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 từ các học sinh Trường Phổ thông Dân tộc bán trú tiểu học Trần Văn Thọ, huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên, cô giáo Đồng Thị Thúy, Hiệu trưởng và các thầy, cô giáo nhà trường nở nụ cười tươi hạnh phúc.

Bó hoa đầy tình cảm mà các học trò dành tặng thật trân quý, nhưng điều làm cô Thúy và các thầy, cô trong nhà trường vui mừng hơn tất thảy, đó là sự đoàn kết, chung tay. Đã có những thời điểm rất khó khăn khi đại dịch COVID-19 xuất hiện, nhưng bằng tình yêu thương, sự kiên trì, bám xã, bản của các thầy cô để động viên mà các gia đình đã đồng ý cho con em đến trường đầy đủ, học tập tốt...

Chúng tôi có mặt tại Trường Phổ thông Dân tộc bán trú tiểu học Trần Văn Thọ vào một ngày nắng ít ỏi tháng 11. Cô giáo Đồng Thị Thúy, Hiệu trưởng nhà trường dẫn chúng tôi đi tham quan và giới thiệu về ngôi trường vùng cao với nhiều các em học sinh dân tộc khác nhau. Trường hiện có 805 em học sinh, một điểm trung tâm và 4 điểm trường lẻ. Điểm trường xa nhất cách trung hơn 12km.

Tại điểm trường chính, hiện có 341 em học sinh ở các điểm bản về đây học bán trú. Chiều chủ nhật, các em sẽ đi bộ 3, 4 tiếng đồng hồ từ nhà tới trường và sau buổi sáng thứ 6 hằng tuần, các em sẽ lại leo bộ, vượt núi rừng trở về với gia đình. Tuần nào cũng vậy.

Chuyện những cô giáo gieo chữ vùng cao - Hình 1

Cô giáo vùng cao kiên trì tới từng nhà vận động các em học sinh đến lớp học.

Hôm chúng tôi có mặt ở đây trao quà, gặng hỏi thế nào gặp hai bạn học sinh lớp 2 nhà gần như xa nhất là Thào Thị Phương và Sùng Thị Chu. Khi nghe Phương và Chu kể về quãng đường dài 15 và 17km từ nhà tới trường, các em phải di chuyển từ khi mặt trời đứng đỉnh đầu, trong cái nắng chang chang mới kịp, bởi quãng đường mòn toàn đá, lại toàn phải lội suối, băng rừng khiến ai cũng chạnh lòng...

Theo cô Thúy, ở huyện vùng sâu, vùng xa Mường Nhé của tỉnh Điện Biên, mỗi giáo viên nói riêng và cả huyện nói chung, ngoài công tác chuyên môn, các thầy, cô còn phải làm tốt công tác vận động học sinh ra lớp.

Như ở Trường Phổ thông Dân tộc bán trú tiểu học Trần Văn Thọ, tuy là trường trung tâm, gần huyện nhưng tỉ lệ hộ nghèo cao. Từ việc dân trí, nhận thức chưa cao khiến việc vận động học sinh ra lớp rất khó khăn. Mọi năm, thời điểm trước khi khai giảng năm học mới, các thầy, cô đều phải di chuyển tới các hộ gia đình ở các xã, bản cả tuần đề vận động.

Năm nay, các thầy cô "có thêm" thời gian để cuốc bộ lội suối băng rừng, ở lại xã, bản lâu hơn, bởi khi đại dịch COVID-19 "gõ cửa", các em ở nhà lâu không muốn đến trường, cộng với hoàn cảnh khó khăn, mải nương rẫy nên gần như bố mẹ không quan tâm tới việc học của con em mình.

"Dưới cái nắng của mùa hè oi bức người ai cũng ướt đẫm mồ hôi nhưng vẫn còn hơn gặp hôm mưa, bởi đường trơn trượt đi bộ từ đầu bản tới cuối bản thực sự là một thử thách không nhỏ. Tới nhà các em thì thương lắm, toàn nhà bức vách bằng tre, mái lợp bằng bạt, trong nhà thì đơn sơ, tuềnh toàng, các em nhỏ không đủ quần áo để mặc, bữa ăn chỉ vỏn vẹn một xoong cơm, bát cánh, đĩa rau. Đôi khi, có những nhà, bọn mình phải đi đến ba, bốn lần vận động, gia đình mới cho con đến trường..." - cô giáo Cao Thị Nguyệt chia sẻ về những kỷ niệm khi tới vận động các em đến trường.

Có lẽ quãng đường trèo qua những quả đồi, lội qua những con suối khá dài, hơn 10km mới có thể tới được nhà các em học sinh nhưng điều đó chẳng thấm vào đâu so với một tương lai rất dài đang chờ các em phía trước. Vì lẽ đó, nên để đảm bảo sĩ số 98-100%, bất chấp khó khăn về khoảng cách và địa lý, các thầy, cô giáo luôn rất kiên trì.

"Từ ngày 27/4 trở lại học, sau mỗi buổi sáng lên lớp, các thầy, cô giáo lại nhanh chóng đến các xã, bản để vận động học sinh đến trường. Bằng tình yêu thương, sự kiên trì, cùng sự giúp đỡ từ các già làng, trưởng bản, các lớp học đông dần. Mỗi lớp học không ghế trống, lúc đó, chỉ đứng ngắm các em học sinh miệt mài với con chữ qua cửa sổ thôi cũng đã thấy hạnh phúc lắm rồi..." - cô giáo Đồng Thị Thúy chia sẻ trong ánh mắt long lanh.

Năm 1999, khi tuổi mới hơn đôi mươi, lúc đó vừa đặt chân lên địa bàn công tác, mọi thứ cô Thúy nhìn thấy về cơ sở vật chỉ vỏn vẹn những mái nhà tranh, vách đất, khó khăn vô cùng. Hơn 20 năm nhìn lại, giọt nước mắt cô lại ứa ra vì những em nhỏ sinh ra vốn chỉ biết ngô, khoai sắn thì nay đã biết đọc, biết viết... Dần người dân nghèo nơi đây đã hiểu, chỉ có học mới đem lại một tương lai tốt đẹp.

Theo cô Thúy, giờ tuy cơ sở vật chất mỗi năm đều nhận được nhiều sự quan tâm của các ban, ngành nhưng các phòng chức năng còn thiếu nhiều, chưa đủ điều kiện đáp ứng tốt nhất, vẫn còn lớp học nhà bằng mái tôn. Vào những ngày hè, thời tiết nắng nóng, cộng với thi thoảng ở đây hay lốc và gió cuốn, nơi ngủ nghỉ, nhà bán trú của các em luôn khiến thầy, cô lo lắng...

Cơn mưa rừng vùng cao Mường Nhé cuối chiều bỗng rơi nặng hạt như trút, nỗi lo lắng lại càng hiện rõ lên khuôn mặt các thầy, cô khi con đường đi bỗng chốc nhão nhoét, trơn trượt. Trong khu nhà ăn học sinh, tiếng vỗ tay, tiếng hát vẫn lanh lảnh hòa trong tiếng cười hồn nhiên của các em học sinh, dường như chúng át đi những muộn phiền mà các thầy, cô nhà trường đang trăn trở, bỗng tạo một nguồn động lực lớn lao để các thầy, cô thêm vững tin cho chặng đường đầy gian nan, thắp sáng sự học nơi vùng cao...

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

3 hộ dân Làng Nủ viết đơn xin nhường nhà mới cho người khác, lí do phía sau khiến nhiều người xót xa3 hộ dân Làng Nủ viết đơn xin nhường nhà mới cho người khác, lí do phía sau khiến nhiều người xót xa
20:16:04 18/12/2024
Bé gái sơ sinh bị bỏ rơi kèm tờ giấy ghi nội dung đầy xót xaBé gái sơ sinh bị bỏ rơi kèm tờ giấy ghi nội dung đầy xót xa
19:59:10 18/12/2024
Đây là gia đình có nhiều thí sinh tham gia Đường Lên Đỉnh Olympia nhất Việt Nam: Từ con trai, con gái đến con rể!Đây là gia đình có nhiều thí sinh tham gia Đường Lên Đỉnh Olympia nhất Việt Nam: Từ con trai, con gái đến con rể!
20:47:36 18/12/2024
Diễn biến gây sốc trong vụ Chung Hân Đồng bị tình trẻ kém 19 tuổi leak ảnh riêng tưDiễn biến gây sốc trong vụ Chung Hân Đồng bị tình trẻ kém 19 tuổi leak ảnh riêng tư
20:43:12 18/12/2024
Bí ẩn lớn nhất showbiz: Vợ chồng diễn viên mất tích giữa hàng loạt camera, 8 năm ròng rã không 1 dấu vếtBí ẩn lớn nhất showbiz: Vợ chồng diễn viên mất tích giữa hàng loạt camera, 8 năm ròng rã không 1 dấu vết
20:34:12 18/12/2024
Ái nữ nhà sao Việt bị thương tới rách mũi, hoảng hốt khi y tá nói 1 câuÁi nữ nhà sao Việt bị thương tới rách mũi, hoảng hốt khi y tá nói 1 câu
20:25:54 18/12/2024
Justin Bieber gửi thông điệp bí mật khi Selena Gomez sắp thành vợ người ta?Justin Bieber gửi thông điệp bí mật khi Selena Gomez sắp thành vợ người ta?
20:52:22 18/12/2024
Ngọc Trinh nói gì về thái độ của đồng nghiệp khi thấy mình?Ngọc Trinh nói gì về thái độ của đồng nghiệp khi thấy mình?
23:26:39 18/12/2024

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này
Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...
Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)
Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ
Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm
Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...
Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...
Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...
Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy
Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế
Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

"Vũ trụ mỹ nhân" hot tối nay: Thùy Tiên lạ lẫm chưa từng thấy, Thanh Thủy - Ý Nhi đọ visual căng nhưng spotlight thuộc về Midu!

"Vũ trụ mỹ nhân" hot tối nay: Thùy Tiên lạ lẫm chưa từng thấy, Thanh Thủy - Ý Nhi đọ visual căng nhưng spotlight thuộc về Midu!

Sao việt

23:30:31 18/12/2024
Dàn mỹ nhân đình đám Vbiz đã có cuộc đua nhan sắc đầy tưng bừng trên thảm đỏ của Vietnam Beauty Fashion Fest 10.
Cặp sao Việt lệch 10 tuổi vẫn đẹp đôi xuất sắc, nhà gái khoe mặt mộc xinh hút hồn khiến netizen nô nức "xin vía"

Cặp sao Việt lệch 10 tuổi vẫn đẹp đôi xuất sắc, nhà gái khoe mặt mộc xinh hút hồn khiến netizen nô nức "xin vía"

Phim việt

23:04:51 18/12/2024
Bộ phim Việt giờ vàng Không Thời Gian ở những diễn biến gần đây đã bắt đầu trở nên tươi sáng hơn bởi câu chuyện thú vị của cặp oan gia Trung tá Đại (Mạnh Trường) và cô giáo Tâm (Lê Bống).
Phim Hàn quá hay xứng đáng nổi tiếng hơn, cặp chính đẹp đôi xuất sắc còn bùng nổ chemistry

Phim Hàn quá hay xứng đáng nổi tiếng hơn, cặp chính đẹp đôi xuất sắc còn bùng nổ chemistry

Phim châu á

23:02:34 18/12/2024
Joo Ji Hoon lẫn Jung Yoo Mi chỉ chênh nhau 1 tuổi và cả hai đều đã bước vào hàng ngũ U50. Song, tuổi tác cũng không làm khó được bộ đôi diễn viên tạo nên những màn chemistry bùng nổ màn ảnh.
Camera ghi lại cảnh Triệu Lộ Tư bị bạn diễn đụng chạm phản cảm khiến 150 triệu người tranh cãi kịch liệt

Camera ghi lại cảnh Triệu Lộ Tư bị bạn diễn đụng chạm phản cảm khiến 150 triệu người tranh cãi kịch liệt

Hậu trường phim

22:59:27 18/12/2024
Lý Hoành Nghị có hành vi đụng chạm, sờ soạng Triệu Lộ Tư một cách phản cảm. Triệu Lộ Tư khi đó thể hiện thái độ khó chịu.
NÓNG: Nghi vấn Lưu Thi Thi - Ngô Kỳ Long ly hôn?

NÓNG: Nghi vấn Lưu Thi Thi - Ngô Kỳ Long ly hôn?

Sao châu á

22:52:43 18/12/2024
Mới đây, thông tin Lưu Thi Thi - Ngô Kỳ Long ly hôn đã leo lên Top 1 từ khoá được tìm kiếm nhiều nhất trên Weibo.
Lý do ngôi sao Tom Cruise được Bộ Hải quân Mỹ vinh danh

Lý do ngôi sao Tom Cruise được Bộ Hải quân Mỹ vinh danh

Sao âu mỹ

22:27:52 18/12/2024
Sau nhiều năm vào vai anh hùng quân đội trên màn bạc, Tom Cruise giờ đây đã trở thành một anh hùng quân đội ngoài đời thực.
Beyoncé là nữ nghệ sĩ nhận nhiều danh hiệu nhất mọi thời đại

Beyoncé là nữ nghệ sĩ nhận nhiều danh hiệu nhất mọi thời đại

Nhạc quốc tế

22:22:52 18/12/2024
Beyoncé là nữ nghệ sĩ đoạt nhiều danh hiệu nhất mọi thời - thông tin vừa được Hiệp hội Công nghiệp ghi âm Mỹ (RIAA) công bố hôm 17.12.
Giáo hoàng Francis tiết lộ từng là mục tiêu của âm mưu ám sát

Giáo hoàng Francis tiết lộ từng là mục tiêu của âm mưu ám sát

Thế giới

22:08:31 18/12/2024
Giáo hoàng Francis tiết lộ rằng ông là mục tiêu của một vụ đánh bom liều chết trong chuyến thăm Iraq cách đây 3 năm, theo Reuters hôm nay 18.12.
Mỹ Mỹ: Tôi mong muốn được mọi người chú ý nhiều hơn

Mỹ Mỹ: Tôi mong muốn được mọi người chú ý nhiều hơn

Nhạc việt

22:02:58 18/12/2024
Khi phát hành ca khúc Her , Mỹ Mỹ mong muốn mình được khán giả quan tâm nhiều hơn về hành trình cô nỗ lực từ một vũ công trở thành ca sĩ chuyên nghiệp.
Lướt cọc đất, lừa đảo 400 triệu đồng rồi chuồn

Lướt cọc đất, lừa đảo 400 triệu đồng rồi chuồn

Pháp luật

21:58:19 18/12/2024
Nguyên thừa nhận hành vi lừa đảo bà O chiếm đoạt số tiền 400 triệu đồng bằng hình thức mua bán lướt cọc đất (đặt cọc xong, bán lại kiếm lời - PV) để trả nợ, tiêu xài cá nhân và chơi tiền ảo.
Đoạn clip cảnh sát thuyết phục cô gái định nhảy lầu khiến hàng triệu cư dân mạng khóc theo

Đoạn clip cảnh sát thuyết phục cô gái định nhảy lầu khiến hàng triệu cư dân mạng khóc theo

Netizen

21:16:11 18/12/2024
Ngày 10 tháng 12 vừa qua, tại thành phố Thành Đô, Tứ Xuyên, Trung Quốc, một cô gái đã trèo lên sân thượng ở tòa nhà cao tầng với ý định tiêu cực.