Những điều kiện thí sinh được xét tốt nghiệp THPT
Theo quy chế mới mà Bộ GD-ĐT mới ban hành, thí sinh cần lưu ý các điều kiện để được công nhận tốt nghiệp THPT năm 2014.
Để được công nhận tốt nghiệp THPT năm 2014, thí sinh phải hội đủ những điều kiện sau đây: Không bị kỷ luật từ mức hủy bài thi trở lên, không có bài thi nào từ 1,0 điểm trở xuống và có “đủ” điểm xét tốt nghiệp theo quy định.
Dưới đây là mức điểm “đủ” để xét tốt nghiệp cho từng trường hợp cụ thể:
Trường hợp 1: Thí sinh bình thường có quy định từ 5 điểm trở lên.
Trường hợp 2: Từ 4,75 điểm trở lên đối với thí sinh thuộc một trong những đối tượng sau: Thương binh, bệnh binh, người hưởng chính sách như thương binh, bệnh binh mất sức lao động dưới 81%; con của thương binh, bệnh binh, người được hưởng chính sách như thương binh, bệnh binh mất sức lao động dưới 81%; Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, anh hùng lao động và con của hai đối tượng này; con của Bà mẹ Việt Nam anh hùng.
Có cha hoặc mẹ là người dân tộc thiểu số; người Kinh, người nước ngoài cư trú tại Việt Nam có hộ khẩu thường trú từ 3 năm trở lên (tính đến ngày tổ chức kỳ thi) ở xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới… thuộc diện đầu tư của chương trình 135.
Video đang HOT
Những thí sinh ở xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo theo quy định hiện hành của Thủ tướng Chính phủ; ở thôn đặc biệt khó khăn, xã khu vực I, II, III thuộc vùng dân tộc và miền núi theo quy định hiện hành của Ủy ban Dân tộc, học tại các trường phổ thông không nằm trên địa bàn các quận nội thành của các thành phố trực thuộc Trung ương ít nhất 2 phần 3 thời gian học cấp THPT.
Người bị nhiễm chất độc màu da cam; con của người bị nhiễm chất độc màu da cam; người được cơ quan có thẩm quyền công nhận bị dị dạng, dị tật, suy giảm khả năng tự lực trong sinh hoạt hoặc lao động do hậu quả của chất độc hoá học. Con của người hoạt động cách mạng trước Tổng khởi nghĩa tháng 8 năm 1945…
Trường hợp 3: Từ 4,5 điểm trở lên đối với thí sinh thuộc một trong những đối tượng: có cha hoặc mẹ là người dân tộc thiểu số, bản thân có hộ khẩu thường trú ở xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới… thuộc diện đầu tư của chương trình 135; ở xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo theo quy định hiện hành của Thủ tướng Chính phủ.
Ở thôn đặc biệt khó khăn, xã khu vực I, II, III thuộc vùng dân tộc và miền núi theo quy định hiện hành của Ủy ban Dân tộc, đang học tại các trường phổ thông dân tộc nội trú hoặc các trường phổ thông không nằm trên địa bàn các quận nội thành của các thành phố trực thuộc Trung ương.
Thương binh, bệnh binh, người hưởng chính sách như thương binh, bệnh binh mất sức lao động từ 81% trở lên; con của liệt sĩ; con của thương binh, bệnh binh, người được hưởng chính sách như thương binh, bệnh binh mất sức lao động từ 81% trở lên.
Ngoài ra đối với người khuyết tật, Bộ GD-ĐT quy định điều kiện là phải học theo chương trình giáo dục chung: Học hết chương trình trung học phổ thông; đủ điều kiện dự thi theo quy định của Quy chế; Có giấy xác nhận khuyết tật do cơ quan có thẩm quyền cấp.
Riêng với người khuyết tật không đáp ứng được chương trình giáo dục chung phải được Hiệu trưởng trường phổ thông nơi đăng ký học tập xác nhận kết quả thực hiện Kế hoạch giáo dục cá nhân từng năm ở cấp THPT; Có giấy xác nhận khuyết tật do cơ quan có thẩm quyền cấp.
Theo TTVN
Thi tốt nghiệp THPT: Các môn xã hội rất ít thí sinh lựa chọn
Dù chưa đến ngày đăng ký môn thi tự chọn cho kỳ thi tốt nghiệp THPT năm nay, nhưng kết quả thăm dò cho thấy, số thí sinh đăng ký môn ngoại ngữ, tự nhiên chiếm tỷ lệ lớn.
Nhiều học sinh tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT vẫn còn đang băn khoăn khi đăng ký môn thi tốt nghiệp tự chọn
Lý - Hóa - Ngoại ngữ áp đảo
Theo công bố mới của Bộ GD&ĐT, thời gian để học sinh đăng ký môn thi tự chọn bắt đầu từ ngày 25/4 và khóa sổ ngày 7/5. Tuy nhiên đến thời điểm này, phần lớn các trường THPT đều đã cho học sinh đăng ký thăm dò để chuẩn bị kế hoạch ôn tập. Qua khảo sát sơ bộ tại một số trường THPT, những môn có tỉ lệ học sinh đăng ký thi nhiều nhất là Vật lý, tiếng Anh, Hóa học.
Đề sẽ ra theo hướng mở Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Vinh Hiển cho biết: "Đề thi năm nay, môn ngoại ngữ sẽ có thêm phần tự luận, các đề thi môn khoa học xã hội cũng sẽ tăng khả năng mở, liên hệ nhiều đến thực tế và mang dấu ấn cá nhân của từng học sinh. Để có kết quả thi tốt nhất, các em nên học hiểu bản chất vấn đề chứ không chỉ là học thuộc lòng, bởi đề thi sẽ yêu cầu vận dụng kiến thức vào làm bài tập, giải quyết các vấn đề, hiện tượng trong học tập và trong thực tế. Đặc biệt những môn như lịch sử, ngữ văn thì các em phải rèn luyện năng lực nhận xét, đánh giá các sự kiện, năng lực diễn đạt của mình".
Theo thầy Nguyễn Đức Hải - Hiệu trưởng Trường THPT Cầu Giấy, sơ bộ khảo sát tỷ lệ các em đăng ký tự chọn môn Vật lý là 66%; Hóa học 56%, tiếng Anh 40%, Địa lý 17%, Sinh học 12% và Lịch sử 1,7%. Theo thầy Nguyễn Quốc Bình - Hiệu trưởng trường THPT Việt Đức, kết quả thăm dò việc đăng ký chọn môn thi của học sinh cho thấy 62,2% chọn Ngoại ngữ, 53,8% Vật lý, 46,5% Hóa học, 20,2% Địa lý, 6,6% Sinh học, 4,6% Lịch sử. Tại trường THPT Phan Huy Chú, kết quả đăng ký môn tự chọn cũng tương tự, với 80% học sinh đăng ký thi Lý, 60% tiếng Anh, 34% Hóa học, 16% thi Địa lý, còn Sinh và Lịch sử chỉ có 8%.
Nhận xét về kết quả trên, thầy Nguyễn Quốc Bình cho rằng: "Con số này có thể thay đổi bởi các em vẫn còn thời gian để tiếp tục tìm hiểu, lấy ý kiến tư vấn của thầy cô, cha mẹ trước khi đăng ký chính thức. Tuy nhiên, có thể thấy sự lựa chọn của các em nghiêng về các môn Ngoại ngữ, tự nhiên nhiều hơn môn xã hội, một phần là do các em chọn môn thi theo khối thi đại học mà các em sẽ dự thi; phần nữa vì các em nhận định rằng các môn xã hội sẽ khó có cơ hội đạt điểm cao như môn Ngoại ngữ, tự nhiên".
Thày Nguyễn Quốc Bình khuyến cáo các em học sinh nên cân nhắc, lựa chọn môn thi theo đúng thực lực của mình để kỳ thi đạt kết quả cao nhất.
Đừng chọn môn thi theo phong trào
Do đây là năm đầu tiên triển khai chọn môn thi tốt nghiệp (ngoại trừ 2 môn cố định là Văn, Toán), nên mỗi trường đều dự tính phương án tổ chức chương trình ôn tập riêng vừa đáp ứng kế hoạch của Sở GD&ĐT vừa phù hợp với tình hình thực tế của nhà trường. Theo thầy Tùng Lâm - Hiệu trưởng Trường THPT Đinh Tiên Hoàng (Ha Nôi), với các môn thi bắt buộc là văn, toán nhà trường đã bắt đầu triển khai tăng tiết ôn tập cho học sinh từ sau Tết. Nhà trường sẽ căn cứ vào kết quả đăng ký các môn tự chọn để tổ chức các lớp ôn tập khác nhau.
Còn theo thày Phan Thanh Tùng - Hiệu trưởng Trường THPT Trần Nhân Tông (Ha Nôi) thì do chưa chốt số lượng học sinh đăng ký môn thi tự chọn, nên ngoài việc chỉ đạo các tổ bộ môn thực hiện dạy đủ chương trình, không cắt xén nội dung của các môn học, trường đã có hướng chuẩn bị tổ chức ôn tập theo tinh thần học sinh yếu môn nào thì ôn tập môn đó theo nguyện vọng đăng ký môn thi.
Trước thông tin nhiều học sinh còn "lăn tăn" khi chọn môn thi có ít bạn đăng ký với tâm lý e ngại "ít người thi sẽ khó hơn", cô giáo Nguyễn Thị Tâm - Hiệu trưởng Trường THPT Trần Hưng Đạo trấn an "các em cần tự tin với lựa chọn của mình, chỉ cần nắm chắc, bám sát kiến thức chương trình lớp 12 là sẽ thi tốt.
Theo VNE
Tốt nghiệp THPT 2014: Thay đổi quy định "điểm liệt" Quy định "điểm liệt" ở kì thi tốt nghiệp THPT 2014 là 1,0 thay vì 0 điểm như trước đây. Đây là một trong những điểm mới của kỳ thi tốt nghiệp THPT năm nay được quy định trong quy chế mới. Cũng liên quan đến việc công nhận tốt nghiệp, bên cạnh thay đổi về "điểm liệt", năm nay có một số...