Những điều hữu ích trẻ nên học trước năm 18 tuổi
Chơi nhạc cụ có thể mang lại niềm vui cho bản thân và những người xung quanh; giúp trẻ xây dựng tính kiên nhẫn, sự tự tin.
Trang Lifehack chỉ ra 6 điều hữu ích trẻ nên học trước năm 18 tuổi để nhanh chóng thích nghi với cuộc sống của người trưởng thành.
Việc thiếu kỹ năng hoặc kinh nghiệm giao tiếp sẽ khiến nhiều người trẻ tuổi cảm thấy lúng túng, vụng về khi tiếp xúc với người lạ. Trẻ sẽ rụt rè, khó hòa nhập ở môi trường mới và trở nên cô độc. Vì thế, cha mẹ hãy để trẻ giao tiếp với mọi người xung quanh, nhưng cần theo dõi chặt chẽ để kịp thời định hướng.
Hầu hết cha mẹ hiện đại giúp con cái thực hiện mọi công việc, nhiệm vụ mà không biết rằng hành động đó sẽ khiến trẻ ỷ lại. Trước khi con 18 tuổi, bạn nên để con hình thành khả năng tự lập. Đừng quên dạy con cách sử dụng các dịch vụ công cộng và thực hiện nhiệm vụ cơ bản của người lớn.
3. Học một loại nhạc cụ
Trẻ biết chơi nhạc cụ có thể mang lại niềm vui cho bản thân và mọi người xung quanh thông qua âm nhạc. Học chơi nhạc cụ sẽ giúp con bạn xây dựng sự kiên nhẫn, tự tin và các kỹ năng mềm khác. Âm nhạc có thể giúp hình thành sở thích mới và truyền cảm hứng thành công.
Ảnh: guitarlessonsoakland
4. Làm việc nhà
Video đang HOT
Trẻ em thời hiện đại thường không phải làm việc nhà vì đã có cha mẹ hoặc người giúp việc trợ giúp. Nhưng điều gì sẽ xảy ra khi con bạn không biết quét nhà, rửa bát hay tự chăm lo cho gia đình riêng của mình? Học cách làm việc nhà sẽ giúp con bạn hòa nhập vào mọi xã hội và những người xung quanh.
5. Giải quyết vấn đề
Phụ huynh có xu hướng can thiệp vào công việc của con và bảo vệ chúng quá mức. Điều này dẫn đến hậu quả là con sẽ thiếu hụt kỹ năng tự giải quyết. Khi trưởng thành, con bạn sẽ gặp khó khăn khi xử lý vấn đề của riêng mình mà không có sự trợ giúp của bố mẹ. Chúng có thể bị mắc kẹt trong mớ bòng bong và bị đào thải khỏi xã hội vì không thể giải quyết được vấn đề của chính mình.
6. Dạy về tự do
Nhiều cha mẹ thích lập kế hoạch cho toàn bộ cuộc sống của con cái, thậm chí dọn dẹp mọi chướng ngại vật trên đường đời tương lai của con. Tuy nhiên, hành động này có thể ép buộc trẻ làm những việc chúng không thích, gây ra tâm lý phẫn nộ và chống đối ở trẻ. Cha mẹ nên cho phép con quyền tự do nhất định và để trẻ tự quyết định tương lai của mình.
Tú Anh
Theo Lifehack/VNE
Sakura Montessori chú trọng phát triển kỹ năng giao tiếp cho trẻ
Trường khuyến khích trẻ tự do thể hiện cảm xúc, quan điểm riêng; thường xuyên teamwork - hoạt động học tập theo nhóm để phát triển kỹ năng giao tiếp.
Trong khung năng lực 6C của một công dân thế kỷ 21, Kỹ năng giao tiếp được đánh giá là "chìa khóa" giúp trẻ làm chủ và phát huy các năng lực còn lại. Khung năng lực 6C gồm Citizenship - Tư duy công dân toàn cầu, công dân tích cực; Communication - Kỹ năng giao tiếp, trình bày ý tưởng; Creativity - Sáng tạo các giải pháp cho vấn đề toàn cầu; Collaboration - Kỹ năng hợp tác để giải quyết vấn đề; Critical thingking - Tư duy phân tích và phản biện thông tin và Characteristic - Giáo dục giá trị sống trách nhiệm, tử tế.
Đó cũng là lý do hệ thống Trường Mầm non Quốc tế Sakura Montessori thúc đẩy phát triển kỹ năng giao tiếp cho trẻ trong mọi hoạt động học tập, vui chơi.
Kỹ năng giao tiếp là một trong những kỹ năng quan trọng người lớn cần trang bị cho trẻ.
Khuyến khích trẻ tự do thể hiện cảm xúc, quan điểm
Trong môi trường "tôn trọng trẻ" tại Sakura, trẻ được tự do sử dụng ngôn ngữ để biểu đạt suy nghĩ, cảm xúc, nhu cầu của bản thân. Các con có thể chia sẻ bất cứ quan điểm nào về sự vật, hiện tượng, vấn đề, như những điều các con đang làm, những mối quan tâm, yêu thích hiện tại, thậm chí, cả những điều chưa biết cần được tư vấn...
Cụ thể, trong các giờ "Circle Time" của tiết học Montessori, giáo viên luôn đưa ra những câu hỏi khơi gợi trẻ chia sẻ về những hoạt động thực hành trong ngày như "Mời các con nói về hoạt động mà mình yêu thích nhất", cùng với đó là lời mời trẻ lên trao đổi một cách lịch sự, tôn trọng "Cô mời bạn Na", kết thúc bằng một lời cảm ơn "Cô cảm ơn con"...
"Sự khơi gợi của giáo viên sẽ kích thích trẻ sử dụng ngôn ngữ giao tiếp để chia sẻ với mọi người, đồng thời, lời cảm ơn từ giáo viên như sự động viên để trẻ tự tin tiếp tục bày tỏ quan điểm, cảm xúc", đại diện trường Sakura Montessori cho biết.
Học sinh trường Sakura Montessori chủ động tương tác với thầy cô giáo trong các giờ học.
Ngoài ra, trong hoạt động "Show And Tell", trẻ có thể mang theo các đồ vật từ nhà và kể câu chuyện về đồ vật đó trước lớp. Dù trẻ chia sẻ điều gì, giáo viên và các bạn nhỏ khác sẽ luôn bày tỏ sự hoan nghênh, tôn trọng và khích lệ.
Khuyến khích trẻ "teamwork" trong mọi hoạt động
Để phát triển kỹ năng giao tiếp cho trẻ, các giáo viên Sakura Montessori luôn chú trọng tới việc tổ chức các hoạt động học tập theo nhóm, vui chơi tập thể (teamwork). Do đặc thù lớp học trộn lẫn lứa tuổi 0-3 và 3-6, hoạt động theo đội, nhóm càng thúc đẩy trẻ phải sử dụng ngôn ngữ để kết nối với bạn bè, thuyết phục, đàm phán và cùng nhau tìm ra giải pháp cho vấn đề.
Chủ động giao tiếp với bạn bè để trao đổi thông tin, cùng nhau thực hiện hoạt động.
Hoạt động "teamwork" diễn ra ở mọi môn học trong môi trường trộn lẫn lứa tuổi tại Sakura Montessori. Tại các giờ Montessori, trẻ có thể "teamwork" để chia sẻ cảm nhận, suy nghĩ về hoạt động thực hành vừa trải qua, hỗ trợ nhau thực hiện bài học khó... Các bạn lớn thường sử dụng ngôn ngữ để chia sẻ và động viên các em nhỏ. Trong khi đó, giáo viên sẽ dạy các bạn nhỏ biết cách bày tỏ sự tự hào, cổ vũ và khích lệ các anh chị lớn hơn bằng lời cảm ơn và những câu nói khích lệ, yêu thương.
Hay trong giờ tiếng Việt, các con có cơ hội "teamwork" để kể chuyện, đọc thơ, trò chuyện về một chủ điểm do giáo viên đưa ra. Điều này cũng giúp xây dựng nền tảng đọc, viết cho trẻ, sẵn sàng bước lớp một.
Ngoài ra, Sakura Montessori còn tổ chức các hoạt động ngoại khóa, dã ngoại hàng tháng với nhiều chủ đề khác nhau. Trẻ cùng vui chơi, tìm hiểu và khám phá, trò chuyện với nhau trong không gian tập thể thú vị. "Đối với trẻ, đó chính là dịp để giao tiếp cùng bạn bè, thầy cô; nâng cao tinh thần thấu hiểu, chia sẻ và yêu thương cũng như gặt hái những kiến thức hữu ích từ thực tế", đại diện trường cho biết.
Kết nối gia đình và nhà trường để phát triển kỹ năng giao tiếp
Trong suốt quá trình nghiên cứu và làm việc với trẻ, Sakura Montessori cho rằng, ngoài môi trường học tập, gia đình cũng là "cái nôi" để dạy trẻ giao tiếp hiệu quả. Vậy nên, trường luôn có sự kết nối với phụ huynh để hỗ trợ phát triển kỹ năng giao tiếp cho trẻ.
Căn cứ vào ghi nhận của giáo viên Montessori về kỹ năng giao tiếp của trẻ trong bản báo cáo tiến độ Phát triển về kỹ năng xã hội, Phát triển về nhận thức của trẻ, nhà trường trao đổi trực tiếp với gia đình về khả năng giao tiếp của trẻ ở các thời điểm khác nhau. Trên cơ sở đó, nhà trường sẽ có những định hướng phối hợp với gia đình để cải thiện kỹ năng cho các em.
Ngoài ra, Trường Mầm non Quốc tế Sakura Montessori cũng thường xuyên tổ chức các hội thảo, khóa học về phương pháp nuôi dạy con đúng cách dành cho phụ huynh với sự chia sẻ của các chuyên gia đầu ngành trong lĩnh vực giáo dục, các giáo viên Montessori Quốc tế... Nhờ đó, phụ huynh sẽ có thêm kiến thức bổ ích để phát triển kỹ năng giao tiếp cho trẻ cũng như các kỹ năng xã hội khác.
Huyền Thư
Theo VNE
Những tình huống đời thường cha mẹ dễ bỏ qua nhưng lại ảnh hưởng đến tương lai của con Trẻ em như tờ giấy trắng, cần phải có sự dạy dỗ căn bản, có phương pháp để trẻ phát triển tốt nhất và tạo sự tự tin cho tương lai của trẻ sau này. Nguyên nhân khiến trẻ thiếu tự tin, sống hướng nội Đại đa số bố mẹ trong quá trình trưởng thành của con đều sử dụng những câu nói...