Những điều tuyệt vời trong đào tạo giáo viên tại Singapore
Giáo dục Singapore hiện đang được công nhận là một trong những nền giáo dục chất lượng hàng đầu châu Á, nền tảng cho sự thành công ấy chính là nhờ quá trình đào tạo và bồi dưỡng giáo viên rất đáng để nghiên cứu, học hỏi.
ảnh minh họa
Một số bài học nổi bật trong quá trình đào tạo, bồi dưỡng giáo viên của cơ sở đào tạo giáo viên duy nhất hiện nay ở Singapore là Viện Giáo dục Quốc gia (NIE) được PGS.TS. Đào Thị Ngọc Minh, TS. Nguyễn Thị Liên, ThS. Trần Trung Dũng (Trường ĐH Sư phạm Hà Nội) tại hội thảo khoa học quốc tế “Kinh nghiệm của Malaysia và Singapore về đào tạo, bồi dưỡng giáo viên phổ thông, cán bộ quản lý các cơ sở giáo dục phổ thông và giảng viên sư phạm”.
Đặc biệt chú trọng đến tuyển sinh đầu vào
Dạy học là nghề rất được kính trọng ở Singapore, một trong những nền giáo dục bị ảnh hưởng nhiều bởi truyền thống Nho giáo. Ai cũng hiểu rằng trở thành giáo viên là việc rất khó khăn và những nhà giáo cao quý đã giúp Singapore tạo ra nhiều thế hệ học sinh đạt thành tích tốt nhất thế giới.
Theo Trung tâm Giáo dục và Kinh tế quốc gia Mỹ (NCEE), Singapore xác định chọn người để đào tạo thành giáo viên từ một phần ba học sinh tốt nghiệp phổ thông đạt kết quả cao nhất. Mỗi năm, đất nước này tính toán số lượng giáo viên cần thiết và đặt chỉ tiêu thích hợp cho chương trình đào tạo sư phạm. Trung bình, chỉ có 1/10 – 1/8 ứng viên được chấp nhận sau quá trình tuyển chọn gắt gao.
Những người trúng tuyển phải đạt số điểm ít nhất là ở giữa thang điểm của kỳ thi A-level – kỳ thi khó nhất đối với học sinh Singapore. Ngoài ra, họ phải trải qua những buổi phỏng vấn nghiêm ngặt, tập trung vào phẩm chất cá nhân của một giáo viên giỏi, đánh giá sâu về thành tích học tập, những đóng góp cho trường và cộng đồng.
Mỗi năm, Singapore tính toán số lượng giáo viên cần thiết và đặt chỉ tiêu thích hợp cho chương trình đào tạo sư phạm. Trung bình, chỉ có 1/10 – 1/8 ứng viên được chấp nhận sau quá trình tuyển chọn gắt gao.
Chương trình đào tạo giáo viên
Chỉ có một cơ sở đào tạo giáo viên duy nhất hiện nay ở Singapore là Viện Giáo dục Quốc gia (NIE), bao gồm cả chương trình cử nhân và bằng cấp sau đại học.
NIE nằm trong Đại học Công nghệ Nanyang – một trong những trường đại học uy tín nhất cả nước.
Hầu hết thí sinh có một bằng cử nhân về môn sẽ dạy trước khi nộp đơn ứng tuyển, sau đó phải hoàn thành một trong những chương trình đào tạo sư phạm tại NIE và vượt qua bài kiểm tra trình độ đầu vào để trở thành giáo viên.
Video đang HOT
Có nhiều chương trình đào tạo phụ thuộc vào trình độ của ứng viên, kéo dài từ hai đến bốn năm. NIE tập trung vào sư phạm và kết nối giữa các môn học chứ không đào tạo chuyên sâu trong một môn cụ thể.
Điều này có nghĩa bạn không thể trở thành giáo viên ở Singapore mà không đạt trình độ cao ở môn sẽ dạy, đồng thời trải qua ít nhất một năm được hướng dẫn đầy đủ về nghiệp vụ sư phạm.
Chương trình được cập nhật liên tục để phản ánh nhu cầu thay đổi của hệ thống giáo dục Singapore. Trong quá trình đào tạo, các giáo viên tương lai nhận được khoản trợ cấp hàng tháng tương đương 60% lương khởi điểm giáo viên, đồng thời học phí của họ được Bộ Giáo dục chi trả.
Sau khi hoàn thành chương trình, họ phải cam kết làm việc ba năm trong ngành.
Chế độ đãi ngộ giáo viên xứng đáng
Mặc dù mức lương cơ bản của nghề giáo ở Singapore không cao nổi bật so với nhiều quốc gia có thành tích tốt nhưng đủ để học sinh cân nhắc khi lựa chọn nghề nghiệp.
Bộ Giáo dục theo dõi mức lương của giáo viên so với các ngành nghề khác, điều chỉnh phù hợp để đảm bảo tính cạnh tranh. Theo dữ liệu mới nhất của website khảo sát lương Payscale (Mỹ), một giáo viên trung học cơ sở ở Singapore kiếm trung bình khoảng 42.000 USD mỗi năm, mức cao nhất khoảng 72.000 USD.
Mức trung bình của giáo viên trung học phổ thông là 45.000 USD, tối đa 65.000 USD. Trong 5 – 10 năm đầu tiên ở vị trí này, tiền lương tăng khá nhanh chóng.
Với mức thưởng dao động từ 2.200 – 15.000 USD đối với giáo viên trung học cơ sở và 890 – 33.000 USD đối với giáo viên trung học phổ thông, thu nhập của giáo viên tại Singapore khá hấp dẫn.
Những khoản thưởng này được xác định thông qua hệ thống đánh giá nghiêm ngặt mỗi năm trên toàn quốc ở 16 lĩnh vực, bao gồm những đóng góp của giáo viên cho trường và cộng đồng.
Giáo viên xuất sắc có cơ hội kiếm tiền thưởng lưu dụng (khoản khích lệ nhằm giữ chân người giỏi), dao động 10.000 – 36.000 USD mỗi 3 – 5 năm một lần và tiền thưởng năng suất có thể lên đến 30% tiền lương cơ bản. Sau những năm đầu tiên, việc tăng lương phụ thuộc vào quá trình thăng tiến.
Hệ thống quản lý hiệu quả giáo dục (EPMS) quyết định một giáo viên có đủ điều kiện để thăng chức hay không. Giáo viên được kỳ vọng thiết lập và đạt được các mục tiêu cá nhân trong công việc, thể hiện trình độ cải thiện bằng các phiếu đánh giá năng lực qua quan sát kỹ năng giảng dạy.
Trong quá trình đào tạo, các giáo viên tương lai của Singapore nhận được khoản trợ cấp hàng tháng tương đương 60% lương khởi điểm giáo viên, đồng thời học phí của họ được Bộ Giáo dục chi trả.
Nhiều cơ hội phát triển sự nghiệp
Sau ba năm tham gia giảng dạy, các giáo viên sẽ được đánh giá thường niên để xem họ có tiềm năng phát triển theo hướng nào trong số 3 lộ trình liên quan tới lĩnh vực của họ: trở thành giáo viên cao cấp (tức là có thể chỉ dẫn cho những nhà giáo non kinh nghiệm hơn), các chuyên gia về chương trình giảng dạy hay nghiên cứu, hoặc trở thành nhà lãnh đạo trường học.
Những giáo viên có tiềm năng phát triển thành các nhà lãnh đạo trường sẽ được chuyển tới nhóm quản lý cấp trung và được đào tạo để có thể đảm nhiệm công việc trong vai trò mới.
Người ta sẽ đánh giá hiệu quả của các nhà quản lý cấp trung này để xem họ có tiềm năng trở thành các hiệu phó, và sau này là hiệu trưởng hay không. Ở mỗi giai đoạn, NIE đều có một loạt những kinh nghiệm và chương trình đào tạo cần phải trang bị cho những người này để phục vụ cho công việc quản lý và thích ứng với sự chuyển đổi chuyên môn.
Người Singapore hiểu rất rõ, để có một nền giáo dục chất lượng cao và học sinh học tập xuất sắc, chắc chắn họ phải có được các nhà lãnh đạo trường học hiệu quả.
Đào tạo cán bộ quản lý giáo dục
Theo Asia Society, giáo viên Singapore có 100 giờ đào tạo chuyên môn mỗi năm. Họ được tiếp cận với nhiều cơ hội phát triển nghề nghiệp. Bộ Giáo dục và NIE cung cấp học bổng cho các giáo viên muốn có bằng thạc sĩ hoặc tiến sĩ tại Singapore hoặc ở nước ngoài, toàn thời gian hoặc bán thời gian.
Các trường học ở Singapore hoạt động với niềm tin lãnh đạo kém là lý do chính của thất bại giáo dục. Do đó, chất lượng lãnh đạo trường học rất được coi trọng. Đội ngũ lãnh đạo xuất phát từ giáo viên đạt tiêu chuẩn cao, được tuyển chọn và bồi dưỡng từ sớm. Quy trình đào tạo rất gắt gao, trong đó có sáu tháng nghiên cứu về kỹ năng lãnh đạo ở NIE.
Theo Giaoducthoidai.vn
Tranh cãi gay gắt về dự thảo mới trẻ 3 tháng tuổi được học mầm non
Theo các nhà quản lý giáo dục và giáo viên, Dự thảo Luật Giáo dục quy định cơ sở giáo dục kết hợp nhà trẻ, mẫu giáo nhận trẻ em từ ba tháng tuổi đến sáu tuổi là quy định không thực tế, thiếu tính khả thi.
Nhiều phụ huynh phấn khởi khi có thể gửi con đi học từ rất sớm (Ảnh minh họa)
Tại khoản 7 Điều 1 Dự thảo 2 Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục quy định: " Sửa đổi, bổ sung khoản 2 và khoản 3 Điều 25 như sau:
2. Trường mẫu giáo, lớp mẫu giáo độc lập nhận trẻ từ ba tuổi đến sáu tuổi;
3. Trường mầm non, nhóm lớp mầm non độc lập là cơ sở giáo dục kết hợp nhà trẻ và mẫu giáo, nhận trẻ em từ ba tháng tuổi đến sáu tuổi".
Trong đó đáng chú ý là quy định các cơ sở giáo dục kết hợp nhà trẻ và mẫu giáo nhận trẻ từ 3 tháng tuổi đến 6 tuổi. Điều khoản này vấp phải nhiều ý kiến trái chiều từ phía phụ huynh và các giáo viên.
Chị Kim Khánh (28 tuổi) - hiện đang làm công nhân tại Khu chế xuất Tân Thuận (Quận 7, TP.HCM) cho biết: "Hai vợ chồng đã từng lên kế hoạch sinh nở lần 2 nhưng nghĩ đến cảnh phải đi làm sớm, con được 3-4 tháng không ai trông nên đành hoãn lại. Nhiều người khuyên cứ đẻ đi rồi tính chuyện thuê người chăm nom nhưng lương công nhân vài triệu đồng làm sao mướn nổi người".
Khi nhắc đến điều luật dự thảo "các trường mầm non giáo dục kết hợp nhà trẻ và mẫu giáo nhận trẻ từ 3 tháng tuổi", chị Khánh rất vui mừng và phấn khởi. Bởi nếu quy định trên có hiệu lực, họ sẽ sinh thêm một bé nữa ngay trong năm nay.
Với chị Kiều Trinh (29 tuổi, Quận 2) 3 tháng là độ tuổi quá nhỏ để gửi trẻ. "Theo tôi, độ tuổi để gửi trẻ đi mầm non nên là 6 tháng trở lên. Hiện nay, có nhiều cô giáo chưa có con, không kinh nghiệm chăm sóc mà trông nom bé còn nhỏ sẽ không thực tế. Thậm chí tôi là một bà mẹ đã từng chăm con một mình và cảm thất rất vất vả huống chi là cô giáo".
Nhiều nhà trường cũng lo lắng bởi quy định sẽ tăng áp lực cho giáo viên mầm non. Chị Nguyễn Thị Hòa (33 tuổi) - công tác tại một trường mầm non trên địa bàn quận 10, TP.HCM cho rằng quy định độ tuổi nhận trẻ từ 3 tháng là quá sớm.
"Ở độ tuổi 3 tháng, trẻ cần có sự quan tâm đặc biệt từ người lớn. Thường, ở tháng tuổi này trẻ vẫn quấn mẹ mọi lúc mọi nơi. Vì vậy, nếu quy định trường mầm non nhận thì mỗi giáo viên chỉ có thể trông từ 1-2 cháu. Từ đó kéo theo số lượng giáo viên ở các trường phải tăng lên, đặc biệt chúng tôi phải chịu áp lực nhiều hơn", chị Hòa nói.
Với kinh nghiệm gần 15 năm trong nghề, chị Hòa cho hay thực tế rất ít phụ huynh gửi con đi trẻ ở độ tuổi này và hầu như không có trường nào nhận giữ trẻ nhỏ như vậy. Bởi tùy thuộc vào khả năng chăm sóc, giáo dục và bảo đảm an toàn cho trẻ.
Theo bà Nguyễn Thị Thanh - chuyên viên phụ trách khối Mầm non Phòng Giáo dục quận 12 quy định này thiếu tính thực tế, các trường sẽ khó có điều kiện để thực hiện. Hơn nữa, Luật lao động cho phép phụ nữ nghỉ sau sinh 6 tháng, vậy cớ sao quy định tháng tuổi gửi trẻ như vậy?
Tuy nhiên nhiều nhà trường lại lo lắng bởi quy định sẽ tăng áp lực cho giáo viên mầm non (Ảnh minh họa)
Trao đổi với chúng tôi, Lãnh đạo UBND TP.HCM cho biết đã đề xuất ý kiến với Đoàn giám sát của Uỷ ban Văn hóa - Giáo dục Thanh niên, Thiếu niên, Nhi đồng của Quốc hội nên điều chỉnh độ tuổi giáo dục mầm non thành "từ 6 tháng tuổi đến 6 tuổi" để phù hợp với Luật Bảo hiểm xã hội. Đồng thời, điều chỉnh Điều 25 như sau: "Cơ sở giáo dục mầm non bao gồm: Nhà trẻ, nhóm trẻ nhận trẻ từ 6 tháng tuổi đến 3 tuổi; trường, lớp mẫu giáo nhận trẻ em từ 3 tuổi đến 6 tuổi; trường mầm non là cơ sở giáo dục kết hợp nhà trẻ và mẫu giáo, nhận trẻ em từ 6 tháng tuổi đến 6 tuổi".
Theo Giaoducthoidai.vn
Bắc Giang: Khắc phục tình trạng thừa thiếu cục bộ giáo viên Sở GD&ĐT Bắc Giang ban hành chương trình công tác năm 2018, trong đó đưa ra 9 nhiệm vụ trọng tâm. ảnh minh họa Một trong những nhiệm vụ đó là tiếp tục rà soát, điều chỉnh, sắp xếp lại tổ chức bộ máy, nhân sự của các cơ sở giáo dục nhằm tinh gọn bộ máy, hợp lý với từng địa phương,...