Những điều ‘lạ lùng’ chỉ có ở ĐH Greenwich Việt Nam
ĐH Greenwich Việt Nam chú trọng tạo môi trường nhiều trải nghiệm cho các bạn sinh viên giống với sinh viên tại Vương quốc Anh với đầy đủ các quyền lợi đặc biệt, thậm chí là… lạ lùng.
Nằm trên đường số 8 Tôn Thất Thuyết (Mỹ Đình, Cầu Giấy, Hà Nội), ĐH Greenwich Việt Nam được coi là phiên bản thu nhỏ của Đại học Greenwich (Anh quốc).
1. Ở Việt Nam nhưng phải nói tiếng Anh
Là người Việt Nam, học tại Việt Nam nhưng chắc chắn bạn sẽ phải nói bằng tiếng Anh, học bằng tiếng Anh và làm mọi thứ đều bằng tiếng Anh khi theo học tại ĐH Greenwich. Bất kỳ sinh viên nào khi học ở đây, tiếng Anh không còn là ngoại ngữ ‘khó nhằn’ mà trở thành thứ ngôn ngữ được sử dụng thành thạo mà bạn có thể tự tin giao tiếp và tiếp thu các bài học.
Toàn bộ giáo trình và khung chương trình học tập của trường đều do ĐH Greenwich Anh quốc quy định. Ngoài ra, sinh viên sẽ được học trong môi trường có rất nhiều du học sinh đến từ nhiều nước trên thế giới, thầy cô cũng là những giảng viên ở nước ngoài hoặc đi du học trở về.
Giáo viên và sinh viên giao tiếp, giảng dạy và học tập bằng tiếng Anh
2. Không bị ‘ám ảnh’ bởi các môn đại cương
Có những môn học từng là ‘ác mộng’ đối với sinh viên, chẳng hạn như Triết học, Chủ nghĩa Mác-Lênin, Kinh tế chính trị… những môn này trải dài ở suốt 2 năm trong tổng số 4 năm học ở nhiều trường đại học.
Tuy nhiên, tại trường ĐH Greenwich Việt Nam, sinh viên sẽ vào học thẳng chuyên ngành mà không phải học những môn đại cương. Bởi theo triết lý giáo dục của Anh quốc, họ đề cao tính thực tiễn trong giáo dục hơn là lý thuyết. Vì vậy, thời gian học sẽ rút gọn hơn rất nhiều so với những trường khác.
Hoàng Liên – sinh viên theo học tại ĐH Greenwich Việt Nam cho biết: ‘Thấy bạn mình kể học những trường khác phải học các môn đại cương kinh khủng lắm, thi mãi không qua. Riêng trường mình bạn không phải sợ mấy môn này đâu, sẽ có những kiến thức thực tế và cụ thể cho bạn thực hành ngay’.
3. Du lịch ‘bụi’ quanh năm
Video đang HOT
Tại trường, các hoạt động ngoại khóa diễn ra liên tục như trải nghiệm làm nông dân, đi trồng rau, thu hoạch quả, dựng lều trại, nấu ăn, trải nghiệm sinh tồn giữa đảo hoang hay tham gia giải mật thư để vượt qua thử thách…
Sinh viên Greenwich trong các hoạt động trải nghiệm thực tế
Bạn có thể sẽ phải ‘choáng’ với lịch trình dày đặc để đi du lịch ‘bụi’, chỉ sợ không có sức để chơi thôi!. ĐH Greenwich Việt Nam tạo môi trường năng động, đầy thử thách và khám giá để giúp sinh viên phát triển toàn diện, đầy đủ các kỹ năng.
Các hoạt động ngoại khóa dày đặc
4. Sinh viên được học uống rượu, giao tiếp
Ở đây, sinh viên được học các khóa học kỹ năng, một trong số đó phải kể đến khóa học Kỹ năng nghệ thuật bài trí và giao tiếp trên bàn tiệc. Sinh viên sẽ trong vai những doanh nhân thực thụ, họ được dạy uống rượu trên bàn tiệc thế nào cho đúng chuẩn và sành điệu. Ngoài ra, sinh viên còn được sử dụng các dụng cụ trên bàn tiệc như ở những buổi tiệc đẳng cấp 5 sao.
ĐH Greenwich Vương quốc Anh được biết đến là trường đại học nổi tiếng, danh giá với lịch sử 127 năm, là cái nôi của nhiều nhân vật kiệt xuất trên thế giới như ‘cha đẻ’ của sợi cáp quang internet Charles K.Kao, Bộ trường bộ ngoại giao Anh Gareth Thomas… Đa dạng văn hóa và mạng lưới sinh viên quốc tế lớn là điểm đáng tự hào nhất của trường đại học này.
Đại học Greenwich Việt Nam được hình thành từ năm 2009 với hơn 6.000 sinh viên từ 10 quốc gia đã và đang theo học như Pháp, Hà Lan, Nhật bản, Hàn Quốc, Nigeria, Bangladesh…
Theo tiin.vn
Đề Văn lớp 10 TPHCM: Thú vị nhưng "có bẫy"!
Giáo viên ở TPHCM đánh giá đề Văn thi vào lớp 10 sáng nay rất hay, tính thực tiễn cao nhưng cũng là một "cái bẫy" nếu học sinh thiếu tỉnh táo khi nhận định đề.
Thầy Hoàng Long Trọng, giáo viên Văn, Trường THCS Văn Lang (Q.1, TPHCM) đánh giá đề thi năm nay nằm trong những kiến thức trọng tâm của chương trình Ngữ văn lớp 9. Đề có tính thực tế cao, hướng học sinh đến các vấn đề của xã hội như: rác thải nhựa, mối quan hệ giữa cha mẹ- con cái... từ đó đưa đến cho học sinh những bài học mang tính giáo dục.
Đề có tính phân hóa khá cao, học sinh trung bình có thể đạt điểm 5,6. Với những học sinh khá-giỏi thì điểm 7, 8 cũng không quá khó.
Đúng như cấu trúc đề và đề minh họa của TPHCM đề gồm 3 câu như đề thi những năm trước. Nhưng năm nay đề có tính tích hợp ở câu 1. Tích hợp với kiến thức của môn hóa, địa. Nhưng về bản chất vẫn sử dụng kiến thức môn Ngữ văn để trả lời. Chỉ cần học sinh bình tĩnh đọc đề, suy xét kĩ lưỡng sẽ là tốt bài thi.
Với câu 2, nghị luận xã hội, vấn đề đưa ra khá gần gũi nhưng vô cùng thú vị. Từ 3 hình trong đề bài, học sinh chọn 1 hình thể hiện mối quan hệ giữa cha mẹ-con cái. Rồi bày tỏ quan điểm, ý kiến của mình về mối quan hệ đó. Với kiểu ra đề này vừa quen thuộc, gần gũi với học sinh, lại khá mở rộng cho những chính kiến, suy nghĩ của học sinh. Các em thoải mái thể hiện ý kiến cá nhân của mình.
Câu nghị luận xã hội này cũng phát huy mạnh tư duy phản biện của học sinh. Kiểu tư duy phản biện cũng là một kiểu tư duy cần rèn cho học sinh trong thời buổi ngày nay. Đây chính là câu có sức hút nhất với học sinh.
Với câu 3, nghị luận văn học. Vẫn như cấu trúc năm trước, học sinh được lựa chọn 1 trong 2 đề để làm. Trong đó, câu 1 là văn bản trong sách giáo khoa với đề tài tình đồng đội đồng chí (Bài thơ về tiểu đội xe không kính). Ở câu này, năm nay đề không có ý thứ hai là liên hệ với thực tế đời sống. Tuy nhiên, đề tài đồng đội đồng chí cũng không phải là đề tài làm khó được học sinh.
Học sinh tại TPHCM sau giờ thi môn Văn sáng nay
Với đề hai phần nghị luận văn học, vẫn là chủ đề về sách, về đọc sách, học sinh sẽ viết một bài văn kiểu nghị luận xã hội với chủ đề "những ngọn lửa nhóm lên từ trang sách". Câu này phù hợp cho những học sinh thực sự yêu thích bộ môn Ngữ văn, có năng khiếu. Nếu học sinh có năng lực, có đam mê thì đây sẽ là cơ hội cho các em thể hiện mình. Nhưng theo thầy Trọng, đa số học sinh sẽ lựa chọn câu hỏi số 1 trong phần này để làm bài, đảm bảo an toàn, yên tâm điểm số.
Thầy Trọng đánh giá, đề Văn hay, mở. Thú vị nhất ở câu số 2 (nghị luận xã hội), có tính phân hóa, có tính tích hợp.
Dễ nhầm đề!
Đánh giá đề Văn hay, học nhìn nhìn chung rất phấn khởi nhưng nhưng giáo viên một trường THCS ở Tân Phú cho rằng câu thứ 2 phần nghị luận xã hội là một câu rất tường minh, câu hỏi đòi hỏi thí sinh phải bình tĩnh, suy xét đề kỹ.
Đề nghị luận xã hội được đánh giá là hay nhưng đòi hỏi thí sinh phải tính táo khi nhận định đề
Đề đưa ba hình tập hợp (tập hợp con, tập hợp giao nhau và tập hợp rỗng) để thể hiện mối quan hệ cha mẹ và con cái. Từ đó, đề yêu cầu chọn một trong ba bức hình để viết một đoạn văn ngắn về mối quan hệ cha mẹ, con cái hiện nay.
Theo cô giáo này, mối quan hệ cha mẹ và con cái trong ba bức hình diễn biến theo thời gian từ bao bọc, chia sẻ và độc lập. Thế nên học sinh rất dễ nhầm viết bài nghị luận về cả ba hình. Tuy nhiên, đề chỉ yêu cầu chọn 1 trong 3 bức hình nên có khả năng học sinh dễ bị nhầm đề.
"Tôi chưa kịp tiếp xúc với các em để biết các em có làm đúng không. Nhưng cầm đề thi của một số em thì thấy các em gạch trong đề thi ở cả ba bức hình, phân tích mối quan hệ tương quan trong ba bức hình đó. Nếu theo hướng này các em sẽ bị nhầm đề", cô cho hay.
Hoài Nam - Lê Phương
Theo Dân trí
Mùa hè rực rỡ "học mà chơi" khám phá năng lực bản thân Tham gia chương trình hè sôi động, thú vị là cơ hội cho con trẻ trải nghiệm mô hình học tập ngoại khóa độc đáo, sáng tạo với các hoạt động bổ ích như vận động ngoài trời, teamwork, sinh hoạt CLB, nói tiếng Anh... Con trẻ cần một mùa Hè mới lạ, hấp dẫn hơn Hè về, nhiều con trẻ mong muốn...