Những điều đặc biệt trong đám cưới của người Triều Tiên
Chụp ảnh cưới và dâng hoa cưới tại tượng đài Kim Nhật Thành, không có khái niệm tuần trăng mật hay tránh tổ chức hôn lễ vào ngày sinh của cố lãnh đạo là những điều đặc biệt ở Triều Tiên.
Đôi gà trống, mái không thể thiếu trong đám cưới truyền thống của người Triều Tiên. Ảnh: NKNews.
Trong ngày trọng đại, cô dâu Hàn Quốc thường mặc váy cưới, chú rể diện tuxedo, còn ở Triều Tiên, hôn lễ vẫn được cử hành theo nghi thức truyền thống. Trong các bộ phim lịch sử Hàn Quốc chiếu trên truyền hình, tân lang, tân nương mặc hanbok. Người thân và khách mời đến chúc mừng họ rồi cùng thưởng thức tiệc. Đám cưới của người Triều Tiên tương tự khung cảnh cưới trên phim.
Trước hôm cưới, cha mẹ hai bên có buổi gặp mặt để trao quà và định ngày. Hôm diễn ra ngày trọng đại, lễ cưới sẽ bắt đầu từ sáng tới chiều muộn tại nhà cô dâu. Các thành viên gia đình, bạn bè, người thân và hàng xóm sẽ cùng đến chung vui với cô dâu, chú rể. Khách mời đám cưới còn hát những ca khúc mừng hạnh phúc đôi trẻ.
Đám cưới của người Triều Tiên thường diễn ra vào dịp cuối tuần, những kỳ nghỉ lễ để không ảnh hưởng tới công việc. Một điều không thể thiếu trong hôn lễ truyền thống của người Triều Tiên là đôi gà trống, mái. Người ta sẽ đeo hoa lên gà mái và buộc ớt lên gà trống. Ở tỉnh Hamgyong, chủ nhà chiêu đãi khách món mỳ, còn tại tỉnh Hwanghae, khách được mời ăn cơm, bánh gạo hoặc mỳ.
Video đang HOT
Với tầng lớp thượng lưu Triều Tiên, đám cưới là dịp để khoe thanh thế. Bởi vậy, các gia đình giàu có thường chứng tổ chức cưới hoành tráng để thể hiện.
Họ cho rằng số lượng khách mời chứng minh tầm quan trọng của gia chủ trong xã hội nên cố mời đông người. Những dãy xe Mercedes Benz hay BMW nối đuôi nhau đỗ ngoài địa điểm tổ chức cưới giúp gia chủ được dịp nở mày nở mặt. Nhà giàu Triều Tiên tổ chức cưới tại khách sạn hoặc phòng tiệc sang trọng.
Các đôi uyên ương Triều Tiên không tổ chức lễ cưới vào 15/4 và 16/2 vì đó là ngày sinh của hai cố lãnh đạo Kim Nhật Thành và Kim Jong-il. Khác với Hàn Quốc, đám cưới Triều Tiên không có người chủ hôn. Một quan chức đảng ở cơ quan chú rể sẽ có mặt để nói vài lời chúc phúc tân lang, tân nương.
Đám cưới ở Hàn Quốc kết thúc bằng màn cô dâu tung hoa để một trong các khách nữ độc thân bắt. Tuy nhiên, nghi thức ấy không diễn ra trong ngày vui của đôi trẻ Triều Tiên. Thay vào đó, cô dâu, chú rể Triều Tiên sẽ mang hoa cưới tới đặt trước tượng đài người sáng lập đất nước Kim Nhật Thành ngay khi tàn tiệc.
Tại Hàn Quốc, khách mời thường mừng tiền khi đến đám cưới. Điều này cũng giống ở Triều Tiên nhưng chỉ khác một điều, các quan chức chính phủ mừng bằng tiền USD còn dân thường dùng tiền nội tệ. Với người Triều Tiên, đồng hồ được xem là quà cưới thời thượng cho cô dâu.
Các đôi uyên ương Triều Tiên sẽ chụp ảnh trước lễ cưới. Địa điểm chụp là trong studio hoặc nơi nào đó họ tự chọn nhưng thường là tượng đài cố lãnh đạo Kim Nhật Thành.
Vợ chồng mới cưới Triều Tiên không đi trăng mật như người Hàn Quốc bởi khái niệm “kỳ nghỉ trăng mật” không tồn tại. Thậm chí, họ còn không thích nhắc tới nó. Nếu hôm nay kết hôn thì hôm sau, họ vẫn đi làm bình thường.
Đôi uyên ương chụp ảnh cưới trước tượng đài hai cố lãnh đạo Kim Jong-il và Kim Nhật Thành. Ảnh: David Guttenfelder.
Bình Minh
Theo NKNews
Ngư dân chôn cất cá voi theo nghi thức truyền thống
Sáng nay 15.6, ngư dân thị trấn Thuận An (huyện Phú Vang, Thừa Thiên - Huế) đã chôn cất cá voi nặng gần 500 kg (ngư dân gọi là cá ngài, cá ông) theo nghi thức truyền thống.
Ngư dân địa phương cùng với ngư dân Quảng Ngãi đưa cá ra khỏi tàu
Đây là xác con cá voi được ngư dân Quảng Ngãi phát hiện và đưa vào bờ ở cảng Thuận An sáng cùng ngày để chôn cất.
Ông Nguyễn Đặng Anh Tuấn, Phó chủ tịch UBND thị trấn Thuận An, cho biết, sau khi xác cá voi được đưa vào bờ, ngư dân địa phương đã cùng với các ngư dân Quảng Ngãi đưa cá đi chôn cất tại khu vực mộ dành cho cá voi ở thị trấn Thuận An.
Theo ông Tuấn, ngư dân các địa phương ven biển miền Trung quan niệm cá voi là cá ngài, cá ông rất linh thiêng, thường giúp đỡ ngư dân gặp nạn trên biển. Vì vậy, khi gặp cá voi bị nạn, ngư dân phải ứng cứu; nếu cá voi chết, ngư dân sẽ đưa vào bờ, chôn cất, tổ chức tang lễ và thờ ở miếu thờ cá voi để mong được phù hộ, giúp đỡ khi đánh bắt trên biển.
Tin, ảnh: Bùi Ngọc Long
Theo Thanhnien