Những điều lạ lùng ở chợ hoa Bình Điền 2020
Cuối năm Kỷ Hợi, Sài Gòn có hơn 20 chợ hoa xuân lớn nhỏ, từ cấp thành phố cho đến cấp quận. Cứ có khoảng trống như công viên, vỉa hè… là có chợ hoa.
Chủ vườn bày hoa ra bán. Ảnh: Hoàng Triều.
Những chợ hoa đã thành thương hiệu như chợ hoa công viên Tao Đàn (Q.1), công viên Gia Định (Q.Phú Nhuận), Làng hoa (Gò Vấp), Bến Bình Đông (Q.8)… có giá thuê cao. Mỗi lô 5 – 10m2 có giá 10 – 30 triệu đồng tùy theo vị trí. Cứ đóng đủ tiền là bày hoa ra bán, những chuyện còn lại, nhà vườn tự lo. Nhà tổ chức chỉ cung cấp ánh sáng và bảo vệ vòng ngoài.
Nhưng ở chợ hoa Bình Điền tại chợ đầu mối Bình Điền (Q.8) lại khác với những chợ hoa khác. Như lời ông Trương Văn Rón, đại diện Tổng công ty Thương mại Sài Gòn (Satra), đã 7 năm nay, chợ hoa Bình Điền “như là một dự án xã hội của Satra dành cho các chủ vườn ở Sài Gòn, Bến Tre, Long An, Đồng Tháp… có không gian bán hàng vào dịp cuối năm”.
Chỉ trả tiền điện – nước
Khách quê đang chọn những cây bông giá rẻ. Ảnh: Hoàng Triều
Năm 2020, chợ hoa Bình Điền có 285 lô dành cho các chủ vườn đến từ Hóc Môn, Q.12, Củ Chi, Bình Chánh… (TP.HCM), Sa Đéc (Đồng Tháp), Mỏ Cày Bắc, Chợ Lách (Bến Tre) và Đà Lạt. Chợ bắt đầu mở cửa cho các chủ vườn bán hàng từ hôm 20 tháng Chạp nhưng nhộn nhịp nhất là từ ngày 25 tháng Chạp trở đi. Không chỉ bán lẻ, chợ hoa Bình Điền còn có hình thức bán sỉ.
Video đang HOT
Theo ông Rón, các chủ vườn đăng ký bán hàng ở đây không phải “mua lô” như những chợ hoa khác. Mỗi chủ hàng chỉ phải đóng 100.000 đồng tiền điện và 100.000 đồng tiền nước. Việc bốc xếp hoa và các nhu cầu khác của các chủ vườn do công ty bốc xếp chợ đầu mối Bình Điền tính theo khung giá chung nên không có hiện tượng tranh giành, nâng – hạ giá, có nhân viên bảo vệ nhiều lớp…
Trong những ngày bán hàng tại chợ hoa này, các chủ vườn chỉ trả 25.000 đồng/phần ăn, kèm theo ưu đãi “bao no”, nghĩa là phần thức ăn cố định, còn cơm… ăn thoải mái cho đến khi nào no! “Đặc biệt, nếu đến chiều 30, vườn nào bán chưa hết hàng, Ban quản lý chợ sẽ cho chủ vườn gửi hàng để qua Tết chở về. Vì vậy, tại chợ hoa Bình Điền không có xảy ra chuyện chặt cây, đập chậu như ở nhiều chợ hoa khác”, một thành viên trong Ban tổ chức chợ hoa xuân Bình Điền 2020 chia sẻ.
Nhiều chủ vườn của vựa hoa Chợ Lách xuất hiện tại chợ hoa xuân Bình Điền 2020. Ảnh: Hoàng Triều
Quả thật, đây là “chuyện lạ” mà lần đầu tiên người viết mới nghe về một cách làm hay, tránh chuyện đập phá cây cảnh chỉ vì lúc đó không còn thuê được xe chở hàng về. Các chợ hoa khác cũng cần nghĩ tới việc có “kho” cho chủ vườn gửi cây phòng khi không bán hết hàng trong ngày cuối năm, sau Tết thuê xe chở về.
Đại diện phòng thị trường của Satra cho biết, cứ vào tháng 9 hằng năm, Satra sẽ gửi thư mời đến các địa phương có nghề trồng hoa phát triển tham dự hội chợ. Nếu địa phương nào tham gia, Satra sẽ làm việc với lãnh đạo, hội nông dân và đại diện nhà vườn về số lượng nhà vườn đăng ký. Tháng 12 Satra sẽ chốt danh sách lần cuối. “Việc chốt danh sách trước chỉ để biết chuẩn bị mặt bằng”, đại diện phòng thị trường Satra nói. Ông Mai Hoàng Nhân, Phó chủ tịch UBND huyện Mỏ Cày Bắc (Bến Tre) nói: “Nhà tổ chức chợ hoa miễn phí nên nhiều nhà vườn của huyện tham gia. Năm ngoái, Mỏ Cày Bắc có 25 lô, còn nay là 44 lô. Vậy là nhà vườn có thêm sân chơi”.
Chợ hoa miền quê
Ca sĩ Lệ Quyên hát cho khách hàng chợ hoa xuân Bình Điền 2020.
Dù là chợ hoa “nhà quê” với những loài hoa giá rẻ: Cúc đại đóa, cúc vạn thọ, mào gà, lan, giấy, quất…, cũng có những lô hàng mai cành, mai cây và mai bonsai nhưng giá thấp hơn các chợ hoa khác từ 20 – 30%. Chợ hoa Bình Điền ngày càng được nhiều người dân các quận nội thành biết đến tên. Ông Đoàn Quý, nhân viên phòng thị trường của Satra cho biết, mấy ngày gần đây, nhiều người dân nội thành “đánh” cả chiếc xe bán tải tới mua hoa tại đây. “Thông thường, cứ vào chiều 27 trở đi, nhiều tiểu thương đến đây mua bông sỉ, không cần trả giá”, ông Quý nói.
Chúng tôi ghé lại lô bán những loại cây rẻ tiền: ớt kiểng, mào gà, cúc… với giá 40.000 đồng/chậu ớt kiểng, 80.000 đồng/chậu mào gà… Ông Kiệt, một chủ vườn ở xã Vĩnh Thành (Chợ Lách, Bến Tre) cho biết, trừ hết chi phí vận chuyển và chăm sóc, ông kiếm được 20 – 30 triệu đồng. “Coi như đó là tiền lời của hai vợ chồng già, có tiền ăn Tết”. Khi hỏi liệu có bán hết hàng, ông Kiệt cười: “Ngó vậy đó chứ đến trưa 30 là bán hết hàng. Càng về cuối phải hạ giá. Năm nào cũng vậy”.
Còn Bảo, nhân viên kinh doanh của Công ty nông sản An Nhiên (Đà Lạt) cho biết, lượng hàng đem xuống hội chợ này chừng 60 triệu đồng. “Lần đầu tiên tham gia nên hơi lo lo. Nhưng 2 ngày qua đã bán được 2 thùng rồi. Hy vọng sẽ bán hết”, Bảo rụt rè nói. Hoa ly của công ty An Nhiên có giá từ 160.000 – 200.000 đồng/bó 5 cành.
Đội bốc xếp của chợ Bìnhh Điền xuống hoa cho các chủ vườn. Ảnh: Hoàng Triều
Ông Tạ Văn Lợt cũng là một chủ vườn ở xã Vĩnh Thành (Chợ Lách) chia sẻ thêm: “Vườn tham gia chợ hoa Bình Điền không mất phí, lại được giúp đỡ nhiều thứ… nên chủ vườn yên tâm mà bán. Vừa bán lẻ, vừa bán sỉ nên năm nào tui cũng bán hết hàng”.
Cũng như nhiều chợ hoa quê khác, không chỉ bán hoa mà chợ hoa Bình Điền còn có chuyện ca hát mỗi đêm: ca cổ, bolero… còn có khu vui chơi cho trẻ quê. “Tụi nhỏ thích lắm, xếp hàng đến lượt để chơi nhiều trò vì… miễn phí”, một người dân nói.
Theo danviet.vn
TP.HCM: CSGT tăng cường lực lượng đảm bảo an toàn giao thông dịp lễ, Tết
Ngày 18/1, Phòng Cảnh sát giao thông đường bộ - đường sắt (PC08), Công an TP.HCM vừa phát đi thông báo thực hiện đợt cao điểm đảm bảo trật tự an toàn giao thông trước, trong và sau Tết Nguyên đán Canh Tý và các lễ hội đầu Xuân 2020.
Theo PC08, vào thời điểm giáp Tết Nguyên đán Canh Tý 2020, nhu cầu đi lại của người dân thành phố có xu hướng gia tăng. Bên cạnh đó, nhiều Lễ hội như: Hội Hoa Xuân, Chợ Hoa, Đường Sách, bắn pháo hoa nghệ thuật... cũng được tổ chức để phục vụ nhu cầu giải trí, vui xuân của người dân, dẫn đến mật độ phương tiện tham gia giao thông tăng cao, ùn tắc xảy ra trên các tuyến đường, đặc biệt tại các khu vực gần chợ, bến xe, hàng quán, khu vui chơi, giải trí, các địa điểm tổ chức văn hóa nghệ thuật và các khu vực cửa ngõ ra vào thành phố.
Phòng PC08 sẽ tăng cường bố trí lực lượng CSGT tuần tra kiểm soát, xử lý vi phạm, tập trung vào các lỗi là nguyên nhân chính dẫn đến tai nạn giao thông.
Vì vậy, tại các điểm có nguy cơ xảy ra ùn tắc giao thông, tăng cường phối hợp với các lực lượng chức năng bảo đảm trật tự an toàn giao thông (TTATGT), bố trí quân số trong thời gian cao điểm từ 6h00 - 8h30 và 16h00 - 19h00; chủ động trao đổi, liên hệ với các đơn vị có liên quan bố trí quân số, phân công nhiệm vụ các lực lượng tham gia phối hợp đảm bảo TTATGT. Đôn đốc các lực lượng chủ động phối hợp, xuống đường điều tiết giao thông, nhắc nhở người tham gia giao thông chấp hành nghiêm các quy định của Luật Giao thông đường bộ.
Tại các vị trí, khu vực là điểm đen tai nạn giao thông (TNGT), tăng cường bố trí lực lượng CSGT tuần tra kiểm soát, xử lý vi phạm, tập trung vào các lỗi là nguyên nhân chính dẫn đến TNGT.
Tại khu vực tổ chức các Lễ hội, Hội hoa xuân diễn ra trong dịp Tết Nguyên đán Canh Tý 2020, tiến hành khảo sát, nắm tình hình, chủ động xây dựng phương án bố trí lực lượng, phối hợp với chính quyền địa phương và các lực lượng khác đảm bảo tình hình TTATGT-TTXH; tuyên truyền, vận động Nhân dân chấp hành nghiêm các quy định trong việc sử dụng lòng, lề đường, vỉa hè, đúng thời gian, không gây cản trở giao thông.
Theo
Bênh cạnh đó, tăng cường bố trí lực lượng tuần tra kiểm soát, nắm tình hình TTATGT tại các tuyến đường cửa ngõ thành phố, các bến xe, khu vui chơi... để kịp thời xử lý tình tình, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân lưu thông, vui chơi an toàn.
Minh Nghĩa
Theo infonet.vietnamnet.vn
Người vợ "ra đi trên tay chồng" khi đi lấy hoa Tết mưu sinh và cái kết có hậu được tạo ra bởi tấm lòng người Sài Gòn Nghe hoàn cảnh thương tâm của vợ người bán hoa Tết, cộng đồng mạng cùng những người tốt bụng ở Sài Gòn đã cùng nhau tạo nên một cái kết có hậu. Ít giờ qua, câu chuyện đau lòng về hoàn cảnh của chồng anh Phạm Hoàng Phương (37 tuổi, quê Đồng Nai) và chị D. (34 tuổi, quê Vĩnh Long) khiến cộng...