Những điều người dùng nên làm với máy Mac mới
Bắt đầu trở thành một người dùng Mac và tham gia vào hệ sinh thái của Apple, bạn cần biết một vài thiết lập quan trọng để có thể trải nghiệm tốt nhất thiết bị của mình.
Nếu bạn vừa mua cho mình một máy Mac mới và là thiết bị đầu tiên như vậy, thì chắc chắn bạn sẽ gắn bó với nó lâu dài trong tương lai. Bởi vì bạn đã gia nhập vào một hệ sinh thái tuyệt vời được Apple hoàn thiện trong nhiều năm qua. Tuy nhiên, Chúng tôi sẽ giúp các bạn đảm bảo rằng cần làm những gì với một chiếc Mac mới bằng một vài thiết lập quan trọng.
Sao lưu sớm và thường xuyên
Time Machine là phần mềm sao lưu hoàn hảo do Apple sản xuất, được tích hợp thẳng vào Mac. Bạn nên sử dụng nó ngay lập tức. Đơn giản là vì Time Machine giúp việc phục hồi trở nên dễ dàng ngay cả khi máy Mac xảy ra bất kỳ vấn đề lớn nào. Nó giúp bạn dễ dàng chuyển sang máy Mac mới khi cho tới khi mọi thứ được khắc phục.
Time Machine sao lưu máy Mac của bạn hàng giờ, hàng ngày, hàng tuần và hàng tháng, do đó bạn sẽ luôn có thể khôi phục mọi dữ liệu cần thiết. Miễn là ổ đĩa đó được kết nối hoặc Time Capsule có trên mạng, máy Mac của bạn sẽ được sao lưu. Thú vị hơn là Time Machine hoạt động với các ổ cứng ngoài và có tùy chọn tự động sao lưu.
Kết nối với iCloud
Đây cũng là một lưu ý quan trọng khi bạn lần đầu tiên mua một chiếc máy Mac, nếu bạn đã sử dụng iPhone hoặc iPad. Cũng giống như các thiết bị khác, máy Mac của bạn sẽ cần có Apple ID và mật khẩu của tài khoản đó. Khi đăng nhập cùng một tài khoản, bạn đã kết nối iCloud trên máy Mac với các thiết bị khác của Apple.
Bằng cách kết nối iCloud trên tất cả các thiết bị của cá nhân, bạn có thể chia sẻ ảnh, danh bạ, lịch và nhiều hơn thế mà không cần phải chuyển dữ liệu qua lại hoặc đồng bộ hóa giữa các thiết bị nữa. Nếu bạn chưa tạo Apple ID, hãy tạo cho mình một tài khoản để tham gia vào hệ sinh thái tuyệt vời của Apple nhé.
Sử dụng ứng dụng trợ giúp hoàn hảo của Apple
Nếu bạn đã từng thắc mắc tại sao máy Mac không đi kèm với hướng dẫn sử dụng, giải thích cách thức hoạt động và cách tất cả các ứng dụng hoạt động? Trên thực tế, Apple có tích hợp ứng dụng này ngay trên máy tính và nó nằm ngay trên thanh menu. Hơn nữa, nó cũng sẽ hiển thị theo ngữ cảnh khi cung cấp nội dung phù hợp vào ứng dụng mà bạn đang mở trên màn hình.
Video đang HOT
Nhấp vào trình hướng dẫn này sẽ hiển thị trường tìm kiếm, mục lục, danh sách các phím tắt và các mẹo hữu ích khác. Ứng dụng trợ giúp cũng hướng dẫn bạn từng bước với cách biểu diễn trực quan để giúp bạn nhanh chóng làm quen với Mac nhất có thể.
Làm quen với Menu
Menu nằm ở góc trên bên trái màn hình máy Mac của bạn. Nhấp vào nó sẽ cho phép bạn truy cập tức thì vào các tùy chọn hệ thống của Mac, Mac App Store và các ứng dụng và tài liệu bạn đã mở gần đây. Bạn cũng có thể sử dụng menu để khởi động lại máy Mac hoặc tắt máy.
Nếu một ứng dụng hoạt động sai hay ngừng hoạt động, menu cũng có chức năng đặc biệt mà bạn nên biết để sử dụng, Force Quit. Dịch sang tiếng Việt sẽ là “buộc thoát” để giúp cho ứng dụng thoát khỏi bộ nhớ của máy Mac, giúp khởi động lại máy tính của bạn dễ dàng hơn và quay trở lại công việc.
Truy cập Mac App Store
Apple thiết lập Mac App Store như một cách thuận tiện và an toàn để tải xuống phần mềm cho máy Mac của bạn, tất cả đều sử dụng cùng một Apple ID. Có hàng ngàn ứng dụng có sẵn, bao gồm nhiều ứng dụng miễn phí sẽ không làm bạn mất một xu.
Mac App Store rất quan trọng vì nó đảm bảo cho máy Mac của bạn an toàn trước các phần mềm độc hại. Đó cũng là cách mà Apple có thể phân phối các bản cập nhật ứng dụng nhanh chóng. Để giữ cho máy Mac của bạn chạy ở trạng thái tốt nhất và giữ mọi thứ an toàn nhất có thể, hãy tải xuống các bản cập nhật khi bạn thấy thông báo từ Mac App Store.
Tuy nhiên, trước khi thực hiện bất kỳ thay đổi nào đối với máy Mac của mình, bạn nên đảm bảo rằng bạn có một bản sao lưu cập nhật. Trong trường hợp có sự cố xảy ra, việc sao lưu sẽ giúp bạn nhanh chóng quay trở lại công việc một cách dễ dàng.
Sử dụng Spotlight
Được tích hợp ngay trên OS X, Spotlight giúp bạn nhanh chóng tìm thấy mọi thứ trên máy tính Mac của mình: tài liệu, ứng dụng, hình ảnh, danh bạ, bản đồ và tệp. Hơn thế nữa, nó có thể kết nối với internet để tìm kiếm các từ khóa như Wikipedia, trang tin tức, danh sách phim… Bạn thậm chí có thể sử dụng Spotlight để thực hiện các phép tính, như chuyển đổi feet thành mét hoặc bất kỳ loại số học nào bạn muốn.
Spotlight nằm trên thanh menu của máy Mac. Đó là biểu tượng trông giống như một chiếc kính lúp. Nhấp vào nó sẽ hiển thị trường tìm kiếm Spotlight và nhập bất cứ thứ gì vào trường tìm kiếm sẽ kích hoạt Spotlight bắt đầu hoạt động.
Hơn thế nữa, bạn thậm chí không cần di chuyển chuột để khởi động Spotlight. Chỉ cần giữ phím “Command” trên bàn phím và nhấn phím cách và Spotlight sẽ xuất hiện.
Theo FPT Shop
Loạt sản phẩm có giá cắt cổ của Apple
Ngoài những mẫu iPhone luôn nằm trong phân khúc cao cấp ở thị trường điện thoại, Apple còn nổi tiếng với hàng loạt sản phẩm có giá bán cao ngất ngưởng như Mac Pro, Apple Watch...
MacBook Pro 16-inch (2019) - 6.099 USD: Giá bán khởi điểm của MacBook Pro 16 inch là 2.400 USD, bằng với MacBook Pro 15 inch và cũng thay thế cho kích thước 15 inch tồn tại nhiều năm qua. Tùy chọn ổ cứng thấp nhất trên MacBook Pro 16 inch là 512 GB (cao hơn gấp đôi so với 15 inch), có thể nâng cấp lên tối đa 8 TB. Dung lượng RAM tiêu chuẩn là 16 GB, nâng cấp tối đa lên 64 GB. Nếu đặt tất cả tùy chọn cao nhất, giá bán cho mẫu laptop này là 6.099 USD.
Máy tính Mac phiên bản xách tay (1989) - 7.300 USD: Vào tháng 9/1989, Apple đã ra mắt chiếc máy tính di động đầu tiên của họ. Chiếc máy tính xách tay này dù không cần phải cắm dây để hoạt động nhưng vẫn có trọng lượng lên tới hơn 7 kg. Để có được đặc quyền có thể sử dụng chiếc máy này, người dùng cần viết cho Apple một tấm séc trị giá 7.300 USD, tương đương khoảng 14.300 USD ngày nay.
Phiên bản Mac kỷ niệm 20 năm (1997) - 7.499 USD: Trước khi Steve Jobs trở lại Apple để cứu nguy cho công ty đang vật lộn với các khó khăn, Gil Amelio giới thiệu chiếc Mac kỷ niệm 20 năm thành lập hãng vào năm 1997. Đây có thể coi là phiên bản khai sinh của iMac sau này bởi phần cứng của máy được tích hợp trong một thân máy mỏng phía sau màn hình. Model này có giá lên đến 7.500 USD thời điểm đó, tương đương khoảng 11.200 USD ngày nay.
Mac IIci (1989) - 8.800 USD: Được Apple sản xuất và bán ra từ tháng 9/1989 đến tháng 2/1993, Mac IIci là phiên bản mạnh mẽ hơn của dòng máy Mac IIcx được phát hành đầu năm 1989 có cùng thiết kế vỏ nhỏ gọn. Với ổ cứng dung lượng 40 MB, Mac IIci có giá 8.800 USD khi được tung ra thị trường vào năm 1989.
Mac IIx (1988) - 9.369 USD: Mac IIx ra mắt vào năm 1988 như một phiên bản nâng cấp của máy Macintos II và được trang bị màn hình màu. Vào thời điểm phát hành, Apple đã ca ngợi Mac IIx là một chiếc máy tính sẽ củng cố vị trí của hãng trên thị trường và sẽ tập trung vào mảng giáo dục. Với ổ cứng 80 MB, chiếc máy tính này được bán với giá 9.369 USD.
Mac Pro (2013) - 9.599 USD: Sở hữu thiết kế vô cùng lạ mắt và bóng bẩy nhưng Mac Pro 2013 vấp phải không ít sự phản ứng tiêu cực từ người yêu công nghệ. Một số trang diễn đàn lớn đã ví Mac Pro 2013 như thùng rác hay nhân vật Darth Vader trong phim "Chiến tranh giữa các vì sao." Mac Pro 2013 có giá bán lên tới 9.599 USD cho cấu hình cao nhất với chip Intel Xeon E5 thế hệ mới với 12 lõi xử lý, 2 GPU đồ họa FirePro loại chuyên dụng cho máy trạm workstation của AMD.
Apple Lisa (1983) - 9.995 USD: Lisa là chiếc máy tính để bàn được đặt theo tên con gái Steve Jobs. Vào ngày 19/1/1983, Apple lần đầu phát hành Lisa với giá bán 9.995 USD tại thời điểm ấy, tương đương khoảng 24.000 USD ngày nay. Đây là một trong những chiếc máy tính cá nhân đầu tiên có giao diện đồ họa cho người dùng.
Mac IIfx (1990) - 12,000 USD: Mac IIfx ra mắt vào năm 1990, thời điểm Apple đã tham gia thị trường được 14 năm và bán được 15 mẫu máy khác nhau. Apple quảng cáo Mac IIfx như một cỗ máy cực mạnh, hướng đến phân khúc máy tính trạm. Tuy nhiên, thực tế thì Mac IIfx tỏ ra khá tụt hậu so với những chiếc máy tính cá nhân khác vào thời điểm đó. Do được đặt ở phân khúc máy trạm, Mac IIfx được Apple định giá từ 9.780 USD đến khoảng 12.000 USD.
iMac Pro (2017) - 13.350 USD: iMac Pro bắt đầu được bán ra từ ngày 14/12/2017 và có giá bán từ 5.000 USD, có thể lên đến 13.350 USD cho bản cao nhất. Những công việc phù hợp với sản phẩm này có thể là thử nghiệm tính năng thực tế ảo, chỉnh sửa video 8K, thử nghiệm mô hình khoa học hoặc máy học. Bản tiêu chuẩn sở hữu RAM 32 GB, dung lượng 1 TB. Trong khi đó, tùy chọn cao nhất là RAM 128 GB, ổ 8 TB.
Apple Watch Edition (2015) - 17.000 USD: Apple Watch lần đầu có mặt tại các cửa hàng vào năm 2015 với mức giá khá hợp lý 349 USD cho phiên bản tiêu chuẩn. Apple sau đó tiếp tục ra mắt một phiên bản đặc biệt Apple Watch Edition, có giá khởi điểm 10.000 USD cho một chiếc đồng hồ với vỏ bằng vàng hồng và cao nhất là 17.000 USD với vỏ cùng móc khoá đều bằng vàng hồng hoặc vàng 18K. Tại sự kiện WWDC 2018, Apple cho biết hãng sẽ ngừng hỗ trợ những mẫu Apple Watch thế hệ đầu tiên bao gồm cả bản Apple Watch Edition.
Mac Pro (2019) - từ 5.999 USD đến 52.000 USD: Mac Pro, chiếc máy tính mạnh nhất của Apple đã chính thức bán ra từ 11/12 với giá 6.000 USD. Tuy nhiên, đó chỉ là giá cho phiên bản tiêu chuẩn. Apple cung cấp nhiều tùy chọn cho phép nâng cấp cấu hình của Mac Pro, và nếu lựa chọn phiên bản mạnh nhất, số tiền phải bỏ ra sẽ là 52.600 USD chưa thuế. Với phiên bản 52.600 USD, cấu hình sẽ bao gồm CPU Intel Xeon W 28 nhân, RAM 1,5 TB, SSD 4 TB và 2 GPU AMD Radeon Pro Vega II Duo.
Theo zing
Cách sửa những lỗi phổ biến trên AirPod AirPod là một trong những tai nghe không dây được ưa chuộng nhất hiện nay. Và như mọi loại thiết bị không dây khác, AirPods đôi khi sẽ gặp phải những lỗi lặt vặt khách quan. Những mẹo sửa lỗi sau đây áp dụng với AirPods bản gốc và AirPod 2. AirPod Pro mới được ra mắt hiện cũng có thể dùng những...