Những điều kỳ lạ của chàng trai khuyết tật đôi chân
Vượt qua nỗi đau của một người khuyết tật, chàng trai Lăng Văn Hợp không chỉ làm nên những điều kỳ diệu, mà còn hết lòng phụng dưỡng các bậc sinh thành.
Chưa một lần đi học nhưng vẫn đọc thông viết thạo
Lăng Văn Hợp (SN 1996) là con thứ 2 trong gia đình có 5 anh em ở thôn 16, xã Ea Rốk, huyện Ea Súp, tỉnh Đắk Lắk. Thế nhưng, ngay từ khi cất tiếng khóc chào đời, Hợp đã gánh chịu nhiều thiệt thòi, bởi đôi chân dị tật và không một lần duỗi thẳng được.
Lặng đi trong căn nhà bếp lụp xụp của gia đình, ông Lăng Văn Tàng (SN 1962, bố của Hợp) nói trong nghẹn ngào: “Hợp sinh ra khi gia đình tôi đang sinh sống ở tỉnh Lạng Sơn. Ngày cháu chào đời, vợ chồng tôi như sụp đổ bởi mọi người nắn, kéo kiểu gì thì đôi chân của Hợp vẫn co quắp lại.
Vì hoàn cảnh gia đình quá khó khăn nên gia đình không có điều kiện đưa cháu đi thăm khám, điều trị mà chỉ cầu mong có một điều kỳ diệu cho đôi chân của Hợp. Tuy nhiên, thời gian cứ trôi qua từ năm này đến năm khác nhưng Hợp vẫn không thể đứng dậy trên chính đôi chân của mình. Không chỉ vậy, theo thời gian, các ngón tay của cháu cũng co rút lại nên mọi sinh hoạt cá nhân đều phải phụ thuộc vào bố mẹ”.
Dù chịu nhiều thiệt thòi vì đôi chân dị tật nhưng Lăng Văn Hợp luôn lạc quan, vui vẻ.
Năm 2006, vợ chồng ông Tàng quyết định rời quê hương, dẫn các con của mình vào xã Ea Rốk lập nghiệp với hy vọng cuộc sống sẽ từng bước cải thiện.
Tại vùng đất bazan đầy nắng gió, vợ chồng ông dùng số tiền ít ỏi của cả gia đình mua được 1 sào đất để dựng căn nhà lá chui ra chui vào. Để có tiền mưu sinh, vợ chồng ông đành để các con của mình ở nhà tự chăm sóc nhau rồi đi làm thuê nhiều công việc nặng nhọc, vất vả.
Đưa mắt nhìn người cha với mái tóc đã bạc màu, Hợp chia sẻ: “Những ngày bố mẹ đi làm thuê cuốc mướn, anh chị em còn lại đi học, em chỉ biết lủi thủi một mình trong căn nhà tuềnh toàng của gia đình. Đối diện với nhiều khó khăn từ việc vệ sinh cá nhân đến ăn uống, nhiều lúc, em không khỏi cảm thấy bất lực, muốn buông xuôi cuộc đời của mình theo số phận.
Thế nhưng, nghĩ đến những vất vả của bố mẹ, em lại nhanh chóng gạt đi những suy nghĩ tiêu cực và sống vui vẻ hơn. Những lúc không có ai ở nhà, em dùng cái bao đựng lúa cột hai đầu lại rồi ngồi lên và lê lết ra sân, vườn chơi”.
Đôi chân co quắp khiến Hợp chưa một lần đứng dậy được.
Đáng nói, dù chưa một lần được đến trường đi học nhưng Hợp vẫn “đọc thông viết thạo” khiến mọi người không khỏi ngỡ ngàng.
Video đang HOT
Hợp lý giải: “Lúc nhỏ, em luôn ước mơ được một lần đến trường đi học như các bạn bè cùng trang lứa. Tuy nhiên, do việc đi lại quá khó khăn, không có người đưa đón mỗi ngày nên em đành ngậm ngùi gác lại ước mơ đi học của bản thân. Sau này, mỗi khi thấy anh trai lấy sách ra học bài, em âm thầm ngồi bên cạnh và học theo. Cứ thế, em đã biết đọc, biết viết lúc nào không hay”.
Khi thấy Hợp cầm sách, báo để đọc, vợ chồng ông Tàng không khỏi ngạc nhiên và không hiểu bằng cách nào con trai có thể đọc, viết thành thạo.
“Tôi rất bất ngờ khi thấy cháu Hợp cầm sách, báo đọc vanh vách, thậm chí những chữ viết tắt trên báo như Tp.HCM, Tp.Pleiku…, cháu cũng biết dù lúc đó tuổi còn rất nhỏ. Trong khi đó, 4 người con còn lại của vợ chồng tôi đều học đến lớp 3 nhưng đọc không lưu loát bằng Hợp. Khi tôi gặng hỏi thì Hợp nói, sau một thời gian ngồi theo dõi anh trai học, cháu đã tự ghép các chữ cái lại với nhau rồi tự đọc, viết. Sau này, lớn lên, cháu ao ước được đi học nghề, học thêm tiếng Anh nhưng kinh tế gia đình quá khó khăn nên vợ chồng tôi không có cách nào giúp con thực hiện ước mơ” – ông Tàng tâm sự.
Ông Lăng Văn Tàng cho biết, gia đình ông rất ngạc nhiên khi Hợp có thể đọc, viết thành thạo mà chưa một lần đến trường đi học.
Hạnh phúc bất ngờ
Không nản lòng trước những khó khăn, khoảng 13-14 tuổi, Hợp đi bán vé số thuê cho một người dân trên địa bàn xã Ea Rốk.
Cũng từ đó, Hợp có điều kiện được ra ngoài, tiếp xúc với nhiều người và sống lạc quan hơn. Điều đặc biệt, dù cuộc sống trải qua nhiều khó khăn, vất vả nhưng lúc nào Hợp cũng nở nụ cười trên môi.
Hợp cho hay: “Được đi đến nhiều nơi và gặp nhiều người, em nhận thấy, bản thân mình còn may mắn hơn rất nhiều người trong xã hội. Bởi, có những người không nhận thức được mình là ai, đó mới là điều bất hạnh nhất. Hơn nữa, càng lớn lên, em càng hiểu ra, nếu như cứ ngồi một chỗ và ủ rủ với nỗi buồn thì cũng không giải quyết được gì. Vì vậy, mỗi ngày em đều chăm chỉ đi bán vé số để kiếm tiền lo cho bản thân và phụ giúp bố mẹ”.
Ngày Hợp và Anh tổ chức đám cưới, nhiều người thân và người dân địa phương không khỏi bất ngờ.
Mới đây, chành thanh niên Lăng Văn Hợp khiến cho nhiều người không khỏi ngỡ ngàng khi tìm được nửa còn lại của mình và nên duyên với một cô gái sống cùng địa phương.
Hợp kể: “Vào khoảng tháng 6/2023, em làm quen với cô gái Nguyễn Thị Anh (SN 1996, trú tại thôn 3, xã Ea Rốk) qua mạng xã hội Facebook. Dù ở cùng xã nhưng trước đó, cả hai chưa một lần biết, gặp nhau. Qua trò chuyện, em biết được Anh là con gái đầu trong gia đình có hai chị em và cũng chịu nhiều thiệt thòi vì chậm phát triển trí não. Không bao lâu sau khi trò chuyện trên Facebook, em và Anh nảy sinh tình cảm lúc nào không hay. Hai tháng sau, em chủ động tìm đến nhà Anh chơi. Điều bất ngờ hơn, ngay từ lần gặp đầu tiên, bố mẹ Anh đã rất ủng hộ chuyện tình cảm của hai đứa”.
Nhận thấy tình yêu đã chín muồi, Hợp về thông báo với gia đình chuẩn bị đi hỏi vợ cho mình. Nghe vậy, vợ chồng ông Tàng chỉ im lặng cho rằng Hợp đang đùa và không tin rằng có người chịu lấy cậu con trai “đặc biệt” của mình. Bởi trước đó, Hợp có quen một người sống cùng xã nhưng gia đình bạn gái phản đối kịch liệt. Vì thế, Hợp đã âm thầm tìm cách rút lui.
Chú rể Lăng Văn Hợp cùng gia đình đi đón dâu.
Để xóa tan những hoài nghi của mọi người, ngày 1/8/2023, đám cưới của Hợp và Anh cũng đã diễn ra với nhiều lời chúc phúc của người thân, bạn bè và người dân địa phương.
Thấu hiểu hoàn cảnh khốn khó của gia đình Hợp, một tiệm cáo cưới tại xã Ea Rốk đã miễn phí tiền trang điểm cô dâu, chụp hình, thuê váy cưới, thậm chí còn hỗ trợ xe hoa rước dâu cho đôi bạn trẻ.
“Cho đến khi tổ chức đám cưới xong, vợ chồng tôi mới dám tin cậu con trai của mình đã lấy được vợ”, ông Tàng cười hiền.
Trước chia tay Hợp và gia đình, chúng tôi không khỏi nghẹn lại khi nghe Hợp nói: “Sau 17 năm rời quê hương vào Đắk Lắk lập nghiệp, cuộc sống của gia đình em chẳng có gì giá trị ngoài chiếc tủ lạnh nhỏ để đựng thức ăn. Bố mẹ lớn tuổi, thường xuyên đau ốm.
Vì vậy, trong thời gian tới, em sẽ cố gắng làm việc, kiếm tiền lo tuổi già cho bố mẹ và tích góp để xây dựng căn nhà làm chỗ che mưa, che nắng, chăm lo cho mái ấm của hai vợ chồng. Với em, như vậy là hạnh phúc lắm rồi”.
Vợ chồng ông Tàng không giấu được niềm vui khi cậu con trai đặc biệt của mình lấy được vợ.
Dù cuộc sống còn nhiều khó khăn nhưng Hợp cho biết, sẽ tiếp tục cố gắng để chăm lo cho bố mẹ và hạnh phúc của hai vợ chồng.
Ông Trương Ngọc Lực, cán bộ Văn hóa Xã hội xã Ea Rốk cho hay, gia đình Hợp thuộc diện hộ nghèo tại địa phương. Dù là người khuyết tật nhưng Hợp luôn sống rất lạc quan, hòa đồng, vui vẻ và nỗ lực vượt lên hoàn cảnh. Hàng ngày, Hợp đều chăm chỉ đi bán vé số để mưu sinh, lo cho gia đình.
Khi biết tin Hợp lấy vợ và làm đám cưới, người dân và chính quyền địa phương đều mừng và chúc phúc cho hai vợ chồng trẻ. Với sự cố gắng trong thời gian qua, Hợp chính là tấm gương sáng cho các bạn trẻ tại địa phương noi theo.
Bí ẩn đằng sau những chiếc áo giáp đá trong lăng mộ Tần Thủy Hoàng
Một cuộc nghiên cứu mới đã hé lộ những bí mật kỳ diệu từ quá khứ huyền bí của Trung Hoa thời Tần Thủy Hoàng, khi mà những bàn tay tài hoa của người xưa đã mở ra xưởng chế tạo áo giáp đá với kích thước tựa như người thật, gửi thông điệp của sự bền vững và tinh thần thời đại.
Giáo sư Xuewei Zhang, một nhà nghiên cứu ưu tú đang công tác tại Phòng thí nghiệm Khảo cổ Sinh học thuộc Đại học Cát Lâm cùng với những đồng đội tài năng, đã tiến hành một cuộc hành trình kỳ diệu khám phá chi tiết độc đáo về những bộ áo giáp đá vô cùng đặc biệt. Những tác phẩm nghệ thuật này đã được khám phá trong những vùng lân cận lăng mộ hoàng đế Tần Thủy Hoàng, và chi tiết về cuộc khám phá này đã được công bố trên chuyên trang khoa học danh tiếng, Science Direct.
Vào năm 1998, những nhà khảo cổ Trung Quốc đã gửi đến thế giới một phát hiện vĩ đại - những mảnh áo giáp đá to lớn, có kích thước chính xác như dành người thật, được khám phá trong hố K9801, tại lăng mộ vĩ đại của vị hoàng đế Tần Thủy Hoàng. Những tác phẩm này, với tuổi đời đã hơn hai ngàn năm, được tạo nên từ 600 viên đá vôi, đã được kết nối một cách tinh tế bằng dây đồng, tất cả đều là kết quả của sự khéo léo từng milimet.
Áo giáp đá trong lăng mộ Tần Thủy Hoàng. Ảnh: Ancient Origins.
Vào năm 2019, một đội ngũ chuyên gia tại Viện Khảo cổ Thiểm Tây đã đột phá một bí mật lớn tại khu khảo cổ Liujiagou, thuộc kinh đô trước kia của nhà Tần - thành phố Hàm Dương. Ở nơi này, họ đã khám phá đến 32.392 hiện vật kỳ diệu, là những mảnh ghép quý báu trong câu chuyện tài hoa của dân tộc.
Càng đi sâu vào nghiên cứu, những chuyên gia khảo cổ đã phát hiện ra hàng loạt áo giáp đá và công cụ chế tạo, số lượng thậm chí lớn hơn cả những gì được tiết lộ bên trong lăng mộ vĩ đại Tần Thủy Hoàng. Nhìn chằm chằm vào từng chi tiết, ta không thể không thán phục tinh thần tỉ mỉ, sự cẩn trọng không tưởng mà người xưa đã đổ vào việc tạo nên những bức tượng sống động này - từ việc đánh bóng tinh xảo từng bề mặt đá, cho đến việc điêu khắc cẩn thận các góc cạnh, với độ hoàn thiện vô cùng cao.
Trang Ancient Origins đã đăng tải thông tin đầy thú vị về cuộc nghiên cứu đột phá của giáo sư Xuewei Zhang, tập trung vào quá trình sản xuất những kiệt tác áo giáp đá này. Mỗi bộ áo giáp đá đều gồm mảnh phía trước và phía sau, cùng với những mảnh che vai và bảo vệ đùi, tất cả chúng được chế tạo từ loại đá vôi chất lượng cao, với số lượng mối nối đơn giản nhưng tinh tế.
Nón của áo giáp. Ảnh: Ancient Origins.
Các chuyên gia đã nhận thấy rằng, quá trình sản xuất áo giáp đá này có những nét tương đồng đáng kinh ngạc với quá trình sản xuất áo giáp da, khi cùng sử dụng phương pháp đúc khuôn. Nguyên liệu thô không thể tìm thấy ở địa phương, mà chúng đã được nhập khẩu từ những vùng đất xa xôi.
Kết luận của nhóm nhà nghiên cứu đã đánh dấu một bước ngoặt quan trọng: khu vực khảo cổ năm 2019 trở thành một "xưởng chế tạo áo giáp đá quan trọng thời kỳ Tần Thủy Hoàng". Nhưng bất chấp tầm quan trọng, không thể không nhắc đến rằng, mẫu áo giáp này không thích hợp cho việc sử dụng thực tế, vì không mang lại sự bảo vệ hiệu quả và dễ dàng hư hỏng trong các tình huống va chạm.
Nhóm nghiên cứu cũng đã nêu rõ, rằng những bộ áo giáp đá này đã được sáng tạo với mục đích bảo quản những đồ vật tùy táng, với khả năng tồn tại vượt thời gian, kéo dài hơn nhiều so với những áo giáp da thông thường.
Có thể nhận thấy rằng, cách đây hơn hai ngàn năm tại Trung Quốc, áo giáp đá đã được chế tạo với mục đích hàng đầu phục vụ tang lễ, không chỉ về kiểu dáng mà cả về kích thước. Điều này bền chắc thể hiện trong tập tục chôn cất xa xưa của người dân thời đại này, khi họ không ngần ngại để lại cả những áo giáp đá, vũ khí và công cụ quân sự, như một biểu tượng tôn kính đối với người đã từ giã cuộc sống này. Tất cả những điều này đã được thể hiện rõ ràng nhất trong ngôi mộ tưởng nhớ vị hoàng đế vĩ đại - Tần Thủy Hoàng.
Dàn hợp xướng Gió Xanh mở 'vòng tròn' kỳ diệu... Lần đầu tiên tổ chức vào năm 2020, Gió Xanh mới chỉ 'ướm thử' 700 khán giả khi kể câu chuyện 'Giáng sinh Xanh' với một đêm duy nhất ở Hà Nội. 'Gió lộng' của dàn hợp xướng Gió Xanh biểu diễn bài dân ca Bắc Bộ 'Trống cơm'. "Sau Hà Nội, Hạ Long, năm nay, dàn hợp xướng Gió Xanh sẽ vào...