Những điều kiêng kỵ trong Tết Thanh Minh 2024
Để tránh vận xui, ngày Tết Thanh Minh cũng có một số điều kiêng kỵ dưới đây các bạn cần lưu ý.
Thanh minh là một trong 24 tiết khí của các lịch Trung Quốc, Đài Loan, Việt Nam, Nhật Bản, Triều Tiên. Tính từ đầu năm trở đi, Tiết Thanh minh đứng thứ 5, sau các tiết Lập xuân, Vũ thủy, Kinh trập, Xuân phân.
Ở miền Bắc Việt Nam, đây là thời điểm trời đã hết mưa phùn, nồm ẩm, thời tiết trở nên trong sáng, dễ chịu.
Theo truyền thống của người Việt Nam, Tết Thanh Minh là ngày con cháu hướng về cội nguồn tổ tiên. Dù đi làm xa thì vào ngày này cũng về tụ họp để tảo mộ, quây quần, làm mâm cúng tổ tiên tươm tất để thể hiện lòng thành kính với ông bà.
Tổ chức việc hỉ, sinh nhật hay tiệc tùng vui chơi giải trí
Nếu sinh nhật trùng hợp rơi đúng vào tiết Thanh Minh, tốt nhất nên tổ chức sớm vài ngày. Đặc biệt tuyệt đối không làm mừng thọ cho người già vào dịp này, không nhận hoa chúc mừng, cũng không ăn bánh sinh nhật ngày hôm đó.
Tương tự, kết hôn là chuyện đại sự cả đời, không thích hợp tổ chức vào thời điểm này. Đám cưới là chuyện vui mừng, thường được tổ chức rình rang, mà tiết Thanh Minh âm phần thịnh, hoạt động chủ yếu là tế tổ, tảo mộ, tưởng nhớ người đã khuất nên làm lễ kết hôn không những không được may mắn mà còn có phần bất kính với tổ tiên.
Ngoài ra, nếu do nhiều nguyên nhân mà không thể đi tảo mộ, ở nhà cũng nên hạn chế tổ chức tiệc tùng vui chơi giải trí, càng không nên chửi bới, đánh nhau hay nói lời báng bổ thánh thần, kẻo sau này hậu họa khôn lường.
Mặc quần áo màu sặc sỡ
Theo quan niệm dân gian, trong tiết Thanh Minh đặc biệt cấm kị mặc đồ rực rỡ, không mang theo vật kim loại dễ gây tiếng động.
Đi du lịch hay thăm hỏi bạn bè, người thân
Video đang HOT
Tốt nhất nên tránh tiết Thanh Minh, chọn dịp khác đi thăm bạn bè, người thân. Lúc này đến chơi nhà, chẳng những không thích hợp mà còn có phần kém may mắn, là điềm xấu cho cả khách và gia chủ. Nếu thực sự cần thiết, hẹn gặp mặt ở bên ngoài là thích hợp nhất. Du lịch cũng là điều kiêng kỵ tiết Thanh Minh.
Ban đêm cũng nên hạn chế các hoạt động vui chơi giải trí. Khi thuê nhà nghỉ, khách sạn, tránh chọn phòng khuất nẻo, nằm cuối hành lang. Nếu phải để giày dép bên ngoài phòng, nên để mũi giày hướng ra ngoài. Không nên ở một mình nơi hoang vắng, dễ bị tổn hao nguyên khí.
Tùy tiện chụp ảnh
Không nên chụp ảnh ở nghĩa trang, lăng mộ. Không chụp ảnh với người lạ.
Tương tự, đi chơi đêm tốt nhất không nên chụp ảnh, cũng đừng lấy đèn pin soi rọi lung tung, dễ kích thích những thứ đen tối đi theo mình.
Khi đi đền chùa, không nên đứng dưới chân tháp chụp ảnh dễ gây cảm giác bức bối, khó chịu cho người chụp ảnh.
Đi tảo mộ người ngoài
Tảo mộ là tập tục truyền thống trong tiết Thanh Minh. Những người đi tảo mộ xưa nay đều là con cháu trong nhà, người ngoài tốt nhất không nên tùy tiện đi theo. Dù sao cũng không phải người một nhà, đến mộ phần vào lễ Thanh Minh có thể khiến cho trường khí hỗn loạn, mất cân bằng, là điềm xấu nên tránh.
Chọn hoa cúng tùy tiện, màu sắc sặc sỡ
Người xưa cho rằng, hoa cúng khi tảo mộ không nên quá sặc sỡ, mùi hương quá nồng đậm. Nên chọn sắc hoa trang nhã, mùi hương thuần khiết để tỏ lòng kính trọng tổ tiên.
Thông thường, các loại hoa màu trắng tượng trưng cho sự tiếc thương, khi tảo mộ có thể chọn hoa cúc trắng, hoa bách hợp trắng, hoa huệ, hoa mã đề.
Hoa hồng trắng, hoa dành dành hay các loài hoa có màu trắng trơn khác còn thể hiện sự thương tiếc và nhung nhớ.
Hoa cúc vàng cũng là loại hoa phổ biến, được mọi người lựa chọn nhiều, bởi hoa màu vàng tượng trưng cho sự đau buồn và tưởng niệm.
Ngoài ra, có thể dựa vào tuổi tác và sở thích của người đã khuất để chọn hoa cúng sao cho phù hợp.
Tảo mộ không đúng trình tự
Thông thường, buổi lễ sẽ được diễn ra theo trình tự như sau: Dọn dẹp mộ phần – Lên hương – Dâng lễ – Mời rượu – Khấn vái – Hóa vàng mã. Khi tiến hành tảo mộ, cần chú ý giữ thái độ thành kính, không cười đùa, chạy nhảy lung tung, bằng không phạm phải kiêng kỵ tiết Thanh Minh thì hậu họa khôn lường.
Trước khi dọn dẹp mộ phần, nên thắp hương khấn gia tiên, xin phép được tu sửa, dọn dẹp cho phần mộ, số nén hương phải là số lẻ (1 hoặc 3 nén) vì số lẻ tượng trưng cho cõi âm. Chú ý phát quang cỏ rậm, nhổ bỏ cỏ dại, đắp bồi thêm đất, trồng thêm hoa tươi, quét dọn khu vực xung quanh cho sạch sẽ.
Hoa quả là đồ tươi mới, tránh dâng hoa quả héo, dập nát. Số lượng hoa và trái cây phải là số lẻ. Chuẩn bị 2 ngọn đèn hoặc 2 cây nến, tượng trưng cho 2 vầng nhật nguyệt. Lễ vật trên bàn có thể đặt chung song nếu có nhiều bát hương thì bát nào cũng phải thắp hương.
Khi hành lễ cúng gia tiên, có 2 hình thức là vái và lễ, được thực hiện sau khi đã bày lễ vật và thắp nhang đèn.
Người làm lễ dùng hai tay dâng hương ở vị trí ngang trán, vái 3 vái rồi mới cắm hương vào bát hương. Tiếp theo con cháu trong nhà lần lượt dâng hương theo thứ bậc, ví dụ như cha, mẹ rồi đến trưởng nam, trưởng nữ, thứ nam, thứ nữ…
Sau khi hương cháy được khoảng 2/3 thì lễ tạ, hóa vàng và xin lộc về nhà để làm lễ gia thần và gia tiên ở nhà.
* Thông tin mang tính tham khảo, chiêm nghiệm!
Tết Thanh Minh 2024 vào ngày nào?
Tiết Thanh Minh là một đặc biệt quan trọng để con cháu thể hiện sự hiếu kính với tổ tiên. Năm nay Tết Thanh Minh rơi vào thứ Năm ngày mùng 4/4/2024.
Tết Thanh Minh 2024 vào ngày nào?
Thanh Minh là tiết thứ năm trong "nhị thập tứ khí" và đã được người phương Đông coi là một lễ tiết hàng năm. Tiết Thanh Minh đến sau ngày Lập Xuân 45 ngày. Theo nghĩa đen, thanh là khí trong, còn minh là sáng sủa. Khi tiết Xuân phân qua, những cơn mưa bụi của trời xuân đã hết, bầu trời trở nên quang đãng, sáng sủa là sang Tiết Thanh Minh.
Tiết Thanh Minh là khoảng thời gian bắt đầu từ khoảng ngày 4 hay 5/4 khi kết thúc tiết Xuân Phân. Tiết Thanh Minh 2024 diễn ra từ ngày 4/4 - 19/4 (dương lịch).
Theo phong tục, trong những ngày Thanh Minh truyền thống là lúc nhớ về cội nguồn, nhiều gia đình tổ chức tảo mộ, làm bánh trôi bánh chay.
Ông bà ta xưa chọn Tiết Thanh Minh là ngày cắt cỏ trên mộ và đắp đất lên mộ (tảo mộ). Vì ngày này thời tiết chuyển sang ấm dần, mưa nhiều hơn, cây cỏ tốt hơn trùm lên mộ, có thể làm mộ sụt lở nên cần phải cắt cỏ, đắp thêm đất lên mộ.
Ngày Thanh minh, người Việt Nam thường làm gì?
Có thể thấy rằng, ngày này tuy không được tổ chức nhưng vẫn chiếm vị trí quan trọng trong các ngày lễ tết của năm, thể hiện tấm lòng của cháu, con dành cho những người đã rời xa cõi trần. Vậy, mọi người thường đi tảo mộ.
Tảo mộ tại Việt Nam vào ngày 3/3 âm lịch hằng năm, dù tất bật với công việc của cuộc sống nhưng con cháu cũng đều dành thời gian trở về bên gia đình, đi tảo mộ.
Đây được coi là hoạt động đặc trưng và ý nghĩa nhất trong tiết Thanh minh của các gia đình Việt. Mọi thành viên sẽ cùng nhau sửa sang mộ phần của tổ tiên, ông bà sao cho sạch sẽ, gọn gàng.
Vào ngày tảo mộ, mọi người sẽ đem theo xẻng, cuốc,... để phát quang, dọn dẹp những đám cỏ dại, đắp lại mồ mả cho đầy đặn.
Đặc biệt, kiểm tra xem ngôi mộ có bị đục khoét bởi tổ mối, rắn, chuột hay các loại động vật nhỏ khác không, để tránh ảnh hưởng tới vong linh của người mất. Theo phong thủy âm trạch, nơi an nghỉ nếu bị vỡ lở, đục khoét thì cần xử lý kịp thời, nếu không sẽ khá hung hiểm, gây họa, khiến gia đình bất an, làm ăn suy kém.
Gia chủ trong nhà có thể đọc bài cúng, văn khấn để thể hiện tấm lòng chân kính và nguyện cầu những điều tốt đẹp cho gia đình: mong gia đình luôn mạnh khỏe, bình an, làm ăn phát đạt...
Cùng với việc lau dọn, thắp hương mộ phần của gia tiên, người tảo mộ sẽ đi thắp hương cho những ngôi mộ vô chủ mà không có ai thăm viếng. Mọi người cũng thắp nén hương thơm cho thổ công, thổ địa và những hương hồn xung quanh mộ tổ tiên, để như là lời xin phép dọn dẹp và mong cầu an bình.
Năm 2024 Tết thanh minh rơi vào ngày nào và Tết Thanh minh, tiết Thanh minh, tết Hàn thực khác nhau thế nào? Tết Thanh minh hay tiết Thanh minh khác nhau thế nào, năm 2024 Tết thanh minh rơi vào ngày nào? Rất nhiều người thắc mắc về những điều này. Tết Thanh minh 2024 vào ngày nào? Ngày đầu tiên của tiết Thanh minh 2024 - được coi là Tết Thanh minh sẽ rơi vào thứ Năm, ngày 4/4/2024 dương lịch (tức 26 tháng...