Những điều thí sinh cần “bỏ túi”, thuộc lòng để đạt điểm cao môn Toán
Thầy Lại Tiến Minh, thầy Nguyễn Minh Tú gợi ý, thí sinh nên tập trung làm nhanh và chính xác những câu hỏi dễ trước, phân bổ thời gian làm bài hợp lý…
Chỉ còn đúng 1 ngày nữa, ngày 10/8, các thí sinh tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT sẽ chính thức khởi động cuộc đua với môn thi Ngữ văn vào buổi sáng và buổi chiều thi môn Toán.
Căng thẳng, lo lắng, là tâm lý chung của nhiều sỹ tử trước giờ G. Song các giáo viên lại cho rằng, các em nên giữ tinh thần thoải mái, bình tĩnh để có kết quả tốt nhất.
Riêng với môn Toán, thầy Lại Tiến Minh, giáo viên dạy Toán trường Lương Thế Vinh (Hà Nội) cho rằng, do ảnh hưởng của dịch Covid-19, học sinh trên cả nước phải nghỉ học dài ngày, nhưng sau đó đã kịp thời học bù, bổ sung kiến thức sẵn sàng tham gia thi tốt nghiệp THPT. Thầy Minh cho rằng, sát ngày thi, thí sinh nên dành nhiều thời gian nghỉ ngơi, thư giãn, có thể đọc lược lại kiến thức, song không nên “cày đề” hay “đào sâu” những dạng bài mới.
Thầy Lại Tiến Minh khuyên thí sinh nên giữ tâm lý bình tĩnh, tránh “cày đề” sát ngày thi vì dễ dẫn đến căng thẳng, mất tập trung.
“Các em không cần học thêm nhiều, vì học là cả quá trình. Những môn mang tính học thuộc, các em có thể ghi chú những ý chính. Riêng với môn Toán, nên xem lại những kiến thức hết sức cơ bản, không nên ôn tập nâng cao. Lúc này các em không còn thời gian để nhồi nhét thêm bất cứ kiến thức mới nào. Việc học quá nhiều chỉ gây tâm lý căng thẳng”, thầy Minh nói.
Thầy Lại Tiến Minh cũng khuyên thí sinh cần giữ tâm lý bình tĩnh khi làm bài, làm rất nhanh và chính xác ở những câu hỏi dễ, tránh mất điểm, phân bổ thời gian còn lại phù hợp để làm tiếp những câu khó hơn. Ngoài ra, thí sinh cũng có thể dùng máy tính để hỗ trợ hiệu quả trong việc tính toán.
“Đề năm nay được dự đoán là không quá khó. Thông thường, đề sẽ có khoảng 10-15 câu hỏi cuối khó. Các em cần phân bổ thời gian cho hợp lý, huy động mọi kiến thức và kỹ năng đã được luyện trước vào làm bài. Đặc biệt không nên cố nhồi nhét thêm kiến thức mới trước ngày thi”, thầy Minh lưu ý.
Thầy Lại Tiến Minh cũng dặn dò các thí sinh cần mang đủ các dụng cụ như bút, thước, máy tính, giấy tờ cần thiết để dự thi và chú ý bảo vệ bản thân và những người xung quanh bằng cách đeo khẩu trang, sát khuẩn tay sạch khi vào trường thi.
Video đang HOT
Gặp bài khó hay dễ cung đừng vội vui mừng hay buồn bã
Thầy Nguyễn Minh Tú, giáo viên dạy Toán tại Hà Nội cho rằng, nếu như đề thi Toán năm 2019 có khoảng 30 câu dễ, thì đề minh họa năm nay có khoảng 38 câu tương đối dễ. Vì vậy, thí sinh có thể sẽ có tâm lý chủ quan, làm nhanh dẫn đến sai sót không đáng có ở phần này.
Thầy Tú cho rằng, thí sinh nên dành khoảng 25 phút để làm 38 câu hỏi dễ, 30 phút làm tiếp 7 câu từ 39-45 và 35 phút còn lại để làm nốt 5 câu khó từ 46-50.
Thầy Nguyễn Minh Tú cho rằng, thí sinh nên dành khoảng 25 phút để làm 38 câu hỏi dễ.
Về cách làm bài trắc nghiệm, thầy Nguyễn Minh Tú lưu ý các thí sinh nên làm tới đâu tô luôn đến đó: “Các em có thể đánh dấu x cho nhanh rồi tô đậm lại, không nên để đến cuối giờ mới bắt đầu tô vì lúc đó sẽ vội vàng, dễ nhìn nhầm đáp án, tô lệch hàng, dẫn đến mất rất nhiều điểm”.
Thầy Tú khuyên thí sinh, dù gặp bài khó hay dễ, cũng đừng vội vui mừng hay buồn bã, vì nếu đề khó chung, điểm chuẩn các trường có thể hạ, ngược lại, nếu đề dễ, điểm chuẩn cũng sẽ cao chung.
“Các em hãy làm hết sức mình là đủ. Sau khi thi xong hãy nghỉ ngơi, đừng vội xem đáp án. Bởi đáp án lúc này trên mạng chưa chắc đã chính xác, sẽ gây ảnh hưởng không đáng tiếc đến bài thi tiếp theo. Từ kinh nghiệm đi thi của thầy, trong vòng 5 ngày gần thi, nên học nhẹ nhàng hơn, xem lại những bài mình đã sai để nếu gặp lại sẽ không thua nó môt lần nữa.
Còn nếu các em đang lo Về dịch bệnh, thì trong cái rủi cũng sẽ có cái may, tuy việc học tập của các em vất vả, khó khăn hơn, nhưng đề thi chắc chắn cũng sẽ dễ thở hơn. Điều này có lợi hơn cho các em học trung bình khá. Vì vậy, thay vì lo lắng, các em hãy nắm bắt lấy cơ hội này để đạt kết quả tốt nhất. Còn các bạn học khá, giỏi, cố gắng làm bài hết sức cẩn thận, tránh tâm lý chủ quan”, thầy Nguyễn Minh Tú nhắn nhủ./.
Để không mất 'oan' điểm môn Toán thi tốt nghiệp THPT
Thủ khoa khối A1 năm 2019 lưu ý những lỗi thường gặp, dễ bị mất điểm và cả những bí quyết đạt điểm cao ở bài thi môn Toán.
Thủ khoa chỉ lỗi thường gặp
Trần Quỳnh Trang - cựu học sinh lớp 12 Toán 1 Trường THPT Chuyên Hà Tĩnh, thủ khoa khối A1 năm 2019 với tổng điểm 28,9 (Toán 9,4, Vật lý 9,5 và Tiếng Anh 10) - cho hay, để không "mất oan" điểm, thậm chí ảnh hưởng đến cơ hội tốt nghiệp hay vào trường ĐH yêu thích, thí sinh cần lưu ý một số lỗi thường gặp ở bài thi môn Toán.
Đó là: Đọc vội vàng những câu thông hiểu dẫn đến hiểu sai đề, hoặc khoanh sai đáp án; Tính toán không cẩn thận, đặc biệt là khi gõ máy tính, nhập sai dữ liệu làm cho đáp án bị lệch đi, gây mất thời gian cũng như mất bình tĩnh trong phòng thi; Lướt qua đề thấy lạ và bỏ qua trong khi thực ra bài đó mình có thể làm được và rồi lại bị dẫn vào một bài khác nhìn dễ mà hóa ra khó, vừa tốn thời gian vừa hoang mang.
"Chính vì thế, thí sinh cần lưu ý đọc kĩ đề bài và tất cả các đáp án đề cho để tránh sai sót không đáng có, xem xét từng bài để nắm rõ mức độ khó, dễ đối với bản thân. Đặc biệt cần tập trung cao độ, chú ý đáp án mình tô trong phiếu đáp án", thủ khoa khối A1 năm 2019 chia sẻ kinh nghiệm.
Theo Trang, môn Toán có 50 câu trong 90 phút. Vì vậy cần tùy vào mục tiêu cụ thể của mỗi người để phân bố thời gian cho hợp lý.
"Thường thì 30 câu đầu là mức độ nhận biết, thông hiểu và vận dung nên rất cần sự chắc chắn và cẩn thận, tránh sai sót ở phần này. Có thể dành khoảng 30-40 phút cho 30 câu đầu này.
Thời gian còn lại là lúc thật tỉnh táo để hoàn thành những câu thuộc mục tiêu cá nhân. Tuy nhiên, cũng không nên quá vội vàng để sai những câu cơ bản. Cá nhân mình thấy rất cần thiết khi dành ra 5-10 phút cuối giờ để rà soát lại toàn bộ những câu đã làm, xem liệu có bị tô nhầm hay tô mờ đáp án, hay có bị nhầm lẫn ở phần thông hiểu hay nhận biết không", Trang nói.
Giai đoạn trước thi này, theo Trang, các thí sinh cần giữ cho bản thân thoải mái và bình tĩnh, có thể dành thêm thời gian để đi chơi với bạn bè, gia đình.
"Hàng ngày, các bạn có thể xem lại một chút kiến thức về lý thuyết cho từng môn, lên kế hoạch làm một bộ đề các môn trong tổ hợp. Và cuối cùng, cần nhớ giữ một cái đầu lạnh cho kỳ thi quan trọng sắp tới", thủ khoa năm 2019 đưa lời khuyên.
Thí sinh thi THPT quốc gia năm 2019
Cẩn trọng khi tô đáp án
Thầy Phạm Thế Mạnh, giáo viên dạy Toán Trường THPT Yên Hòa (Hà Nội), cho hay nhiều năm dạy lớp 12 nên đã nghe đủ các tình huống nhầm lẫn, thậm chí rất buồn cười nhưng lại mất điểm một cách đáng tiếc của thí sinh dự thi THPT quốc gia.
Để không rơi vào những trường hợp như vậy, thí sinh dự thi tốt nghiệp THPT năm 2020 cần ghi nhớ chính xác các công thức cơ bản.
"Nên hệ thống các công thức theo từng chủ đề, viết lại công thức nhiều lần (thẻ nhớ, bốc thăm rồi tự viết lại...), vận dụng công thức với các ví dụ số cụ thể", thầy Mạnh nói.
Thí sinh cũng cần cẩn trọng khi làm các câu hỏi từ 1 đến 30. "Không nên quá vội vàng, nhưng cũng không lãng phí thời gian nhiều cho các câu ở mức độ này".
Khi nháp, nên chia theo khu vực. Cụ thể, mỗi câu nên nháp ở một khu vực riêng biệt, xử lý xong câu nào thì khoanh vùng khu vực nháp của câu đó lại, tránh bị lẫn với các câu khác. Điều này giúp cho việc kiểm tra, thẩm định kết quả phía sau thuận lợi.
Khi tính ra được kết quả, cần cẩn trọng khi đối chiếu với từng phương án của đề bài cho, khoanh lựa chọn của mình vào đề, đồng thời gạch những phương án chắc chắn sai.
"Học sinh không nên để làm xong hết rồi mới tô mà nên tô theo cụm câu sau khi làm xong câu 1 đến câu 25, từ câu 26 đến câu 35, từ câu 36 đến câu 40, từ câu 41 đến câu 50. Khi tô, nên tay trái dò đề, tay phải tô. Tô xong nên soát lại một lần, tránh tình huống tô sai phương án hoặc nguy hiểm nhất là bị trôi dòng. Ngoài ra, nên chuẩn bị hai máy tính và nên cùng đời. Không nên một máy đời Casio FX 570, một máy đời 580. Nắm vững các kỹ thuật tính toán cơ bản là một cách để cải thiện tốc độ làm bài. Tuy nhiên, cũng không nên tuyệt đối hoá vai trò của máy tính", thầy Mạnh khuyên.
Theo thầy Mạnh, cũng hay gặp trường hợp thí sinh cộng nhẩm nhầm, rồi đọc câu hỏi câu trên nhưng chọn phương án câu dưới, hay nhìn nhầm đáp án ghi trong giấy nháp...
"Với những phép tính cộng số lớn, cũng nên chắc ăn bằng cộng bằng máy tính. Với một cuộc thi quan trọng như thế này, thì cẩn thận không bao giờ thừa", thầy Mạnh đưa lời khuyên.
Dự đoán điểm chuẩn lớp 10 từng trường ở Hà Nội năm 2020 Theo nhận định của nhiều giáo viên, đề thi vào lớp 10 năm nay "dễ thở" hơn các năm trước, do đó, mức điểm chuẩn vào các trường có thể tăng nhẹ. Ảnh minh họa Trao đổi với VOV.VN ngày 27/7, thầy Nguyễn Minh Tú, giáo viên dạy Toán từ lớp 6 đến lớp 12 tại Hà Nội cho rằng, rất khó để...