Những điều khi đi tiêm phòng cho trẻ mẹ phải biết
Đưa trẻ đi chủng ngừa là việc hầu như phụ huynh nào cũng từng trải qua. Nhưng bạn đã biết nên làm gì khi đưa trẻ đi tiêm phòng chưa?
Tiêm chủng là một trong những biện pháp phòng bệnh hữu hiệu nhất. Vì vậy, các chuyên gia y tế khuyên các bậc cha mẹ nên cho trẻ tiêm phòng đầy đủ, đặc biệt là những mũi tiêm nằm trong chương trình tiêm chủng mở rộng.
Đưa trẻ đi chủng ngừa là việc hầu như phụ huynh nào cũng từng trải qua. Và hẳn không ít lần bạn lúng túng khi bác sĩ hỏi về những mũi tiêm trước đây của bé, về loại thuốc bé đang sử dụng… Để tránh xảy ra tình huống trên và tạo điều kiện tốt nhất cho bé khi đi chủng ngừa, phụ huynh cần chuẩn bị một số việc sau:
Những điều khi đi tiêm phòng cho trẻ mẹ phải biết.
Kiểm tra lại tình trạng sức khỏe của bé
Để đảm bảo bé có thể thực hiện được mũi tiêm, bạn nên kiểm tra lại thông tin sau:
- Trong 3 ngày gần đây bé có sốt hay không?
- Nếu là bé sơ sinh thì cân nặng của bé có đủ 2,5 kg chưa?
- Bé có đang bệnh hay không?
Nếu bé có sốt hoặc dưới 2,5 kg thì chưa thể tiêm ngừa được. Nếu bé đang bệnh thì bạn cần nói rõ các triệu chứng để bác sĩ thăm khám và quyết định xem bé có thể tiêm được không.
Làm gì khi đi tiêm cho trẻ
Khi tiêm phòng, cần cho trẻ mặc trang phục đơn giản để giúp bác sĩ dễ thao tác trong quá trình khám, không mặc quần áo quá bó chặt, ủ ấmquá nhiều.
Không cho trẻ ăn, bú quá no trước khi tiêm phòng, tuy nhiêncũng không để trẻ đói để tránh tình trạng trẻ bị hạ đường huyết sau khi tiêm.
Vệ sinh thân thể sạch sẽ để hạn chế nhiễm trùng, chuẩn bị đủhồ sơ sức khỏe của bé, đặc biệt là sổ tiêm chủng trước đó.
Chăm sóc, theo dõi trẻ sau chủng ngừa
Video đang HOT
Chăm sóc trẻ
- Tiếp tục cho bú mẹ hoặc uống thêm nước.
- Cho trẻ uống thuốc hạ sốt – giảm đau paracetamol nếu trẻ sốt hay quấy khóc với liều thuốc là 10-15 mg cho mỗi kg cân nặng của trẻ.
- Chườm khăn thấm nước lạnh sạch vào vị trí tiêm nếu có sưng đau.
Không nên
- Hạ sốt bằng thuốc aspirin.
- Nặn chanh, đắp khoai, kiêng tắm rửa vì dễ gây nhiễm trùng.
Theo dõi trẻ
Các phản ứng có thể gặp sau tiêm: sốt, sưng, nóng, đỏ, đau ngay vị trí tiêm. Những trường hợp này có thể chăm sóc và theo dõi tại nhà.
Đưa trẻ đến cơ sở y tế ngay khi có một trong những dấu hiệu sau:
- Sốt cao 38,5 độ C.
- Nổi ban.
- Các triệu chứng sốt, sưng đau tại chỗ, quấy khóc, bú kém… nặng hơn hoặc kéo dài trên 24 giờ.
- Co giật.
- Tím tái.
Theo Khỏe và đẹp
Có cần xét nghiệm trước khi kết hôn?
Sắp tới em dự định sẽ kết hôn, gia đình em nhắc nhở em phải xét nghiệm trước khi cưới. Em còn khá trẻ nên về chuyện cưới xin em hầu như không biết gì, liệu có nhất thiết phải xét nghiệm trước khi kết hôn?
Hỏi: Sắp tới em dự định sẽ kết hôn, gia đình em nhắc nhở em phải xét nghiệm trước khi cưới. Em còn khá trẻ nên về chuyện cưới xin em hầu như không biết gì, hễ ai nhắc đến xét nghiệm là em lại sợ, em sợ người khác động kim tiêm hay dao kéo gì vào người.
Em xin được hỏi chuyên mục Cẩm nang cưới: Liệu trước khi kết hôn có cần phải đi xét nghiệm không? Và nếu cần thì phải xét nghiêm những gì, xét nghiệm như thế nào? Mong tòa soạn giúp em giải đáp thắc mắc, vì chỉ còn 2 tháng nữa là em cưới rồi.
Em xin cảm ơn!
(Lê Phương - Đống Đa, Hà Nội)
Cẩm nang cưới trả lời:
Theo các chuyên gia về sức khỏe thì việc khám sức khỏe, cũng như thực hiện các thủ tục xét nghiệm là việc làm cần thiết và bắt buộc không chỉ đối với chị em phụ nữ mà còn cả với nam giới trước khi kết hôn.
Bạn đừng ngần ngại khi đến bệnh viện làm thủ tục xét nghiệm. Vì việc này ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và hạnh phúc sau này của bạn. Hiện nay tại các bệnh viện cũng như phòng khám đều có những dịch vụ khám chữa, xét nghiệm các bệnh phụ khoa trước khi cưới hỏi khá hiện đại và nhanh chóng, kết quả chính xác.
Cẩm nang cưới xin chia sẻ với bạn những xét nghiệm cần thiết trước khi kết hôn:
1. Khám phụ khoa
Đây là việc mà cô dâu tương lai nào cũng nên làm để đảm bảo sức khỏe, giữ hôn nhân hạnh phúc. Trong quy trình khám phụ khoa, cô dâu sẽ được soi tử cung, kiểm tra vòi trứng... Hiện nhiều phòng khám sản khoa, các bệnh viện cũng có gói khám dành riêng cho các cô dâu chuẩn bị đám cưới.
Những xét nghiệm, thăm khám này không mất nhiều thời gian và thường có kết quả sau 7 - 10 ngày. Nếu có một sức khỏe sinh sản ổn định, cô dâu sẽ tự tin và hạnh phúc hơn để bắt đầu cuộc sống gia đình. Trong trường hợp nếu kết quả khám không như mong muốn, uyên ương sẽ có sự chuẩn bị về tâm lý và cách giải quyết thích hợp trước đám cưới.
2. Xét nghiệm tinh dịch đồ
Với chú rể, việc xét nghiệm tinh dịch đồ cũng là điều quan trọng và nên làm. Đây là xét nghiệm giúp đánh giá khả năng sinh con của nam giới, nhằm giúp bạn chuẩn bị cho cuộc sống sau đám cưới. Các chú rể tương lai có thể tìm tới những phòng khám nam khoa, bệnh viện để thực hiện xét nghiệm. Trước ngày khám, chú rể nên kiêng đồ uống có cồn cũng như giữ tâm lý, sức khỏe ổn định.
3. Xét nghiệm máu
Song song với việc khám tiền hôn nhân, cô dâu chú rể cần xét nghiệm máu để biết rõ sức khỏe cũng như các bệnh tiềm ẩn trong cơ thể. Qua xét nghiệm máu, các bác sĩ sẽ chẩn đoán được một số bệnh như:
- Viêm gan B: Đây là bệnh có thể lây qua đường máu, đường tình dục và lây từ mẹ sang con. Vì vậy trước khi kết hôn, nếu nhiễm virut viêm gan B, uyên ương cần có biện pháp điều trị kịp thời
- Đường huyết và các chỉ số cơ thể: Xét nghiệm máu sẽ giúp cô dâu chú rể biết rõ lượng đường trong máu, tình trạng gan và các cơ quan trong cơ thể. Nếu có vấn đề bất thường, bạn cần kịp thời điều trị, tiêm ngừa để chuẩn bị tốt nhất cho ngày trọng đại.
4. Xét nghiệm HIV
Hiện nay việc "vượt rào" trước hôn nhân là điều không còn mới, vì vậy mà nguy cơ các bệnh lây lan qua đường tình dục cũng cao hơn. Để đảm bảo cho cuộc sống, cô dâu chú rể nên thẳng thắn chia sẻ cùng nhau vấn đề này và cùng đi khám. Có nhiều phòng khám chuyên biệt ở các phường, xã, nơi bạn có thể đăng ký xét nghiệm HIV và các bệnh truyền nhiễm qua đường tình dục khác. Xét nghiệm này không tốn nhiều tiền và thông tin cá nhân của người bệnh sẽ được bảo mật.
5. Tiêm phòng các bệnh Rubella, viêm gan B, cúm...
Nhiều uyên ương kết hôn và muốn sinh con ngay sau đám cưới, như vậy, cô dâu sẽ phải tiêm phòng sớm, vì sau khi tiêm, cần kiêng có thai ít nhất 3 tháng hoặc 6 tháng. Việc tiêm phòng trước cưới nhằm mục đích bảo vệ sức khỏe của mẹ cũng như em bé trong suốt quá trình mang thai và sau khi sinh ra.
Thường cô dâu tương lai nên tiêm một số loại như phòng uốn ván, thủy đậu, vắc-xin cúm và mũi tiêm 3 trong 1 để ngăn ngừa sởi, quai bị, rubella. Cô dâu có thể đến những cơ sở y tế của quận, huyện, thành phố để tiêm chủng.
6. Tìm hiểu biện pháp tránh thai
Trái ngược với những người muốn có con ngay sau cưới, nhiều cô dâu chú rể lại muốn hoãn việc sinh con vì muốn ổn định cuộc sống, tận hưởng cuộc sống riêng hay công việc bận rộn. Lúc này, hai người nên cùng nhau tìm hiểu các biện pháp tránh thai như dùng thuốc, tiêm, dùng bao cao su... từ đó tìm ra cách hợp lý nhất với sức khỏe và điều kiện.
7. Kiểm tra "núi đôi", buồng trứng
Việc kiểm tra "núi đôi" cũng như buồng trứng rất qua trọng đối với người phụ nữ. Muốn giữ được hạnh phúc sau khi cưới, bạn phải chắc chắn một điều rằng cơ thể của mình hoàn toàn khỏe mạnh, và khả năng duy trì nòi giống của bạn cũng như chồng là hoàn toàn bình thường.
Hãy kiểm tra cơ thể trước khi quá muộn, để có thể điều trị kịp thời bệnh nếu như không may bạn mắc phải. Có thể kiểm tra "núi đôi" bằng những cách đơn giản, hoặc đến gặp bác sĩ để họ kiểm tra.
Nằm ngửa trên giường, duỗi thẳng 2 chân, kê gối dưới vùng vai và lưng. Dùng 4 ngón tay (trừ ngón cái) sờ nắn khắp cả 2 vú thật kỹ để xem có khối u hay cục cứng nào xuất hiện trong vú không. Tiếp đó, lăn trên xương sườn kiểm tra lần nữa, và sau cùng dùng đầu 2 ngón tay cái và trỏ nặn núm vú xem có chất dịch gì tiết ra không. Nếu không thấy điều gì bất thường xảy ra thì có nghĩa bạn an toàn.
Trên đây là những việc làm cần thiết nhất bạn cần phải làm ngay trước khi cưới. Bạn có thể qua khoa sản của các bệnh viện hoặc Bệnh viện Phụ sản để khám chi tiết và được tư vấn cụ thể sau khi thăm khám và chẩn đoán. Bí quyết giữ hạnh phúc lớn nhất chính là sức khỏe. Chúc bạn hạnh phúc!
Theo Song Ngư
Gia đình Online
Trẻ cần tiêm nhắc lại loại vắc-xin nào? Tiêm chủng bằng những loại vắc xin sẵn có là biện pháp phòng bệnh hiệu quả chủ động và thiết thực giúp trẻ phòng tránh những căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm đôi khi có thể gây nguy hại đến tính mạng. Ths.Bs Đinh Thạc, Bệnh viện Nhi đồng 1 cho biết, đưa trẻ đi tiêm phòng đầy đủ, đúng lịch các loại...