Những điều ít biết về Mật Vụ Mỹ
Secret Service gọi tắt SS (Mật vụ Mỹ), là tổ chức làm nhiệm vụ bảo vệ tổng thống, nhưng ngày càng thâm nhập vào rất nhiều lĩnh vực khác nhau, “phủ sóng” trên quy mô toàn cầu. Nhân sự kiện “tìm gái” của các nhân viên SS xảy ra trung tuần tháng 4 mới rồi tại Cartagena, dư luận còn biết thêm nhiều điều “thâm cung bí sử” khác của tổ chức mà thậm chí đã bị Tổng thống Obama chỉ trích là “kẻ ngu đần”.
Nhân viên SS tác nghiệp bảo vệ tổng thống Obama.
Mật Vụ sở hữu danh sách Top Ten đáng gờm nhất
Nếu Cục Tình báo Liên bang Mỹ (FBI) được xem là nơi có lịch sử duy trì danh sách 10 tội phạm nguy hiểm có lệnh truy nã gắt gao nhất (gọi tắt là danh sách Top Ten) thì SS cũng không kém, cũng có hẳn danh sách riêng kiểu này, mà danh sách của SS lại “đa năng” hơn. Đủ cả, nào là tin tặc, ngân hàng “tặc” cho đến tội rửa tiền… và phải nhờ quần chúng SS mới bắt được những tên tội phạm nguy hiểm nói trên. Đặc biệt, SS còn đưa ra những khoản tiền thưởng nóng hậu hĩnh nên tiến độ truy tìm cũng hiệu quả hơn.
Tuy nhiên, cũng còn nhiều chuyện động trời liên quan đến SS, bởi thành tích “đi đêm” với giới tội phạm. Bằng chứng, hồi tháng 3/2012, cảnh sát ở Peabody Massachusetts đã bắt giữ được tên trùm Miguel Jesurum, bị cáo buộc là một trong số những tên trùm sò nguy hiểm trong đường dây buôn lậu điện thoại di động trị giá trên 250 triệu USD, trong đó có cả “cổ phần” của các nhân viên biến chất của SS.
SS có tới trên 6.500 nhân viên
Chính người Mỹ đôi khi cũng đoán già đoán non, SS có khoảng vài trăm người là cùng nhưng thực tế quân số của SS rất đông, trên 3.200 đại lý, khoảng 150 văn phòng tại Mỹ và nước ngoài. Ngoài ra SS còn có những đại lý với các nhân viên “mặt lạnh như tiền” đeo kính nâu, tai nghe, mặc thường phục lảng vảng khắp mọi nơi. SS sử dụng khoảng 1.300 nhân viên thuộc Phân ban đồng phục, nhiệm vụ chính là bảo vệ Nhà Trắng, tổng thống, phó tổng thống, Bộ Tài chính và các đoàn ngoại giao nước ngoài đến thủ đô Washington D.C. Ngoài ra, còn có trên 2.000 nhân viên được trang bị kỹ thuật hiện đại hỗ trợ. Mỗi chức danh, cương vị lại có nhiệm vụ khác nhau. Muốn trở thành nhân viên của SS, trước tiên, ứng cử viên phải là công dân Mỹ, tuổi từ 21 đến 37, phải qua được vòng sát hạch vô cùng nghiêm ngặt do cơ quan chuyên trách của chính phủ liên bang đảm nhận.
Tổng thống Obam nói chuyện với nhân viên SS tháng 4/2011.
Video đang HOT
SS từng điều tra những vụ gian lận trên máy tính tại Mỹ và nước ngoài
Năm 1984, Quốc hội Mỹ cho phép SS tiến hành điều tra các vụ gian lận về thẻ tín dụng nợ và tín dụng thông thường, điều tra tội gian lận trên máy tính. Từ đây, SS có thêm nhiều quyền hành khác, nhất là khi Đạo luật Patriot được thông qua năm 2001.
Đến nay có trên hai chục tổ chức chống tội phạm điện tử của SS được ra đời và hoạt động trên địa bàn liên bang, đồng thời triển khai những công việc tương tự này ở châu Âu. Thành tích đáng nể của SS trong giai đoạn 2003-2008 là khui ra trên 29.000 vụ làm giả hàng hóa, gian lận trên máy tính và các dạng tội phạm kinh tế tài chính khác, tỷ lệ “đúng người đúng tội” đạt trên 98%.
Ba đời tổng thống bị ám sát trước khi SS được trao quyền bảo vệ yếu nhân
Như đã được đề cập trên các phương tiện thông tin đại chúng, Lincoln là vị tổng thống đầu tiên bị ám sát vào đúng vào thởi điểm ông quyết định thành lập SS. Ngoài ra, còn có Tổng thống James Garfield (bị sát hại 1881) và William Mckinley năm 1901. Năm 1902, SS chính thức thực thi nhiệm vụ bảo vệ tổng thống, từ đây có 2 tổ chức làm việc trọn giờ để bảo vệ Nhà Trắng.
Sau năm 1908, SS chính thức làm nhiệm vụ bảo vệ tổng thống đắc cử. Sau vụ ám sát Tổng thống Kennedy năm 1968, Quốc hội Mỹ còn trao quyền cho SS chức năng bảo vệ cả các ứng cử viên tổng thống.
Thực tế, SS bắt đầu bảo vệ ứng cử viên Đảng Dân chủ, Barak Obama từ tháng 5/2007, trước 1,5 năm khi cuộc bầu cử được bắt đầu, sớm hơn rất nhiều so với bất kỳ ứng cử viên tổng thống nào trước đó.
Nhân viên SS tại hiện trường vụ sát hại Tổng thống Regan năm 1981.
Lincoln là người sáng lập lực lượng SS để chống tiền giả
Ngày 14/4/1865, Tổng thống Lincoln đã ký quyết định thành lập lực lượng SS và chính ông là người bị sát hại ngay sau đó, sự kiện này được ví “cay đắng nhất” trong lịch sử Hoa Kỳ. Điều này dễ hiểu bởi SS cho rằng Lincoln quá nổi tiếng và được yêu mến nên không cần phải bảo vệ.
Thay vì làm nhiệm vụ bảo vệ tổng thống, SS lại được trao nhiệm vụ chống làm tiền giả bởi thời kỳ đó có trên 30% số tiền lưu thông tại Mỹ là hàng nhái, buộc tổng thống phải trao nhiệm vụ này và theo ông nó còn quan trọng hơn cả việc bảo vệ người đứng đầu quốc gia.
Ngày nay, lục lại chức năng của SS người ta còn thấy vẫn ghi cụ thể: “Nhiệm vụ chính của SS là bảo vệ hạ tầng cơ sở tài chính và hạ tầng thanh toán và cho cả nền kinh tế…”, như vậy việc bảo vệ tổng thống theo quyết định được xếp hàng thứ yếu, không quan trọng bằng bảo vệ nền kinh tế chung của đất nước.
Vì sao SS lại bị Tổng thống gọi là “kẻ ngu đần”
Theo tờ Telegraph, trong một cuộc phỏng vấn trên truyền hình hồi trung tuần tháng 4 mới đây, Tổng thống Mỹ, Barak Obama cho rằng trong hàng ngũ SS vẫn còn tồn tại vài kẻ “ngu đần”, tác giả của vụ bê bối đình đám Cartagena. 12 nhân viên mật vụ và 12 binh sĩ Mỹ đã bị điều tra về tội đưa gái mại dâm về khách sạn Caribe ở Cartagena, Colombia trong khi đang thực thi nhiệm vụ bảo vệ ông Obama trong thời gian tham dự Hội nghị Thượng đỉnh Châu Mỹ.
Phản ứng sự kiện trên, trợ lý giám đốc của SS cho hay, đến nay 3 người đã bị sa thải, số còn lại đang bị điều tra, nếu sai phạm nghiêm trọng buộc phải từ chức, nghỉ hưu hoặc giải ngũ vĩnh viễn.
Theo PLVN
Bê bối gái mại dâm của mật vụ Mỹ lan sang bộ tư pháp
Một tháng sau khi Sở Mật vụ bị chấn động bởi bê bối gái mại dâm ở Colombia, Cơ quan phòng chống ma tuý (DEA) thuộc Bộ tư pháp Mỹ cũng cho hay ít nhất 3 nhân viên của cơ quan này đang bị điều tra vì thuê gái gọi tại Cartagena.
Một gái mại dâm đang chờ khách ở Cartagena, Colombia.
2 trong số các nhân viên được cho là đã gặp gỡ các gái làng chơi tại phòng của một nhân viên khác ở thành phố Cartagena (Colombia), theo Thượng nghị sĩ Susan Collins, thành viên cấp cao của Uỷ ban các vấn đề chính phủ và an ninh nội địa thuộc Thượng viện Mỹ.
DEA cho hay cuộc điều tra được bắt đầu dựa vào các thông tin do Sở Mật vụ cung cấp.
Một phát ngôn viên của Văn phòng tổng thanh tra thuộc Bộ tư pháp cho biết trong một tuyên bố rằng các nhà điều tra đang xem xét các cáo buộc về hành vi sai trái của nhân viên DEA.
Quan chức trên không bình luận về vụ việc hay cho biết có bao nhiêu nhân viên của DEA có thể liên quan, nhưng nói rằng vụ việc này không liên quan trực tiếp với các gái gọi và nhân viên mật vụ hồi tháng trước.
DEA có các văn phòng thường trực tại Colombia. Giám đốc vùng của DEA tại thủ đô Bogota, người cũng giám sát văn phòng tại thành phố Cartagena, hiện chưa đưa ra bình luận nào về các thông tin trên.
Trong xì-căng-đan mua dâm tại Cartagena liên quan tới các mật vụ Mỹ, hàng chục mật vụ và quân nhân đã đưa tới 21 phụ nữ về phòng khách sạn của họ tại thành phố Cartagena, Colombia vào đêm 11 và 12/4, ngay trước khi Tổng thống Mỹ Barack Obama tới đây để tham dự hội nghị thượng đỉnh châu Mỹ.
Xì-căng-đan vỡ lở sau khi một vụ cãi cọ về tiền boa giữa một gái gọi Colobia và một vụ Mỹ bùng phát ngay tại sảnh khách sạn, khiến cảnh sát địa phương phải can thiệp. Vụ việc đã khiến chính quyền Mỹ "bẽ mặt" và phủ bóng chuyến công du của ông Obama.
Cho tới nay, 8 trong số các nhân viên của Sở Mật vụ có liên quan tới xì-căng-đan đã bị mất việc. 12 quân nhân Mỹ cũng bị điều tra về các cáo buộc thuê gái mại dâm.
Theo Dân Trí
Quốc hội Mỹ nghe điều trần bê bối Mật vụ mua dâm Thượng viện Mỹ sẽ tổ chức một phiên điều trần ngày 23/5 để nghe các câu trả lời từ người đứng đầu cơ quan Đặc vụ cảnh vệ Mỹ (US Secret Service) về vụ bê bối đưa gái điếm vào khách sạn ở Colombia, theo lời thượng nghị sĩ Joseph Lieberman nói ngày 13/5. Mật vụ theo bảo vệ Tổng thống Mỹ Barack...