Những điều nên làm trước khi ngủ để có da đẹp
Xây dựng các thói quen lành mạnh giúp thúc đẩy làn da tái tạo, phục hồi hiệu quả vào ban đêm.
Làm sạch da trước khi ngủ: Trong ngày, làn da tiếp xúc với nhiều chất độc hại từ môi trường. Bụi bẩn, khói thuốc lá, hóa chất, bã nhờn, tế bào chết… tích tụ bên dưới da. Nếu không được loại bỏ, chúng sẽ gây tắc nghẽn lỗ chân lông và nổi mụn. Rửa mặt, tẩy trang giúp lỗ chân lông thông thoáng. Từ đó, dưỡng chất từ mỹ phẩm chăm sóc da dễ thẩm thấu và phát huy hiệu quả. Ảnh: Adobe Stock.
Thoa kem dưỡng ẩm: Bác sĩ da liễu Howard Sobel tại New York, Mỹ nói trên Allure : “Vào ban đêm, làn da thực hiện nhiều công việc nặng nhọc như sửa chữa, tái tạo và làm dịu. Do đó, bạn cần một loại kem dưỡng cung cấp độ ẩm và hỗ trợ phục hồi da”. Kem dưỡng ẩm tạo lớp màng ngăn ngừa hơi nước thoát ra khỏi da. Làn da sẽ không bị khô, đồng thời giảm sự xuất hiện của nếp nhăn. Ảnh: Allure.
Chăm sóc vùng da mắt: Vùng da mắt thường mỏng manh, nhạy cảm và nhanh hình thành vết chân chim. Ngủ sớm để ngừa quầng thâm và bọng mắt. Bên cạnh đó, bạn cũng nên chăm sóc da mắt bằng serum, kem dưỡng chứa thành phần chống lão hóa. Ảnh: LOreal Paris.
Đầu tư vào vỏ gối lụa: Vỏ gối may từ chất liệu lụa mang đặc tính mềm mại. Nó làm giảm ma sát có hại với da và tóc trong khi ngủ. Ngoài ra, bạn nên nằm ngửa khi ngủ để tránh cọ xát làn da với vỏ gối. Điều này giúp hạn chế nếp nhăn sớm trong tương lai. Ảnh: All Things Hair.
Tránh tiêu thụ nhiều muối: Lượng muối cao đưa vào cơ thể dẫn đến hiện tượng tích tụ chất lỏng quanh mắt. Dùng nhiều thức ăn mặn khiến mắt dễ bị sưng, tạo nên bọng mắt khi thức dậy. Bữa ăn nhiều muối vào bữa tối góp phần làm rối loạn giấc ngủ. Bạn dễ bị thức giấc, ngủ không ngon. Điều này ảnh hưởng tiêu cực đến sự tái tạo, phục hồi của làn da trong lúc ngủ. Ảnh: Food & Wine Magazine.
Video đang HOT
Không ăn muộn: Theo Real Simple , ăn vặt vào ban đêm không chỉ góp phần tạo nên chứng đầy hơi. Nó còn khiến bạn bị lão hóa sớm. “Bữa ăn thịnh soạn trước khi ngủ làm suy yếu enzyme bảo vệ da khỏi tác hại từ tia UV”, bác sĩ da liễu Stuart Kaplan ở California, Mỹ giải thích. Ăn đêm còn gây viêm nhiễm, khiến mụn trứng cá, bệnh chàm trở nên nghiêm trọng. Bạn nên kết thúc bữa ăn trước khi ngủ ít nhất 3 tiếng. Ảnh: Getty.
Tắt các thiết bị công nghệ: Máy vi tính, điện thoại di động phát ra ánh sáng xanh. Ánh sáng xanh trì hoãn việc sản xuất hormone melatonin. Melatonin có tác dụng giúp chúng ta dễ đi vào giấc ngủ. Quá trình giải phóng melatonin bị gián đoạn dẫn đến khó ngủ, mất ngủ. Ngủ ít khiến làn da không đủ thời gian để thực hiện tái tạo, sửa chữa các thương tổn. Tắt nguồn thiết bị công nghệ, ngủ sớm nhằm mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe và làn da. Ảnh: Oshea Herbals.
'Gia đình Việt có tủ rượu, phòng karaoke nhưng thiếu tủ sách'
"78% trẻ em dưới 6 tuổi sử dụng thiết bị công nghệ là quá nhiều. Trong khi trẻ em đọc trung bình 3 - 4 đầu sách/năm và 2,8 đầu sách trong số đó đã là SGK", diễn giả nói trong tọa đàm về tủ sách gia đình.
Sáng 21/4, Đường sách TP.HCM tổ chức tọa đàm Tủ sách hay dành cho con trong gia đình - Tại sao không? trong khuôn khổ Ngày sách Việt Nam lần thứ 8. Tham gia tọa đàm là các diễn giả: ông Lê Hoàng - Phó Chủ tịch Hội Xuất bản Việt Nam, PGS. TS Hoàng Thị Tuyết, bà Nguyễn Thị Kim Nhung - nguyên chuyên viên Thư viện Phòng GD&ĐT Quận 11 TP.HCM, cùng 2 khách mời là ông Phạm Uyên Nguyên - Giám đốc điều hành quỹ CCAM và chị Trần Thị Mỹ Dung - phóng viên báo Nhân dân.
Ông Lê Hoàng - Phó Chủ tịch Hội Xuất bản Việt Nam (thứ 3 từ phải sang) bên MC và các diễn giả.
Thiếu tủ sách, thừa tủ rượu
Ông Lê Hoàng dẫn đề tài từ câu chuyện gia đình là tế bào của xã hội nên văn hóa gia đình là phần quan trọng quyết định đó là gia đình như thế nào. Qua khảo sát nhiều gia đình, ông ngạc nhiên khi nhà nào cũng có thể có tủ rượu, phòng xem tivi, phòng karaoke, phòng nghe nhạc, phòng gym... nhưng lại thiếu một tủ sách.
"Vì sao nhiều gia đình ngày nay có tủ rượu nhưng không có tủ sách? Trong khi các không gian xem tivi, ca hát, nghe nhạc chỉ đáp ứng nhu cầu giải trí thì tủ sách ngoài giải trí còn có chức năng giáo dục, góp phần hình thành, phát triển tính cách con người trẻ em", ông Lê Hoàng nói.
PGS Tuyết cho rằng món quà lớn nhất cha mẹ cho con không phải chiếc điện thoại thông minh hay máy tính bảng mà là niềm đam mê đọc. Bà dẫn chứng: "78% trẻ em dưới 6 tuổi sử dụng thiết bị công nghệ là quá nhiều. Trong khi trẻ em đọc trung bình 3 - 4 đầu sách/năm và 2,8 đầu sách trong số đó đã là sách giáo khoa.
Trách nhiệm của cha mẹ là giữ con mình trước sức hấp dẫn vô cùng của đồ công nghệ". Theo đó, việc đọc của trẻ nên bắt đầu khi trẻ còn trong bụng mẹ và duy trì đến 9 tuổi. Đây là cột mốc các thói quen tốt của một con người tác động trực tiếp đến việc định hình trẻ trong tương lai.
Chị Mỹ Dung đồng tình với vị PGS. Từ khi mang thai, chị đã đọc sách rất to hằng đêm trước khi đi ngủ cũng như tìm sách cho con ra đời. Khi con bắt đầu có nhận thức, chị Dung nhận thấy con thích lễ Giáng sinh nên đã tìm mua những sách tranh Giáng sinh đẹp nhất. "Bé đọc, cầm hay thậm chí xé cũng được. Cách riêng của tôi là kiên trì đọc sách cùng con bất kể bận rộn thế nào và mang những câu chuyện, nhân vật từ trang sách ra đời thường. Tôi đã làm như vậy ít nhất 1 tiếng/ngày trong suốt 4 năm qua", chị cho hay.
Các kệ sách thiếu nhi trưng bày ở Đường sách TP.HCM thu hút các em nhỏ.
Doanh nhân/nhạc sĩ Phạm Uyên Nguyên đưa ra 2 đề xuất. Nhìn từ kinh nghiệm nước ngoài, trẻ đến trường phải đọc sách như một nội dung bắt buộc. Nhà trường giao sách cho học sinh đọc cho bài học mới, viết thu hoạch, làm bài tập nhóm hoặc thuyết trình. Nếu thành công thay đổi phương thức giáo dục sẽ mở ra cho sách một hướng đi mới.
Bên cạnh đó, ông Nguyên nhận thấy sách ở Việt Nam càng quý càng "ế", nhiều công ty hiện có hàng tấn sách quý tồn kho. Vì vậy, ông đề xuất các công ty sách nên mở dịch vụ tủ sách gia đình trọn gói: "Công ty sách sẽ cung ứng dịch vụ từ đóng tủ đến một tủ sách gia đình hoàn chỉnh. Chính công ty sách cần chủ động chọn sách cho khách hàng hoặc chọn theo gợi ý của cha mẹ trẻ. Dịch vụ này sẽ thay sách hằng năm để sách trong tủ luôn phù hợp với từng độ tuổi của trẻ".
Ranh giới nhạy cảm tùy vào giới hạn chấp nhận của cha mẹ
Phóng viên VietNamNet đặt vấn đề: Nếu như tuổi thơ của những đứa trẻ thế hệ 7x, 8x và đầu 9x có thể tìm thấy bất cứ loại sách nào trong tủ sách gia đình khi sách chưa được kiểm duyệt chặt chẽ thì hiện nay, bậc cha mẹ dường như quá nhạy cảm với văn hóa phẩm nói chung và sách nói riêng tiếp cận con mình. Nhiều sự vụ cho thấy một chi tiết rất nhỏ trong sách cũng có thể khiến bậc cha mẹ hoang mang, phản ứng mạnh. Vậy đâu là ranh giới của sự an toàn, phù hợp?
Ông Lê Hoàng phản hồi: "Nhiều cha mẹ vì sự cầu toàn trong giáo dục con cái mà đâm ra sợ tất cả. Chính vì họ lúng túng chọn sách, chúng tôi mới đưa ra đề xuất tủ sách gia đình nhằm đáp ứng yêu cầu đọc của trẻ, cha mẹ đọc cùng con và giảng dạy trong nhà trường. Bây giờ, các NXB có thể đảm bảo mức độ an toàn từ nội dung đến cấp đọc cho trẻ".
Một người làm công tác sách học đường nêu lên những thực trạng của việc đưa sách vào thư viện trường học từ cấp 1 đến cấp 3.
Dù vậy, theo ông, vấn đề nội dung nhạy cảm trong sách còn tùy trường hợp cụ thể. Vừa qua, NXB Kim Đồng phát hành bộ sách vĩ nhân 27 quyển. Trong đó, có một quyển về Julius Caesar bị nhiều cha mẹ phản ứng vì trang phục thiếu vải. Ông Lê Hoàng nhận định: "Sách vẽ trang phục thời La Mã cổ đại hoàn toàn trung thực, khách quan. Các cha mẹ có thể giải thích thêm với trẻ hoặc không mua sách đó cho con chứ phê phán NXB là không đúng".
PGS Tuyết nói thêm rằng một cuốn sách quá nghiêm chỉnh với format cố định lại gây chán rất nhanh với trẻ. Trong khi đó, những sách truyện thiếu nhi phương Tây được trình bày một cách tếu táo, phóng khoáng và đôi khi phi lý đến ngớ ngẩn lại rất thu hút trẻ. Sách phải thu hút, trẻ mới yêu thích và ham đọc. Bà nói: "Như vậy, chúng ta cần cân nhắc để chấp nhận như thế nào là nhạy cảm và không nhạy cảm từ góc độ văn hóa".
Một độc giả tên Hồng Anh đang làm việc ở thư viện trường học chia sẻ câu chuyện từng được một người mẹ gọi điện đề nghị thư viện không cho con trai của bà mượn truyện Doraemon đọc. Lý do, trong một tập truyện có vẽ cảnh nhân vật Shizuka đang tắm bồn. Chị này cho biết: "Đây là một trong rất nhiều trường hợp chúng tôi từng trao đổi. Theo chúng tôi, học sinh đọc truyện tranh để thư giãn sau giờ học căng thẳng. Thực tế, các bé nhìn vào nội dung dễ thương, vui nhộn trong truyện tranh rất hồn nhiên chứ không nhìn thấy chỗ nào nhân vật mặc thiếu vải như góc nhìn người lớn".
Nhiều cha mẹ đặt câu hỏi, trao đổi cùng các diễn giả.
Chị Hồng Anh cũng cho rằng việc Hội Xuất bản lên danh sách 500 cuốn sách thiếu nhi an toàn, phù hợp với trẻ là viên gạch nền móng. Từ đó, việc cha mẹ chấp nhận cho con mình đọc gì là tùy vào giới hạn mỗi người. Những cuốn truyện tranh, truyện thần thoại Hy Lạp... đang đứng giữa lằn ranh được chấp nhận và bị phản đối. "Cá nhân tôi nghĩ, trẻ đọc càng nhiều thì khả năng "miễn dịch" càng cao", chị này kết luận.
"Giải mã" những cơn co giật mí mắt, nháy mắt Nhiều người vẫn cho rằng nếu bị giật mí mắt, nháy mắt liên tục là "điềm báo" một việc gì đó bất thường mang tính tâm linh. Tuy nhiên, các bác sĩ cho biết, đó có thể là cảnh báo một vấn đề bệnh lý. Nguyên nhân phổ biến nhất của co giật mí mắt là do căng thẳng, mệt mỏi và sử...