Những điều ít biết về WhatsApp
WhatsApp hiện đang được quản lý chỉ bởi 32 nhân viên, nhưng giá trị của nó có thể lớn hơn cả 19 tỉ USD mà Facebook đã bỏ ra để thâu tóm.
WhatsApp đáng giá hơn 19 tỉ USD
Tại Triển lãm công nghệ di động lớn nhất thế giới đang diễn ra tại Tây Ban Nha, ông chủ Facebook, Mark Zuckerberg nói rằng, việc mạng xã hội lớn nhất thế giới này vừa bỏ ra 19 tỷ USD để mua lại WhatsApp là… rẻ và khẳng định công ty này đáng giá hơn thế nhiều.
Hai tỷ phú mới Jan Koum (phải) và Brian Acton (trái). (Ảnh: Daily Mail)
Thành công không cần quảng cáo
Nếu như các dịch vụ chat, mạng xã hội khác đều phải chi một số tiền không nhỏ cho việc quảng cáo trong giai đoạn đầu thì WhatsApp lại chẳng hề tốn một xu. Thực tế đội ngũ nhân viên tại đây cũng không có ai trong vị trí Marketing hay PR. Thay vào đó, chính tính tiện dụng của WhatsApp đã làm hài lòng người dùng và giúp nó phát triển mạnh mẽ.
Cha đẻ của WhatsApp
Video đang HOT
Jan Koum và Brian Acton gặp nhau tại Yahoo, rời khỏi đó cùng một ngày năm 2007 trước khi khai sinh ứng dụng nhắn tin WhatsApp. Jan Koum sinh năm 1976 tại Ukraine. Khi Jan 16 tuổi, gia đình anh di cư sang Mỹ. Tại đây, gia đình anh đã phải trải qua những ngày tháng hết sức chật vật, từng sống dựa vào tem phiếu thực phẩm.
Năm 18 tuổi, Jan khởi đầu con đường công nghệ thông tin bằng cách tự học và gia nhập một nhóm hacker có tên w00w00. Sau đó, Jan đăng ký học đại học ở thành phố San Jose và kiếm sống bằng cách làm nhân viên bảo vệ ban đêm cho tập đoàn Ernst & Young.
Brian Acton lớn lên ở vùng ngoại ô bang Florida, nhận bằng kỹ sư tin học loại xuất sắc của trường đại học danh tiếng Stanford. Brian làm việc cho Apple và Adobe trước khi gia nhập Yahoo năm 1996, nơi anh đặc trách công việc quảng cáo bằng từ khóa. Năm sau, trong một cuộc phỏng vấn tuyển dụng, Brian nhận Jan vào làm việc cho hệ thống an ninh của Yahoo. Có tin Brian từng bị Facebook từ chối khi tìm việc làm tại mạng xã hội này vào năm 2009.
Đầu năm 2009, Jan thấy việc cấm sử dụng điện thoại di động trong phòng tập thể thao gây bất tiện. Anh nảy ra ý tưởng để không lỡ các cuộc gọi trong khi tập. Ngày 24/2/2009, Jan lập công ty riêng, tạo ra ứng dụng WhatsApp. Chín tháng sau đó, Brian đến tiếp sức cho Jan. Chưa đầy 5 năm tồn tại, WhatsApp đã thành công trong việc thu hút hơn 450 triệu người dùng.
Con số này cao hơn nhiều so với gần 300 triệu người dùng Viber hay Line, vượt mức 270 triệu người dùng của WeChat (Trung Quốc). WhatsApp đang dẫn đầu trên thị trường nhắn tin di động. CEO Facebook Mark Zuckerberg dự báo, WhatsApp sẽ sớm đạt mốc một tỷ người dùng. Đầu năm 2013, hai ông chủ của WhatsApp từ chối đề xuất của Google mua lại công ty của họ với giá 1 tỷ USD.
Đội ngũ nhân viên
Mặc dù có lượng người dùng thường xuyên thuộc con số “khủng”, nhưng WhatsApp chỉ có vọn vẻn 32 nhân viên. Nếu chia nhỏ ra, khó mà tưởng tượng được rằng, mỗi nhân viên tại đây phải chịu trách nhiệm quản lý đối với hơn 14 triệu người dùng mỗi ngày. Tuy nhiên, đó không phải là vấn đề lớn vì WhatsApp là một ứng dụng trực tuyến và nó có khả năng hoạt động một cách tự động.
Theo Khampha
Hàng loạt ứng dụng OTT sắp sửa bị thâu tóm?
Facebook vừa tuyên bố mua lại WhatsApp với mức giá 19 tỉ USD. Trước đó, đại gia Nhật Bản Rakuten cũng thâu tóm Viber với mức giá gần 1 tỉ USD. Có phải đã đến lúc sắp xảy ra làn sóng thâu tóm trên thị trường ứng dụng OTT?
Sau thương vụ giữa Facebook và WhatsApp, Rakuten và Viber, trên thị trường các ứng dụng nhắn tin, gọi điện OTT vẫn còn rất nhiều dịch vụ như thế đang tồn tại. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, sẽ không có nhiều những vụ thâu tóm tương tự xảy ra.
Trang CNN bình luận rằng, đừng hi vọng vụ thâu tóm WhatsApp trị giá 19 tỉ USD của Facebook sẽ mang lại "bữa đại tiệc mua lại các ứng dụng OTT".
Mặc dù ứng dụng nhắn tin di động rất quan trọng với tương lai của giao tiếp, truyền thông và đang ngày càng được chú trọng nhiều hơn, song mỗi một ứng dụng nhắn tin hiện nay dường như đều đã "có nơi có chốn" rất yên ổn.
Dịch vụ Hangouts của Google hiện nay có trên nền tảng web, trên iOS của Apple và là một dịch vụ nhắn tin, tán gẫu dành cho Gmail. Gần đây, Hangouts đã trở thành ứng dụng nhắn tin mặc định cho hệ điều hành Android. Trong khi đó, Apple cũng đã có dịch vu iMessage của riêng hãng, với trên 100 triệu người dùng. iMessage hoạt động trên iPhone, iPad và máy Mac. iMessage có tiềm năng phát triển, nhưng nhìn chung Apple tránh các vụ thâu tóm lớn và hãng không quan tâm nhiều về việc cung cấp ứng dụng iMessage cho các nền tảng khác.
Microsoft sở hữu Skype, một ứng dụng hiện đang được người dùng sử dụng rất rộng rãi để chat video và gọi điện thoại quốc tế giá rẻ và cả để nhắn tin. Skype đã là dịch vụ nhắn tin đa nền tảng lớn nhất. Vì thế, việc cố gắng sáp nhập thêm một công ty khác nữa vào thế giới mạng xã hội của Microsoft dường như sẽ mang lại nhiều khó khăn, bất lợi hơn là giá trị. Microsoft nên phát triển Skype theo những hướng mới, hơn là sáp nhập thêm một ứng dụng nhắn tin, gọi điện OTT tương tự.
Dịch vụ BBM của BlackBerry là một trong những tài sản còn lại có giá trị của nhà sản xuất smartphone Canada đang gặp nhiều khó khăn. Cổ phiếu của BlackBerry đã tăng mạnh sau khi có thông tin Facebook thâu tóm WhatsApp, vì các nhà đầu tư nhận ra họ đã đánh giá thấp BBM. Sau khi Facebook công bố mua lại WhatsApp, nhiều người dùng đã không hài lòng, lo ngại Facebook sẽ đưa quảng cáo vào WhatsApp, họ phản đối và thậm chí còn dọa sẽ tẩy chay WhatsApp và chuyển sang dùng BBM. Chính vì thế, cổ phiếu Facebook giảm giá còn cổ phiếu BlackBerry đã có chiều hướng tăng lên sau thông tin về thương vụ Facebook-WhatsApp. Có lẽ vì thế, BlackBerry sẽ không từ bỏ ứng dụng nhắn tin BBM đang nổi tiếng và được lòng người dùng hiện nay.
WeChat và Line là hai trong số các dịch vụ nhắn tin, gọi điện OTT lớn nhất, có số lượng người dùng đông đảo tại Trung Quốc và Nhật Bản, quê hương của hai ứng dụng này. Nhưng cả hai đều được các tập đoàn lớn sở hữu, và họ sẽ không từ bỏ sản phẩm đang ngày càng lớn mạnh và có tương lai sẽ "ăn nên làm ra" của mình.
Những dịch vụ nhỏ hơn như Kik và Kakao Talk có khả năng sẽ rao bán, tuy nhiên cả hai đều chưa đủ sức ảnh hưởng trên thị trường quốc tế để có thể thu hút sự chú ý của bất kì người mua tiềm năng nào. Viber là dịch vụ khá phổ biến nhưng tuần qua cũng đã về dưới trướng đại gia Nhật Bản Rakuten với giá 900 triệu USD.
Theo phân tích, Twitter và Samsung có thể sẽ là cặp đôi sáp nhập tiếp theo. Dịch vụ ChatOn của Samsung hiện có khoảng 100 triệu người dùng, nhưng hầu như không có ảnh hưởng, tiếng tăm gì. Twitter đã cố gắng định vị công ty là một nền tảng nhắn tin trực tiếp nhưng thành công chưa thực sự đến với họ. Tuy nhiên, sự kết hợp của Twitter và Samsung có vẻ chưa hài hòa.
Ngoài các dịch vụ nhắn tin, gọi điện OTT trên, còn có dịch vụ Snapchat, một ứng dụng nhắn tin cũng rất phổ biến khác, cho phép tự động xóa hình ảnh và video sau một vài giây. Snapchat từng từ chối lời mời mua lại 3 tỉ USD của Facebook. Sau mức giá lên tới 19 tỉ USD của WhatsApp, Snapchat có thể cũng nghĩ đến một mức giá hời như thế, tuy nhiên Snapchat vẫn chưa có bất cứ động tĩnh gì.
Thị trường nhắn tin, gọi điện OTT được đánh giá có nhiều sự phân mảnh, các dịch vụ nở rộ và cạnh tranh mạnh mẽ. Tuy nhiên giờ đây WhatsApp đã về tay Facebook, dường như không còn nhiều cơ hội sẽ có những cuộc mua bán như thế nữa. Điều này có nghĩa một số dịch vụ sẽ có thể phát triển và lớn mạnh, trong khi một số dịch vụ khác đơn giản là sẽ tàn lụi dần và chết đi.
Nói về việc Facebook mạnh tay chi 19 tỉ USD cho WhatsApp, hiện nay Facebook đang ở vào một vị trí rất thuận lới để bắt đầu kiểm soát thị trường nhắn tin di động, đặc biệt tại châu Âu và Mỹ. Facebook là doanh nghiệp nhắn tin duy nhất không sản xuất phần cứng hay hệ điều hành di động, vì thế hãng có động lực thực sự để sản phẩm của hãng được phổ cập trên tất cả các nền tảng.
Tuy nhiên điều quan trọng hơn là với hơn 1 tỉ người dùng, Facebook và WhatsApp có thể sẽ làm nên chuyện và thống lĩnh mảnh đất OTT hiện đang cạnh tranh mạnh mẽ và có phần hỗn loạn hiện tại.
Theo ICTnews/CNN
Lý do Facebook 'thâu tóm' WhatsApp Sau Instagram, WhatsApp là ứng dụng tiếp theo cực thu hút khiến gã khổng lồ của giới công nghệ sẵn sàng mạnh tay chi 19 tỷ USD. Hãy cùng tìm hiểu những lý do vì sao WhatsApp lại xứng đáng với con số khổng lồ này nhé! CEO của Facebook, Mark Zuckerberg. 1. WhatsApp thành công hơn Snapchat Mặc cho những thông tin...