Những đồ vật quen thuộc “ngày xửa ngày xưa” trông như thế nào?
Hẳn nhiều người sẽ ngạc nhiên khi thấy những phiên bản đời đầu của các đồ vật ai cũng thấy hàng ngày.
Có một quy luật hiển nhiên đó là mọi thứ đều thay đổi qua thời gian. Mỗi ngày mới đến, thế giới của chúng ta lại xuất hiện những công nghệ mới, và những đồ vật quen thuộc ngày nay sẽ có những chức năng mới hoặc cải tiến hoàn toàn. Chính vì thế, cũng dễ hiểu khi chúng ta không thể ngờ được những thứ thuộc về ngày nay trông như thế nào khi chúng mới ra đời.
Dưới đây là những ví dụ thú vị về cách mà sự tiến bộ và văn minh đã thay đổi hoàn toàn cuộc sống của chúng ta như thế nào, qua những đồ vật gần gũi dưới đây.
1. Ti vi
Thay vì những chiếc ti vi siêu mỏng siêu nét, ti vi ngày xưa chỉ là chiếc hộp gỗ cồng kềnh.
Ti vi – thiết bị vô tuyến truyền hình – được sản xuất hàng loạt lần đầu tiên tại Đức vào năm 1934. Vào thời điểm đó, chúng thực ra là những chiếc hộp gỗ lớn có một màn hình bé xíu chiếu những hình ảnh nhiễu nhằng nhịt. Tuy nhiên, một chiếc ti vi thời đó có giá 445$, tương đương gần 7000$ so với ngày nay (khoảng 159 triệu đồng).
Nếu ta nhìn vào những chiếc TV màu plasma siêu mỏng với màn hình siêu rộng được bày bán trong các cửa hàng điện tử, rõ ràng những điều trên thật quá khó tin.
2. Kính râm
Kính râm hóa ra ban đầu là không phải là để che nắng.
Những chiếc kính râm đầu tiên vốn được dùng để mắt khỏi bị chói bởi tuyết, không phải ánh nắng mặt trời. Các cư dân sinh sống ở vùng Far North (Nga) đã sử dụng gỗ, xương, và các vật liệu không xuyên thấu khác để tạo ra những chiếc kính có hai khe hở ở mắt, giúp cho họ có thể bảo vệ thị lực trước ánh sáng mà băng tuyết phản chiếu lại quá gay gắt.
Ngày nay, kính râm ngoài việc bảo vệ mắt khỏi ánh nắng mà nó còn là một phụ kiện thời trang với nhiều chủng loại đa dạng, thậm chí khác biệt hẳn công dụng ban đầu.
3. Máy chụp ảnh kĩ thuật số
Camera ngày xưa khá nặng nề và không thể di động được.
Để thu lại một khoảnh khắc đáng nhớ với độ nét cao, chúng ta ngày nay có thể dễ dàng bấm một chiếc nút trên điện thoại hoặc dùng một chiếc camera nhỏ gọn. Tuy nhiên, vào năm 1975, những chiếc máy ảnh kĩ thuật số đầu tiên nặng tới 3.6kg, được gắn vào một đầu chơi băng cát-xét. Bất ngờ hơn là, nó cần tới 16 cục pin mới có thể vận hành được.
4. Giấy vệ sinh
Giấy có mặt từ năm 589 sau CN nhưng phải đến 1880 thì các lõi giấy vệ sinh hiện đại mới ra đời.
Video đang HOT
Giấy lần đầu tiên được dùng cho mục đích vệ sinh cá nhân là vào năm 589 sau Công nguyên tại Trung Quốc. Nhưng phải đến năm 1857 giấy vệ sinh mới được sản xuất vì mục đích thương mại, trong hình dạng những miếng hình vuông được đóng theo gói. Còn cuộn giấy vệ sinh mà giống với thứ mà chúng ta có ngày nay thì xuất hiện lần đầu vào những năm 1880 tại Anh Quốc.
5. Máy giặt
Máy giặt ngày trước phải được vận hành bằng sức người hoặc sức động vật kéo.
Những chiếc máy giặt quần áo đầu tiên được cấp bằng sáng chế vào năm 1851. Chúng rất khác những máy giặt hiện đại và phải được vận hành bằng một cái tay quay. Có những phiên bản đời đầu khác thậm chí còn dùng sức kéo của 10 con la để giặt 10-15 quần áo một lúc.
Giờ đây thật tiện lợi là chúng ta chỉ cần dùng điện để chạy máy giặt quần áo chứ không phải là cỏ khô.
6. Tất
Những chiếc tất không những có hình dáng khác biệt mà chúng đã từng là biểu tượng cho sự thanh khiết và giàu có.
Tất chân lần đầu tiên xuất hiện tại Ai Cập từ tận thế kỉ thứ 3 sau Công nguyên, khi ấy chúng được làm từ các miếng da động vật được buộc lại quanh mắt cá chân. Phần lõm vào giữa ngón chân cái và ngón chân trỏ được giải thích là do người Ai Cập cổ đại thường đi tất cùng với dép xỏ ngón.
7. Máy khoan
Những công cụ khoan thời đầu rất thủ công và không mấy hiệu quả.
Nếu ngày nay, chỉ cần bấm một cái nút trên máy khoan là ta có thể dễ dàng tạo một lỗ trên bề mặt các nguyên vật liệu xây dựng. Tuy nhiên rất lâu trước khi máy khoan điện được phát minh vào giữa thế kỷ thứ 19, khoan tay đã được sử dụng tại Rome cổ đại. Rõ ràng, người ta đã phải mất nhiều thời gian và công sức mới có thể sử dụng được chiếc máy khoan và tạo ra kết quả như ý muốn.
8. Băng vệ sinh
Sự thật bất ngờ là băng vệ sinh tampon đã ra đời từ thời cổ đại.
Hóa ra phụ nữ đã dùng tampon – băng vệ sinh kể từ thời xa xưa, nhưng những phiên bản đầu tiên thực sự khác xa với những sản phẩm hợp vệ sinh mà ta có thể tìm thấy trong các cửa hàng tạp hóa. Tại nhiều văn hóa khác nhau, tampon có thể được làm từ giấy papyrus, len, giấy hoặc thậm chí là lá dương xỉ; chúng được ghép lại bằng vải băng.
Trong khi đó tampon bằng vải bông thời hiện đại đã được phát minh vào những năm 1930.
9. Áo phao
Áo phao thời đầu nặng nề và thậm chí còn cản trở cử động của người dùng.
Áo phao là một trong số những thiết bị cứu hộ cá nhân được sử dụng rộng rãi nhất ngày nay. Nhưng không phải lúc nào cũng vậy. Vào đầu thế kỷ 20, áo phao cứu sinh không hề phổ biến như vậy vì chúng được cho là cản trở việc cử động của người mặc.
10. Giày trượt patin
Thật không hiểu giày to thế kia thì trượt thế nào nhỉ?
Những chứng cứ nhắc đến giày trượt patin lần đầu tiên xuất hiện từ năm 1743, nhưng những phiên bản đầu tiên hầu như không giống những mẫu thiết kế phổ biến ngày nay (thực tế là chúng hầu như không thể sử dụng được vì quá cồng kềnh). Những thiết kế sau đó cũng không cải tiến hơn là bao.
Phải đến những năm 1970, các giày trượt tương tự như giày chúng ta dùng ngày nay mới được phát minh – vốn để giúp các vận động viên khúc côn cầu dễ dàng trượt đi trên băng.
11. Máy tính
Máy tinh ngày xưa phụ thuộc nhiều vào người dùng hơn là độ chính xác của chính chiếc máy.
Những máy tính đầu tiên, còn được gọi là máy kế toán, chỉ có thể tính được bốn phép tính: cộng, trừ, nhân và chia. Bên cạnh đó, tính chính xác của máy tính thời đó không phụ thuộc vào bản thân chiếc máy mà phụ thuộc vào khả năng tính toán của người dùng nó.
Ngược lại, các máy tính ngày nay thì đơn giản hơn rất nhiều, nhiều chức năng hơn, và quan trọng nhất là nhỏ gọn hơn rất nhiều.
12. Ổ cứng
Ổ cứng ngày trước to nặng là vậy mà chỉ chứa được 5MB lượng thông tin mà thôi.
60 năm trước, ổ cứng đầu tiên đã ra mắt công chúng. Chúng nặng đến 6.35 kg và chỉ có 5MB dung lượng mà thôi. Ngày nay, ngay cả những điện thoại di động đơn giản cũng chỉ nặng vài trăm gram, và có thể chứa được lượng thông tin gấp 10 lần ổ cứng đời đầu.
Khánh Linh / Theo Trí Thức Trẻ
Mới 10 tuổi cậu bé này đã nặng gần 100kg, ăn cả giấy vệ sinh vì không thấy no
Có những lúc, cậu bé thậm chí còn ăn cả giấy vệ sinh và nạo đất để bỏ vào miệng vì cơn đói triền miên.
Mặc dù mới lên 10, Caden Benjamin, đến từ Mpumalanga, Nam Phi đã sở hữu cân nặng đáng kinh ngạc: 90kg! Sự thật là, Caden mắc một hội chứng hiếm gặp có tên là Prader-Willi, một chứng bệnh di truyền khiến cho người mắc luôn luôn thấy thèm ăn.
Caden Benjamin luôn luôn thấy thèm ăn do chứng bệnh hiếm gặp.
Ngay từ khi còn nhỏ, Caden đã thường hay đòi ăn. Mẹ của cậu bé, chị Zola, nhận ra rằng có điều gì đó bất thường về sự thèm ăn của con mình khi Caden lên ba tuổi - khi ấy cậu bé đã nặng tới 40kg. Zola đã đưa con trai đến gặp nhiều bác sĩ, nhưng không ai có thể giải thích nổi tại sao cậu lúc nào cũng đói bụng và tăng cân nhiều đến thế.
Cuối cùng, một bác sĩ tại Bệnh viện Steve Biko ở Pretoria đã cho tiến hành một số cuộc xét nghiệm và chẩn đoán rằng Caden đã mắc chứng Prader-Willi, một chứng bệnh hiếm gặp và không thể chữa khỏi.
Mỗi giờ Caden đều phải ăn một thứ gì đó mới thỏa mãn cơn đói triền miên của mình.
Nếu hầu hết trong số chúng ta chỉ ăn ba bữa một ngày, thì cơn đói của Caden khiến cậu phải đòi ăn trong mỗi tiếng.
"Bình thường, thằng bé sẽ bắt đầu một ngày bằng việc ăn ba lát bánh mì nướng pho-mai và khoảng 1 tiếng sau sẽ ăn thức ăn để lại từ ngày hôm qua kèm theo nước ngọt. Thế rồi buổi trưa thằng bé sẽ ăn hai miếng thịt gà lớn. Cứ như vậy đến hết ngày, mỗi giờ thằng bé sẽ đòi ăn cái gì đó", mẹ của Caden nói với Saturday Star.
Vấn đề ở đây là những người mắc chứng Prader-Willi thật ra lại cần ăn ít thức ăn hơn những người bình thường, bởi vì cơ thể họ thường có ít cơ bắp hơn và đột cháy ít lượng calo hơn. Các bác sĩ gần đây đã khuyên mẹ của Caden rằng cậu bé cần phải ăn kiêng, nếu cô muốn con mình sống. Tuy nhiên việc hạn chế Caden ăn uống là rất khó khăn, chỉ vì cơn đói không ngừng của cậu.
Mẹ của Caden, Zola Benjamin, vô cùng vất vả để ngăn cậu không ăn quá nhiều.
"Thằng bé đang phải chật vật hết mức. Tôi cảm thấy thương con vô cùng nhưng các bác sĩ nói rằng nếu tôi muốn thấy con mình sống, thì phải bắt đầu ăn kiêng. Có lúc, Caden đã ăn cả giấy vệ sinh. Thật ra, con tôi sẽ ăn bất cứ tờ giấy nào tìm được trong nhà. Nếu chẳng còn gì để ăn, Caden thậm chí còn nạo đất trên sàn để cho vào miệng", Zola nói.
Tồi tệ hơn, Caden đã phải trải qua một cuộc phẫu thuật mở thông khí quản vài năm trước, vì thế bây giờ cậu bé phải thở qua một cái ống cắm vào khí quản của mình. Caden dành phần lớn thời gian trên ghế dài hoặc giường ngủ và thường xuyên cảm thấy buồn bực vì không thể chạy nhảy, vui chơi như bạn bè đồng trang lứa.
"Thỉnh thoảng thằng bé lại bật khóc và muốn ra ngoài chơi cùng với bọn trẻ nhưng Caden không thể làm điều đó và tôi không có cách nào giúp con cả", Zola chia sẻ.
Caden không thể tham gia những hoạt động bình thường như bao đứa trẻ khác.
Zola cũng không thể đi làm được vì phải chăm sóc và theo dõi con liên tục, cả ngày lẫn đêm. Cô đang phải vật lộn để chi trả hết những hóa đơn y tế, và phải bán thức ăn tự làm tại nhà, nhưng điều đó không đủ để có thể thánh toán hết các khoản chi phí.
Việc sở hữu trọng lượng lên tới 90kg ở độ tuổi nhỏ như vậy đã ảnh hưởng lớn tới sức khỏe của Caden. Các bác sĩ gần đây đã nói với Zola rằng lượng mỡ thừa đã làm tổn thương nghiêm trọng nhiều bộ phận chính của cơ thể, nhưng họ không thể làm được gì cho cậu bé cả. Dù vậy, Zola vẫn không muốn bỏ cuộc. Cô phải khóa hết tất cả tủ chạn trong bếp và tủ lạnh, cũng như tất cả những thứ có thể là đồ ăn trong mắt của Caden.
Khánh Linh / Theo Trí Thức Trẻ
Trước khi có bàn chải, người ta làm sạch răng bằng gì? Thì ra trước khi có bàn chải và kem đánh răng, người ta đã nghĩ ra cách cực thông minh này để làm sạch răng miệng. Bàn chải đánh răng là một vật dụng cá nhân rất phổ biến và cần thiết trong cuộc sống hiện đại ngày nay của con người, nhất là khi các vấn đề về chăm sóc sức khỏe...