Những điều nên làm để giảm, ngăn ngừa sẹo
Sẹo gây mất thẩm mỹ và làm cho người mắc thiếu tự tin. Dưới đây là một số điều bạn nên làm khi chăm sóc vết thương để ngăn ngừa sẹo.
Sẹo là một phần tự nhiên trong quá trình chữa lành của cơ thể khi bị chấn thương. Khi da bị tổn thương do tai nạn hoặc thương tích, cơ thể sẽ tạo ra mô mới từ collagen, để lấp đầy những khoảng trống này.
Sẹo hình thành sau quá trình lành vết thương, vì collagen mới được tạo ra để lấp đầy vết thương không giống với kết cấu của vùng da xung quanh trước đó. Hầu hết các vết thương đều để lại sẹo ở một mức độ nào đó, ngoại trừ những vết thương rất nông trên bề mặt da.
Không phải tất cả các vết sẹo đều giống nhau. Loại sẹo và mức độ của sẹo, một phần bị ảnh hưởng bởi cách chăm sóc vết thương trong quá trình chữa lành. Mức độ nghiêm trọng của vết thương cũng có thể xác định mức độ sẹo. Chấn thương càng sâu thì khả năng để lại sẹo càng cao.
Vết thương bình thường sẽ để lại sẹo phẳng, có màu tương tự như màu da và có thể phẳng dần theo thời gian. Những vết sẹo này khó nhìn thấy hơn so với sẹo lồi và sẹo phì đại. Rạn da cũng là một loại sẹo.
Theo Học viện Da liễu Hoa Kỳ (AAD), cách bạn chăm sóc vết thương có thể giảm thiểu hoặc thậm chí ngăn ngừa sẹo.
Dưới đây là một số điều nên làm để ngăn vết thương mới khỏi để lại sẹo:
1. Giữ vết thương sạch sẽ giúp ngăn ngừa sẹo
Rửa và xử lý vết thương đúng cách sẽ giúp ngăn ngừa sẹo.
Theo Thư viện Y khoa Quốc gia Hoa Kỳ, da bị tổn thương do vết thương làm tăng nguy cơ nhiễm trùng do vi khuẩn. Vết thương sẽ lành theo từng giai đoạn và cần giữ vết thương sạch sẽ trong quá trình lành này. Theo đó, ngay sau khi vết thương xảy ra, cần giữ cho vết thương sạch sẽ.
AAD khuyên bạn nên rửa vết thương bằng dung dịch nước muối hoặc nước sạch, để loại bỏ các chất bụi, mảnh vụn nếu có, sau đó dùng khăn sạch lau nhẹ nhàng.
Trước khi tiến hành vệ sinh vết thương, cần rửa tay bằng xà phòng với nước sạch hoặc dung dịch sát khuẩn, nhằm ngăn ngừa, hạn chế sự xâm nhập của các tác nhân gây nhiễm trùng. Nếu có thể, nên sử dụng găng tay y tế để hạn chế tiếp xúc với chất dịch và máu của vết thương.
Thực tế, nhiều người thường mua oxy già, hoặc dùng các chất khử trùng khác như cồn để chăm sóc vết thương. Tuy nhiên sát trùng không đúng cách có thể làm cho vết sẹo trở nên tồi tệ hơn.
Oxy già (hydrogen peroxide) dùng không đúng cách, có thể phá hủy vùng da đang lành, làm tăng sẹo. Theo một đánh giá trên Tạp chí Phẫu thuật Thẩm mĩ và Tái tạo, các chất khử trùng như cồn, hydrogen peroxide có thể giết chết mô da và không nên dùng để làm sạch vết thương.
Nếu vết thương sâu, chảy máu hoặc có dấu hiệu nhiễm trùng như đỏ, sưng hoặc nóng, cần có sự trợ giúp y tế, nếu bạn không thể làm sạch vết thương đúng cách.
Những vết cắt sâu cần được khâu kịp thời để giảm, ngăn ngừa sẹo.
2. Khâu vết thương kịp thời đối với vết cắt sâu
Video đang HOT
Can thiệp y tế không phải lúc nào cũng cần thiết để vết thương mau lành, nhưng tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của vết thương, đối với những vết cắt sâu cần được khâu kịp thời, càng sớm càng tốt. Nếu để quá lâu, vi trùng hoặc vi khuẩn có thể tích tụ trong vết thương gây nhiễm trùng…, dễ tạo sẹo xấu.
Nếu bạn không chắc chắn vết thương có cần khâu hay khâu, tốt nhất nên đi khám để được bác sĩ đánh giá thêm.
Sẹo hình thành sau khi vết thương lành và việc khâu lại có thể giúp đóng và lành vết thương nhanh hơn. Chúng cũng có thể giúp giảm thiểu sự xuất hiện của sẹo, theo AAD.
3. Giữ ẩm cho vết thương
Nếu bạn bị thương do đứt tay, sượt qua da hoặc trầy xước, bạn có thể nghĩ rằng mình không cần băng bó, và để vết thương tự lành trong điều kiện khô ráo. Tuy nhiên, những vết thương để khô trong không khí sẽ luôn tạo thành vảy, khiến vết thương khó tự liền hơ, vì trong những điều kiện khô ráo này, mô da mới sẽ khó hình thành.
Các nghiên cứu y học đã chỉ ra rằng, việc tạo điều kiện ẩm cho vết thương, không chỉ đẩy nhanh quá trình chữa lành mà còn giúp giảm nguy cơ để lại sẹo và đóng vảy. Theo đó, có thể dùng các loại kem dưỡng ẩm có thành phần dịu nhẹ, lành tính, nhưng vẫn phải đảm bảo tính sát khuẩn, sau đó băng lại.
Điều này nên được tiếp tục cho đến khi vết thương hở được chữa lành hoàn toàn bằng lớp da mới hoặc cho đến khi vết khâu được cắt chỉ.
4. Sử dụng băng vết thương
Băng vết thương tiếp xúc trực tiếp với vết thương, giúp bảo vệ vết thương, giữ ẩm và ngăn không cho vết thương tiếp xúc với môi trường xung quanh. Nhớ thay băng, gạc thường xuyên. Một số loại băng giúp loại bỏ dịch tiết vết thương và mô chết khi thay.
Theo AAD, băng vết thương cũng có lợi là tạo áp lực lên vết thương, giúp giảm và ngăn ngừa sẹo.
Tốt nhất, mọi người nên thoa kem chống nắng hàng ngày, giúp bảo vệ chống lại ung thư da và tác hại của ánh nắng mặt trời.
Nếu bạn đang điều trị một vết thương gần đây và muốn giảm khả năng để lại sẹo, các bác sĩ da liễu khuyên bạn nên cẩn trọng hơn trong việc chống nắng.
Nên dùng kem chống nắng với SPF 30 hoặc cao hơn hàng ngày và bôi lại sau mỗi hai giờ khi ở ngoài trời. Sử dụng kem chống nắng và giữ cho khu vực tổn thương hoàn toàn không tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, cũng có hiệu quả trong việc ngăn ngừa sẹo.
Miếng dán sẹo silicon có thể giúp ngăn ngừa sẹo.
6. Sử dụng miếng dán sẹo silicone
Tấm dán sẹo silicon có thể giúp ngăn ngừa hoặc cải thiện các vết sẹo mới nếu được sử dụng ngay sau khi bị thương.
Một phân tích tổng hợp năm 2020 trên tạp chí Vết thương quốc tế cho thấy gel silicon làm giảm đáng kể sắc tố và và làm mờ sẹo. Với tấm dán cũng có hiệu quả tương tự.
Nên sử dụng gel hoặc miếng dán sẹo silicon lên vết thương sau khi vết thương đã lành, vì nó đã được chứng minh là có hiệu quả trong việc ngăn ngừa sẹo.
7. Cần kiên nhẫn
Vết thương cần có thời gian để chữa lành, và bất kỳ vết sẹo nào để lại cũng cần thời gian để mờ đi. Do đó, bạn cần kiên nhẫn.
Ngay cả khi bạn làm đúng mọi thứ giữ vết thương sạch và ẩm, sử dụng miếng dán sẹo silicon, thoa kem chống nắng… một số yếu tố vẫn nằm ngoài tầm kiểm soát của bạn.
Một số người dễ bị sẹo lồi hơn, chẳng hạn như những người có tông màu da sẫm hơn. Nếu vết sẹo làm bạn khó chịu, một số phương pháp điều trị có thể giúp làm mờ hình dạng của chúng.
8. Điều trị sẹo
Ngăn ngừa vết thương là cách tốt nhất để ngăn ngừa sẹo, nhưng chăm sóc vết thương tích cực sẽ giúp giảm sẹo.
Theo thời gian, vết sẹo sẽ tự mờ đi một cách tự nhiên. Tuy nhiên, sẹo lồi không biến mất. Tùy thuộc vào loại sẹo, có những phương pháp phù hợp. Theo John Hopkins Medicine, có các phương pháp điều trị sẹo sau:
Laze
Mài da
Mặt nạ hóa học
Tiêm collagen hoặc steroid
Phẫu thuật
Ghép da…
Trao đổi với bác sĩ da liễu để xác định phương pháp điều trị thích hợp với vết sẹo của mình.
Làm gì để có làn da đẹp?
Nếu chăm sóc không đúng cách, làn da sẽ nhanh chóng trở nên tồi tệ hơn.
Theo thạc sĩ, bác sĩ Thái Thanh Yến, khoa Da liễu - Thẩm mỹ Da, Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM, một làn da thực sự đẹp là một làn da thực sự khỏe, được quyết định bởi nhiều nguyên nhân.
Yếu tố di truyền rất quan trọng
Bác sĩ Yến cho hay làn da cũng bị ảnh hưởng bởi yếu tố di truyền cũng như hormone bên trong cơ thể. Không chỉ quyết định loại da, yếu tố di truyền sẽ quyết định độ tuổi lão hóa sinh học của da.
Đến tuổi da lão hóa, chức năng tái tạo và phục hồi của tế bào da sẽ bị suy giảm. Hoạt động của tuyến mồ hôi và tuyến bã nhờn cũng giảm sút. Các mô liên kết bị thoái hóa, da sẽ kém khả năng giữ nước, mất đi độ săn chắc, độ đàn hồi giảm. Tất cả yếu tố nói trên đều khiến da kém tươi sáng và màu sắc da dù được chăm sóc rất đầy đủ.
Bên cạnh yếu tố di truyền, hormone và sự thay đổi nồng độ của chúng cũng có vai trò lớn ảnh hưởng đến làn da. Sự thay đổi hormone có thể gây ra tình trạng mụn trứng cá ở lứa tuổi dậy thì.
Việc giảm estrogen trong cơ thể, đặc biệt ở phụ nữ tiền mãn kinh, có thể dẫn đến làn da mỏng hơn, dễ bị tổn thương hơn. Trong thời kỳ phụ nữ mang thai, hormone có thể làm tăng sự sản sinh hắc tố, ảnh hưởng đến sự sự cân bằng độ ẩm và màu sắc da.
Nguyên nhân bên ngoài
Theo bác sĩ Yến, những yếu tố tác động đến làn da từ bên ngoài bao gồm khí hậu, môi trường, nhiệt độ, tác nhân hóa học, sinh hoạt hàng ngày.
Tiếp xúc nhiều ánh nắng mặt trời và tia UV có thể khiến da bớt khỏe. Khi tiếp xúc nhiều và trực tiếp với ánh nắng mặt trời có thể có thể gây ra các tình trạng xấu cho da như cháy nắng, sạm nám da, lão hóa... gây ảnh hưởng xấu đến gốc tự do. Gốc tự do lại là một trong yếu tố chống oxy hóa giúp da khỏe mạnh.
Để bảo vệ làn da khỏi tác hại từ ánh sáng mặt trời và tia UV, con người cần thoa kem chống nắng đều đặn và che chắn kỹ càng mỗi khi ra ngoài vào trời nắng. Ảnh: iStock.
Sự thay đổi nhiệt độ, khí hậu và môi trường cũng sẽ tác động đến sức khỏe của làn da.
Ở điều kiện thời tiết nóng và ẩm, tuyến mồ hôi và tuyến nhờn thường tiết nhiều khiến làn da nhìn bóng ẩm, mụn từ đó cũng sẽ xuất hiện nhiều hơn. Ngược lại, điều kiện thời tiết lạnh làm giảm hoạt động tiết dầu của tuyến bã nhờn và làm cho da dễ bị khô, bong tróc.
Mặt khác, cũng như tất cả cơ quan khác của con người, tế bào da sẽ được nuôi dưỡng từ nguồn thức ăn được đưa vào trong cơ thể.
"Chế độ dinh dưỡng nhiều dầu mỡ, chất béo, chất ngọt... sẽ ảnh hưởng xấu đến da. Một chế độ ăn uống không lành mạnh và thiếu chất dinh dưỡng không thể làm cho làn da khỏe mạnh bình thường", bác sĩ Yến khuyến cáo.
Theo đó, con người nên chú trọng bổ sung một số sản phẩm dinh dưỡng tốt cho da gồm thực phẩm giàu chất oxy hóa, vitamin C, D; chất khoáng và vitamin A, đặc biệt có nhiều trong các loại rau, củ, quả,...
Ngoài ra, để có một làn da đẹp, chúng ta cũng nên uống nhiều nước, hạn chế đồ ngọt và đồ từ sữa.
Một yếu tố khác quan trọng không kém ảnh hưởng đến sức khỏe làn da là tình trạng căng thẳng, ít tham gia vận động cơ thể.
Sự căng thẳng không được kiểm soát sẽ làm cho da nhạy cảm hơn, dễ nổi mụn. Vì vậy, con người nên kiểm soát căng thẳng, giúp da không bị các vấn đề về mụn và chảy xệ bằng cách giảm khối lượng công việc, dành thời gian cho các hoạt động giải trí. Ngoài ra, chúng ta cũng nên tập thể dục thường xuyên, ăn uống điều độ, ngủ đủ giấc, không dùng chất kích thích.
Bên cạnh đó, việc chăm da rất quan trọng. Nếu chăm sóc da không đúng cách, làn da sẽ nhanh chóng trở nên tồi tệ hơn, đặc biệt là đối với những người có làn da nhạy cảm.
Bác sĩ Yến khuyến khích mọi người nên tìm hiểu rõ về tình trạng da của mình để sử dụng các sản phẩm phù hợp cũng như áp dụng cách chăm sóc da hiệu quả nhất.
"Mọi người nên ưu tiên sử dụng các loại sữa rửa mặt và dưỡng ẩm có tính kiềm, có khả năng trung hòa da để không làm suy yếu hàng rào chức năng của da bên ngoài; hạn chế sử dụng các sản phẩm có tính tẩy rửa bởi chúng có thể khiến da khô, nhiễm trùng, có thể bùng phát các bệnh ngoài da như viêm da", bác sĩ này cho biết.
Ngoài ra, mọi người nên hỏi ý kiến tư vấn của bác sĩ hoặc kiểm tra thành phần trước khi sử dụng phù hợp với làn da của mình.
Tìm hiểu về tình trạng đốm trắng trên da do ánh nắng mặt trời Các đốm trắng xuất hiện trên da khi phơi nắng quá nhiều là tình trạng suy giảm sắc tố da. Vậy tình trạng này có gây nguy hại cho làn da hay không? Việc tiếp xúc nhiều với ánh nắng mặt trời có thể khiến nhiều tình trạng da bùng phát, trong đó phổ biến là các vấn đề liên quan đến những...