Những điều có thể bạn chưa biết về mụn nội tiết
Mụn nội tiết hay tất cả các loại mụn khác đều là “khắc tinh” đáng sợ của làn da. Mụn nội tiết hình thành và tồn tại ở mọi lứa tuổi, điều kiện môi trường, sức khỏe. Thế nên hiểu đúng nguyên nhân gây ra mụn và đặc điểm của mụn chính là chìa khóa cho một làn da khỏe.
1. Mụn nội tiết là gì ?
Mụn nội tiết hay còn được biết đến với tên gọi mụn trứng cá, là hậu quả của quá trình rối loạn hormone trong cơ thể. Thông thường, mụn nội tiết xuất hiện nhiều ở độ tuổi dậy thì. Tuy nhiên do ảnh hưởng từ môi trường sống, điều kiện làm việc, các tác nhân từ bên ngoài nên tất cả các độ tuổi, và giới tính đều có khả năng nổi mụn nội tiết.
Đặc biệt, phụ nữ là đối tượng “tiềm năng” cho loại mụn này vì ảnh hưởng của chu kì kinh nguyệt, tiền mãn kinh, ngưng sử dụng thuốc tránh thai sau thời gian dài sử dụng, căng thẳng. Theo thống kê, có khoảng 50% phụ nữ trên toàn cầu bị mụn nội tiết ở độ tuổi từ 20 đến 29 tuổi.
2. Nguyên nhân gây ra mụn nội tiết
Tuổi dậy thì
Đây là giai đoạn nhạy cảm vì nồng độ hormone androgen trong máu sẽ tăng cao. Tuy sự gia tăng hormone có nhiệm vụ đảm bảo sự phát triển tự nhiên trong cơ thể nhưng loại hormone này cũng kích thích tuyến bã nhờn trên mặt. Khi da xuất hiện nhiều nhờn cộng với bụi bẩn dễ dẫn đến bít tắc lỗ chân lông và mụn sẽ hình thành.
Kinh nguyệt
Kinh nguyệt ảnh hưởng rõ rệt đến làn da của nữ giới. Vào giữa thời kì kinh nguyệt thì progesterone được sản xuất nhiều hơn bình thường. Sự gia tăng bất thường của loại hormone này thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ của tuyến bã nhờn trên da. Từ đó, mồ hôi không thể thoát ra nên mụn sẽ hình thành.
Video đang HOT
Ảnh minh họa mụn nội tiết. Đồ họa: Ngọc Trâm
Tiền mãn kinh
Giai đoạn tiền mãn kinh của phụ nữ là giai đoạn nội tiết tố rối loạn nhất. Sự giảm mất đột ngột của nhiều loại hormone, sự tăng lên của androgen, đặc biệt là testosterone dẫn đến lượng bã nhờn tăng cao sẽ gây ra mụn.
Đa nang buồng trứng
Đa nang buồng trứng là tình trạng trứng có nhiều nang hơn bình thường. Trong khi đó các hormone phần lớn được tạo ra tại đây. Thế nên người mắc đa nang buồng trứng sẽ sản sinh nhiều hormone androgen, progesterone. Điều này dẫn đến mụn nội tiết xuất hiện nhiều hơn.
Căng thẳng
Căng thẳng là nguyên nhân phổ biến của những làn da bị mụn nội tiết. Sự phát triển của mụn nội tiết do căng thẳng xảy ra tương tự như ở giai đoạn kinh nguyệt. Khi chịu áp lực cao, cơ thể tiết ra nhiều androgen tạo ra bã nhờn và sinh mụn.
Chế độ ăn
Chế độ ăn có lành mạnh hay không sẽ thể hiện rõ ràng trên da mặt. Khi bạn dùng quá nhiều tinh bột, sữa, thức ăn ngọt thì cơ thể sẽ sản sinh nhiều hormone Insullin, hormone IGF-1. Đây là hai loại hormone gián tiếp sinh ra mụn nội tiết.
3. Đặc điểm mụn nội tiết
Tùy theo cơ địa mà độ to, sưng và đỏ của mụn sẽ khác nhau. Nhìn chung mụn nội tiết có đầu màu trắng hoặc đen, có u nang nằm sâu dưới da. Thế nên mụn nội tiết thường to, sưng, đỏ, dễ gây ngứa. Ở độ tuổi dậy thì, mụn nội tiết xuất hiện nhiều hơn ở vùng chữ T, bao gồm trán, mũi và cằm.
Đối với người trưởng thành, loại mụn này nổi nhiều ở vùng dưới cằm, xung quanh hàm và thậm chí ở vùng má. Trong một số trường hợp, mụn nội tiết xuất hiện mỗi tháng một lần trước giai đoạn hành kinh. Tuy nhiên, khi bạn căng thẳng hay chịu tác động từ sức khỏe, môi trường bên ngoài thì mụn nội tiết sẽ nổi thường xuyên hơn.
Nguyên nhân rối loạn kinh nguyệt
Rối loạn kinh nguyệt (RLKN) là hiện tượng phổ biến ở chị em phụ nữ, xảy ra ở bất cứ độ tuổi nào. Không chỉ ảnh hưởng đến tâm lý và đời sống sinh hoạt, nếu tình trạng kéo dài còn mang tới nhiều rủi ro cho sức khỏe.
Hiểu được nguyên nhân, nắm bắt biểu hiện để khám kịp thời sẽ giúp chị em phòng tránh được nhiều căn bệnh phức tạp sau này.
Rối loạn kinh nguyệt là gì?
Kinh nguyệt là hiện tượng chảy máu từ tử cung do bong lớp niêm mạc tử cung khi hiện tượng thụ thai không xảy ra. Kinh nguyệt lần đầu tiên xuất hiện ở bé gái từ 12-16 tuổi, chu kỳ trung bình khoảng 28 ngày, kéo dài 3-5 ngày. Lượng máu mất đi sau mỗi lần hành kinh là từ 50-150ml. RLKN là những biểu hiện bất thường của kinh nguyệt về tuổi bắt đầu có kinh, tuổi mãn kinh, chu kỳ kinh, thời gian hành kinh, lượng máu cùng với các triệu chứng khác kèm theo như vô sinh, khối u ở bộ phận sinh dục... RLKN thường chiếm 1/3 các lý do tới khám tại các phòng khám phụ khoa.
Một số nguyên nhân
Trên thực tế, có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới tình trạng RLKN ở chị em phụ nữ, nhưng phổ biến nhất là những nguyên nhân sau:
Nội tiết tố thay đổi: Nội tiết tố trong cơ thể của phụ nữ thường bị mất cân bằng ở một vài giai đoạn như dậy thì, mang thai, sinh con, chăm con và thời kỳ mãn kinh.
Giai đoạn dậy thì: Ở độ tuổi dậy thì, cơ thể sẽ phải mất nhiều năm để progesterone và estrogen có thể đạt được cân bằng. Tình trạng rối loạn thường sẽ diễn ra trong khoảng thời gian này.
Giai đoạn mang thai: Phụ nữ trong giai đoạn mang thai không có kinh, ngay cả thời điểm đang cho con bú.
Giai đoạn tiền mãn kinh: Chu kỳ và lượng máu kinh trong cơ thể của người phụ nữ ở giai đoạn này sẽ thay đổi, do buồng trứng suy giảm chức năng. Dần dần chị em sẽ mất hẳn kinh nguyệt, lúc đó sẽ là giai đoạn mãn kinh.
Một số nguyên nhân khác bao gồm: Dấu hiệu thai nghén bất thường. Do một số bệnh lý như: tiểu đường, u tuyến yên,...Măc môt số bệnh viêm nhiễm do vi khuẩn gây ra: viêm nhiễm đường sinh dục, viêm niêm mạc tử cung,... Do một số bệnh lý như: u nang buồng trứng, u xơ cổ tử cung, ung thư niêm mạc tử cung, buồng trứng đa nang,...
Nguyên nhân do thay đổi thói quen ăn uống, sinh hoạt: Hiện tượng RLKN cũng sẽ xảy ra khi các thói quen trong ăn uống và sinh hoạt bắt đầu thay đổi: Chị em thay đổi chế độ ăn uống do muốn tăng cân, giảm cân,...; Do áp lực và căng thẳng đến từ công việc, học hành. Hoặc sử dụng nhiều lần thuốc tránh thai.
Rối loạn kinh nguyệt là tình trạng thường gặp ở chị em phụ nữ.
Ảnh hưởng của RLKN tới sức khỏe
Kinh nguyệt không đều phản ánh những bất thường về sức khỏe của buồng trứng và tử cung ở chị em phụ nữ. Chu kỳ quá ngắn, quá dài: Ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình thụ thai. Nếu rong kinh, tạo cơ hội giúp vi khuẩn sinh sôi nảy nở, gây ra nhiều căn bệnh viêm nhiễm. Không chỉ làm giảm chất lượng sống, đây còn là nguyên nhân dẫn tới hiếm muộn, vô sinh.
Ngoài ra, RLKN còn là triệu chứng của nhiều căn bệnh khác nhau như xơ tử cung, u nang buồng trứng,... Nếu không phát hiện và điều trị kịp thời, thì các khối u sẽ lớn dần lên, gây ra các biến chứng nặng như suy thận, bí tiểu, đại tràng,... Và một số căn bệnh nguy hiểm như ung thư cổ tử cung,... Chính vì vậy, khi có biểu hiện RLKN, cần tới ngay các cơ sở y tế để thăm khám kịp thời. Các bác sĩ chuyên môn sẽ dựa vào những biểu hiện để chẩn đoán bước đầu, sau đó sẽ đưa ra những phương pháp cụ thể để lấy được kết quả chính xác nhất.
Lời khuyên của bác sĩ
Khám phụ khoa định kỳ mỗi 6 tháng 1 lần là việc nên làm của tất cả các chị em phụ nữ. Với những người có những RLKN thì nên đi khám ngay để được khám, tư vấn, và điều trị sớm các RLKN nhất là phát hiện sớm và điều trị kịp thời những bệnh lý ác tính như ung thư cổ tử cung, ung thư buồng trứng, ung thư nội mạc tử cung... Ra huyết âm đạo sau mãn kinh là một trong các dấu hiệu của ung thư nội mạc tử cung.
Vì sao phụ nữ tiền mãn kinh nên ăn nhiều chất xơ? Tỷ lệ mắc trầm cảm của nữ thường cao hơn nam, một phần là vì nữ giới có sự biến động nồng độ hoóc-môn nhiều hơn, đặc biệt là trong thời kỳ mãn kinh. Một nghiên cứu mới cho thấy việc dung nạp đủ chất xơ có thể giúp phụ nữ giảm trầm cảm trong giai đoạn tiền mãn kinh. Các thực phẩm...