Những định kiến khiến du học sinh mệt mỏi
Nhiều người dành cho du học sinh cái nhìn thiếu thiện cảm. Có những suy nghĩ đã trở thành định kiến xấu khó mà gột bỏ được. Chẳng mấy ai hiểu, sau đủ thứ định kiến đó, họ cũng có những nỗi khổ riêng.
Du học là du lịch nhiều hơn học?
Nhiều người thường nóiđa số du học sinh đều cưỡi ngựa xem hoa, khi đi học thì vừa “du” và học. Học thì ít mà du lịch thì nhiều. Tất nhiên điều này cũng có cái đúng. Bởi du học sinh, khi ra nước ngoài, họ có điều kiện tiếp xúc với những nền văn hóa mới, lại được khám phá những vùng đất mới mẻ.
Nhưng nếu nói du học sinh đa phần đi học như đi du lịch thì chưa hẳn. Rất nhiều du học sinh thường “nằm nhà” triền miên năm tháng. Không phải ai và không phải lúc nào họ cũng vui chơi như bề ngoài nhiều người nhầm tưởng. Đơn giản khi bạn ở một đất nước lạ. Tất cả chỉ cần bước chân ra ngoài là tốn kém. Nếu ở nhà, đi xem một bộ phim chỉ tốn vài chục nghìn. Thì khi đi du học, muốn xem một bộ phim phải tốn gấp 3, 4 lần như thế.
Nhiều du học sinh, tiền ăn còn không có huống chi tiền… ăn chơi.
Không ít teen thích đi du học chỉ vì muốn sang nước ngoài như du lịch vậy.
Không chỉ có chi phí vui chơi, ăn uống. Nhiều du học sinh đi học ở những đất nước, những vùng miền ít người Việt. Không phải ai cũng có bạn bè để cùng sáng sáng tối tối đi ăn uống phủ phê, hay ngồi lề đường hàn huyên sớm tối như quê nhà.
Du học sinh nhiều bạn vẫn thường khóc ròng vì cảm giác sợ hãi và cô đơn mỗi đêm. Quanh đi quẩn lại chỉ có 4 bức tường. Còn nếu bước ra ngoài thì sẽ làm gì? Đi đâu và đi với ai? Cuối cùng, ngày đầu tuần cũng chẳng khác gì cuối tuần. Công việc thường niên là ngồi nhà lên mạng, tự gặm nhấm những bộ phim dài tập hay gọi điện thoại về khóc than với gia đình.
Video đang HOT
Du học sinh là ai cũng giàu?
Lại có nhiều người cho rằng ai đi du học thì đều từ có tiền đến có rất nhiều tiền. Điều này cũng chỉ đúng với một số. Chẳng lạ gì khi thấy nhiều gia đình có nhà cho người khác thuê để đi ở tạm, ở mướn kiếm chút tiền làm chi phí cho con đi du học. Số tiền họ kiếm được từ những khoản như thế thậm chí còn không đủ, nhưng vẫn cố đi vay đi mượn, cứ để con đi học trước, rồi từ từ trả sau.
Lại chẳng thiếu những tấm gương học tập hoàn toàn đi nhờ học bổng. Gia đình đôi khi cũng chẳng khá giá nhưng cũng cố vơ vét vài đồng làm vốn cho con. Sang nước lạ, nhiều bạn ngoài giờ học còn tự đi làm thêm, kiếm tiền trang trải cuộc sống. Rất nhiều sinh viên ngoài giờ học trên lớp thì dành hẳn 8 tiếng cho công việc làm thêm. Nhiều bạn chọn những quốc gia du học như: Úc, Nhật, Đức… chỉ đơn giản vì ở đó học phí không quá cao mà có thể đi làm kiếm thêm chi phí trang trải phụ gia đình.
Du học sinh là ai cũng ăn chơi?
Nhìn những bài báo, những bài phóng sự, nhiều người lắc đầu ngám ngẩm: “Mấy đứa du học sinh toàn đi chơi, thấy có được mấy đứa ra hồn. Có mấy đứa học cũng được mà chơi cũng chẳng vừa. Có tiền nên bọn nó đua nhau thôi”. Cũng vì cái định kiến ấy mà người ta nghĩ rằng du học sinh… ăn chơi dữ dội lắm.
Như cô bạn tên Lan Thảo (du học sinh Mỹ) chia sẻ: “Tuần rồi mình với lũ bạn thi xong nên tổ chức party ăn mừng. Tiệc cũng toàn mấy đứa con gái, cũng chẳng rượu chè bia bọt gì ghê gớm. Đi party ăn mặc đẹp nên bọn mình có chụp vài tấm hình cho vui. Vừa post lên mạng, thì hôm sau đứa em họ mình thấy. Nó nói mẹ nó. Mẹ nó méc mẹ mình bảo bên đây mình ăn chơi rượu chè bê tha. Mình giải thích mãi bố mẹ mới tin. Cuộc sống riêng của mình mà nhiều người cứ thích bới móc. Rõ mệt”.
Nhiều bạn du học sinh rất mệt mỏi vì những định kiến kiểu đi du học là dễ hư hỏng và ăn chơi. Thiết nghĩ, nếu một buổi party ăn uống ở Việt Nam thì không sao, nhưng khi là của du học sinh xa nhà, thì chẳng hiểu sao nó lại thành vấn đề lớn?
Du học sẽ chẳng kiếm lại nổi tiền đóng học?
Nếu cứ cái đà vừa học vừa chi tiền thẳng tay thì sớm mượn gì teen cũng trắng tay và việc học thì chẳng đến đâu cả.
Có nhiều bạn rất buồn khi nghe những lời mỉa mai của người khác, hay những nhận định chắc như cột kiểu: “Nhà nó giàu, bố mẹ chúng nó cho bớt tiền thiên hạ. Chứ chúng nó học xong, chắc gì kiếm lại đủ số tiền đã bỏ ra để đi học”.
Không thể phủ nhận rằng số tiền học phí của du học sinh khá tốn kém. Nhưng bù lại với tấm bằng đại học giá trị của quốc tế, nhiều du học sinh trở về nước và mau chóng trở thành những cỗ máy hái ra tiền. Chỉ cần họ cần mẫn, thì sẽ chẳng mau chóng lấy lại được số vốn đã bỏ ra.
Không chỉ những định kiến trên, nhiều người dành cho du học sinh cái nhìn chẳng mấy thiện cảm. Ít ai hiểu được rằng khi đi học như vậy, họ có nhiều nỗi khổ. Không chỉ khổ về vật chất, mà cái khổ tinh thần còn lớn hơn thế nhiều. Hãy dành cho họ cái nhìn ưu ái hơn, bạn nhé!
Theo PLXH
Nỗi khổ của teen thi lại năm 2
Cuối cùng kì thi ĐH-CĐ cũng trôi qua, có lẽ nhiều teen đã cảm nhận được kết quả của mình. Kết quả đó là cả một quá trình dài học tập và ôn luyện, thế nhưng nhiều sĩ tử không may mắn trở thành "tử sĩ". Nỗi thất vọng đó có lẽ thể hiện đầy đủ nhất đối với những teen thi lại năm 2.
Vượt qua những định kiến, rào cản
Vào những ngày này năm ngoái, những teen này không may mắn được mọi người gọi là sinh viên ĐH. Tâm lý không tốt hay kiến thức chưa vững khiến cho kết quả ĐH không như ý muốn. Lúc này, nhiều teen tỏ ra chán chường, bi quan... nhưng rồi đứng dậy quyết tâm ôn thi lại. Bỏ qua những lời bàn tán xì xầm từ gia đình, họ hàng luôn bắt những teen này phải vào học cao đẳng hay trung cấp.
Chấp nhận những lời lẽ khích bác, khinh thường như: "Sức học mày như thế này không biết năm sau có đậu không mà bày đặt thi lại cho tốn tiền của" hay "Năm này không được thì năm sau liệu có ôn vô nổi không hay là yêu đương nhăng nhít rồi cưới chồng, cưới vợ là xong?". Thế nhưng những teen này vẫn chú tâm vào ôn thi. Cuối cùng rồi ngày thi cũng đến, teen hớn hở đi thi và một lần nữa rơi vào bi kịch tinh thần.
H.D teen ở Quảng Nam chia sẻ: "Khi biết kết quả thi ĐH mình suy sụp lắm, ba mẹ đặt niềm tin vào mình trong khi khả năng của mình thì có giới hạn. Nhìn những con điểm như những mũi kim đâm vào da thịt mình, mình nói với ba mẹ thì ba mẹ không nói gì mà chỉ thở dài, rồi bắt mình phải một hai vô học cao đẳng, mình nhất quyết không chịu. Mình biết không thể thay đổi suy nghĩ của ba nên nói dối ba là đi học cao đẳng những thực chất là ra Đà Nẵng ôn thi, ba mình cũng tin mình nên hằng tháng đều gửi tiền cho mình ăn học, ngày thi ĐH ba phát hiện ra mình nói dối và không cho mình đi thi. Lúc đó mình nhờ mẹ nói với ba và năn nỉ ba hứa là sẽ đậu ĐH. Thế nhưng bây giờ mình thật sự không dám chắc mình có đậu ĐH không nữa".
Ảnh chỉ mang tính chất minh họa.
Sự thất vọng vào bản thân và với mọi người
Vượt qua biết bao nhiều rào cản tâm lý, những cám dỗ từ bạn bè teen quyết tâm phải đậu ĐH. Dùi mài kinh sử cả năm trời, bỏ tất cả những cuộc đi chơi mà vùi đầu vào học, nhìn những bạn đồng trang lứa đang ung dung học trong các trường ĐH mình nhiều teen phát thèm. Những teen này có một nghị lực và sự quyết tâm cao độ, họ phải đậu cho bằng được.
Những teen thi năm 2 phải bỏ ra cả một đống tiền của, công sức trong một năm trời để ôn thi lại. Nhiều teen vì không chịu được sự khinh thường của gia đình nên đã tự thuê phòng trọ, tự làm thêm để có tiền ôn thi lại, cực khổ biết bao nhiêu nhưng teen vẫn nghĩ đến những ngày được vui vẻ trong giảng đường ĐH, được tự do, được mọi người nhìn với ánh mắt ngưỡng mộ. Đã tự hứa với chính mình là không thể rớt thế mà chỉ một chút bất cẩn teen thất vọng nhìn vào điểm số.
T.K teen ở Đà Nẵng tâm sự: "Năm ngoái khi thi về thấy họ hàng ngồi cả trong nhà, mình choáng. Ai cũng hỏi mình thi có được không, mình nói thi được, hy vọng rồi thất vọng. Ngay cả bản thân mình đây cũng bị sốc trước số điểm. Tưởng mình làm được điểm cao ai dè họ trừ đầu trừ cuối rồi mình thiếu điểm. Mình nhận thấy mọi người rất buồn, dù không nói ra nhưng hở một chút thì họ lại đem mình ra so sánh với đứa này đứa nọ, mình bực lắm và quyết tâm ôn thi lại lần nữa.
Ban đầu cứ nghĩ rằng 1 năm mà ôn chỉ với 3 môn thì khả năng đậu cao hơn, thế nhưng vào trận mình mới biết được nổi khổ của teen thi lại năm 2. Học cùng với mấy đứa thi năm đầu cứ họ mình là sư huynh thì ngại chết đi được. Sướng là không phải thi nhiều như bọn nó nhưng khổ là thời gian nhiều quá nên mình không chú tâm được, nhiều lần hứa rồi lại quên. Kì thi vừa rồi mình làm bài cũng tạm tạm, không đậu nữa chắc mình bỏ cuộc không ôn thi lại nữa, mình sẽ vào học cao đẳng".
Thi cử cũng mang nhiều yếu tố may rủi, nhiều teen có mức học rất khá nhưng vì gánh nặng tâm lý quá lớn dẫn đến kết quả thi không tốt. Áp lực đối với những teen năm 2 nặng hơn những teen năm đầu rất nhiều nhưng cũng không vì thế mà từ bỏ niềm hy vọng. Bạn biết đó, có những teen vì quá yêu thích ngành Y mà thi 5 lần mới đậu với một điểm số rất cao. Chỉ cần có niềm tin và nỗ lực thì cuối cùng chúng ta sẽ thành công.
Theo PLXH
Chọn trường cho con... Mẹ ơi, con không thích! Tìm trường cho con học luôn là nỗi lo của các ông bố bà mẹ hiện nay. Nhất là những phụ huynh có con vừa tốt nghiệp lớp 12. Người khá giả thì tìm cho con những ngôi trường quốc tế, hay toan tính chuyện đưa con đi du học... Không chỉ với các sĩ tử vừa trải qua kì thi Đại học,...