Những điều khó nói khi mắc bệnh
Tôi năm nay 37 tuổi, chưa có gia đình và chưa có con. Tôi có một chế độ sinh hoạt, tập thể dục và ăn uống rất điều độ, vệ sinh cơ thể sạch sẽ nhưng không hiểu sao một vài năm trở lại đây, “ vùng kín” của tôi hay bị ngứa, rát hoặc tấy đỏ (dù tôi không quan hệ tình dục) hoặc thi thoảng lại bị són tiểu.
Mong chuyên mục cho biết nguyên nhân và cách khắc phục.
Nguyễn Lương (Hà Giang)
Cũng giống như những bộ phận trên cơ thể người, “vùng kín” cũng có quá trình “lão hóa” nên những vấn đề của bạn gặp là hết sức bình thường ở phụ nữ trung niên. Bạn nên biết, ở tuổi dưới 30, cơ thể bạn đang trong giai đoạn trưởng thành nên các kích thích tố như estrogen và testoterone phong phú nên bộ phận này sẽ khỏe mạnh hơn, hồng hào hơn, căng tràn sức sống. Trải qua thời gian, những thay đổi về hormone, “vùng kín” sẽ chuyển sang sẫm màu hơn, có dấu hiệu lão hóa.
Video đang HOT
Bạn đang ngấp nghé tuổi 40, ở độ tuổi này, chất lượng buồng trứng của người phụ nữ ngày càng giảm (mặc dù vẫn diễn ra sự rụng trứng), chu kì kinh nguyệt cũng bị ảnh hưởng, có thể rút ngắn hơn. Mặc dù “vùng kín” của bạn được hỗ trợ bởi dây chằng, các mô và cơ bắp, nhưng khi cơ quan này bắt đầu lão hóa, sàn chậu không còn khỏe mạnh như trước. Tình trạng són nước tiểu ở bạn có thể do tử cung bị sa xuống thấp hoặc rò rỉ nước tiểu ở bàng quang. Nếu bạn chăm chỉ tập các bài tập Kegel thì có thể khắc phục tình trạng này.
Ở tuổi này, mức độ estrogen thấp cũng ảnh hưởng đến sự cân bằng acid-kiềm trong âm đạo, từ đó có thể dễ dẫn tới viêm, mỏng niêm mạc âm đạo và khô âm đạo. Do vậy, tình trạng ngứa, rát, đỏ bạn đang gặp phải cũng là do nguyên nhân này.
Bạn có thể bổ sung estrogen bằng thực phẩm như đậu nành và tinh chất mầm đậu nành, hạt mè, hạt hướng dương, hạt điều, lạc…Trong đó, đậu tương được coi là rất giàu thành phần estrogen thảo dược, loại Isoflavone với ba loại chính là Daidzein, Genistain, Glyctein. Các thành phần này có tác dụng chống lão hóa và kích thích quá trình sản sinh estrogen trong cơ thể. Hàm lượng nội tiết tố estrogen thảo dược trong đậu tương dồi dào nhất vào giai đoạn nảy mầm. Ngoài ra, các loại hạt đậu khác như đậu xanh, đậu đỏ cũng có chứa rất nhiều estrogen tự nhiên có thể giúp bạn cân bằng lượng estrogen cho cơ thể.
Nguồn Internet
Đàn ông tinh dịch loãng làm sao có con?
Tôi lập gia đình gần 3 năm nhưng chưa có con, kết quả tinh dịch đồ của chồng tôi là tinh trùng loãng, mật độ kém, chỉ có 5%.
2 vợ chồng đã nỗ lực chạy chữa cả Tây y và Đông y mà chưa có kết quả. Xin hỏi chúng tôi còn khả năng có con nữa không? Nếu thực hiện thụ tinh trong ống nghiệm thì có khả quan không? Chúng tôi ở Bình Định nên không có điều kiện ra Hà Nội hay vào TP HCM điều trị. Xin hỏi ở miền Trung có bệnh viện nào chuyên chữa vô sinh hiếm muộn? (Thanh Mai).
Ảnh minh họa: Womenshealth.
Trả lời:
Chào bạn,
Vợ chồng bạn lập gia đình 3 năm vẫn chưa có thai thì đúng là bị hiếm muộn. Chồng bạn xét nghiệm tinh trùng loãng mật độ kém thì vẫn còn khả năng thụ tinh ống nghiệm để có con. Hai bạn ở Bình Định thì có thể đến gặp bác sĩ chuyên khoa Hiếm muộn, Bệnh viện Phụ sản - Nhi Đà Nẵng để kiểm tra lại tinh trùng của người chồng và chức năng sinh sản của người vợ. Khi có kết quả cụ thể, các bác sĩ sẽ tư vấn cho vợ chồng bạn kỹ hơn để lựa chọn biện pháp hỗ trợ sinh sản phù hợp.
Thân ái.
Bác sĩ chuyên khoa 2 Trần Thy Yên Thùy
Phó khoa Hiếm muộn
Bệnh viện Phụ sản - Nhi Đà Nẵng
Theo Vnexpress.net
Rối loạn nội tiết ảnh hưởng tới khả năng sinh sản? Rối loạn nội tiết là chứng bệnh mà nhiều phụ nữ dễ gặp phải. Rối loạn nội tiết hay mất cân bằng nội tiết là tình trạng hoạt động không điều hòa của cả hệ trục vùng dưới đồi - tuyến yên - buồng trứng... Khi ở trạng thái bình thường, các hormon giữ sự cân bằng trao đổi chất của cơ thể...