Những điều chưa biết về sức mạnh vũ khí hạt nhân Triều Tiên
Tờ Guardian dẫn lời cơ quan nghiên cứu Mỹ nói hình ảnh vệ tinh cho thấy các lò sản xuất plutonium của Triều Tiên đã được khởi động lại.
Hình ảnh vệ tinh về tổ hợp hạt nhân Yongbyon
Trong bức ảnh vệ tinh chụp tổ hợp hạt nhân Yongbyon của Triều Tiên ngày 31/8 cho thấy những vệt khói trắng bốc lên từ tòa nhà gần khu vực đặt tuabin.
Các chuyên gia đến từ Viện nghiên cứu Mỹ – Hàn, Đại học Johns Hopkins nói đây có thể là dấu hiệu Triều Tiên đã khởi động lại nhà máy sản xuất nguyên liệu hạt nhân của họ.
Một quan chức Mỹ giấu tên nói với hãng tin Reuters rằng ông tin lượng khói đó ‘chứng tỏ Triều Tiên đã bắt đầu cho lò phản ứng hoạt động trở lại’.
Mối quan hệ từng căng thẳng của Triều Tiên và Hàn Quốc đã được cải thiện khi ngày 11/9 vừa quan, quan chức 2 nước đã đồng ý cho Khu công nghiệp chung Keasong đã bị đóng cửa từ tháng 4 hoạt động trở lại vào ngày 16/9 tới.
Cũng theo Viện nghiên cứu Mỹ – Hàn, công suất lò phản ứng của Triều Tiên có thể sản xuất khoảng 6kg plutonium chất lượng vũ khí hạt nhân mỗi năm. Cơ quan này cũng tin rằng Bình Nhưỡng đang sở hữu khoảng 34 – 36kg plutonium, đủ cho hơn 10 đầu đạn hạt nhân.
‘Nắm đấm hạt nhân’ Triều Tiên mạnh cỡ nào?
Sức hủy diệt của quân đội Triều Tiên chính là vũ khí hạt nhân, thế nhưng so với bên kia chiến tuyến, khi mà Mỹ tuyên bố che “ô hạt nhân” cho Hàn Quốc, ưu thế này giảm đi rõ rệt.
Video đang HOT
Bởi Triều Tiên chỉ mới sở hữu công nghệ hạt nhân, trong khi Mỹ đã thành công với thứ vũ khí hủy diệt này từ hàng chục năm trước.
Trong khi đó, đồng minh lớn nhất là Bắc Kinh lâu nay luôn tuyên bố về “sự trỗi dậy hòa bình”, nên các chuyên gia quân sự tin rằng Trung Quốc sẽ không tham chiến với vũ khí hạt nhân.
Ảnh chụp từ vệ tinh về bãi thử hạt nhân của Triều Tiên
Trong điều kiện này, Triều Tiên buộc phải sử dụng những gì mình có mà không có sự chống lưng được cho là rất đáng kể của Trung Quốc – năng lực hạt nhân tạm coi là đủ sức tranh hùng với Mỹ.
Nếu kịch bản chiến tranh hạt nhân xảy ra, Triều Tiên dường như cũng không có lợi thế. Có thể Mỹ sẽ mất vài thành phố (trong điều kiện lý tưởng là tên lửa Triều Tiên vượt qua lá chắn phòng thủ Mỹ), thì lượng tên lửa hạt nhân chiến lược, chiến thuật của Mỹ quá thừa khả năng và cái cớ để hủy diệt toàn bộ Triều Tiên – quốc gia có diện tích không lớn.
Trên thực tế, lâu nay Triều Tiên bị cho là vẫn luôn dùng &’lá bài hạt nhân’ để giành thế có lợi trong đàm phán với Mỹ.
Triều Tiên được cho là sở hữu tên lửa đạn đạo bắn tới Mỹ
Cũng giống như Syria, Pakistan, Lybia, Iran, hiện chưa có thông tin nào cụ thể về năng lực hạt nhân Triều Tiên, nhưng lá bài đó luôn là thứ có sức mạnh trên bàn đàm phán.
Hiện nay, Triều Tiên có rất nhiều cơ sở phục vụ và thử nghiệm hạt nhân như: cơ sở hạt nhân Yongbyon có lò phản ứng Taechon và nhà máy làm giàu uranium ở Pakchon ở ngay bên cạnh lò phản ứng Teachon; lò phản ứng Sinpo ở phía đông bắc của Triều Tiên; cơ sở nhiên liệu Sunchon ở rất gần thủ đô Bình Nhưỡng; cơ sở khai thác Uranium ở Pyongsan tỉnh Bắc Hwanghae bao gồm hai mỏ Uranium là Kumdongsan và Kumchon.
Theo Xahoi
Chi phí bao nhiêu cho cuộc tấn công vào Syria
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel tuyên bố chi phí cho cuộc tấn công Syria vào khoảng hàng chục triệu USD. Tuy nhiên, theo tính toán của các chuyên gia phân tích ngân sách quốc phòng, con số này là "thấp không tưởng".
Bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ - Chuck Hagel phát biểu tại Lầu Năm Góc hôm 4/9. Ảnh: MSN.
Việc xác định một con số chính xác cho cuộc tấn công là khá khó, đặc biệt khi danh sách mục tiêu của chính phủ Mỹ vẫn đang mở rộng. Các chuyên gia phân tích đã đưa ra vài dự trù chi phí tiềm năng cho cuộc tấn công của Tổng thống Obama nhằm vào Syria.
Dự đoán của các chuyên gia
Số tiền tiêu tốn có thể lên tới 12 tỷ USD/năm, Cơ quan Nghiên cứu của Quốc hội Mỹ trích lời Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Martin Dempsey cho hay. Theo Tướng Dempsey, riêng việc phá hủy kho dự trữ vũ khí của Syria sẽ mất hơn 1 tỷ USD/tháng bởi "hàng trăm máy bay, tàu chiến, tàu ngầm và các thiết bị khác" cùng với "hàng ngàn binh sĩ của lực lượng đặc nhiệm và các lực lượng mặt đất" cần được huy động để bảo vệ các phòng tuyến quan trọng. Kể cả trước khi cuộc tấn công diễn ra, việc tổ chức mọi thứ sẵn sàng cũng rất đắt đỏ.
"Tôi ngạc nhiên khi nghe ông ấy nói chi phí khoảng hàng chục triệu USD. Đó là một ước tính thấp không tưởng", Todd Harrison, nhà phân tích ngân sách quốc phòng tại Trung tâm Đánh giá Chiến lược và Ngân sách, nhận định về con số mà ông Hagel đưa ra. Tuy nhiên, Harrison cho rằng có lẽ Bộ Quốc phòng Mỹ chỉ nhắc tới khoản ngân sách sẽ chi trong thời gian còn lại của năm tài khóa 2013, sẽ kết thúc vào ngày 30/9.
Hầu hết chi phí cho cuộc chiến tại Syria dùng để tái trang bị vũ khí đã được sử dụng. "Nếu tính luôn cả chi phí để tái trang bị vũ khí chiến đấu, thì cuộc chiến ở Syria sẽ tốn khoảng nửa tỷ USD hoặc 1 tỷ USD tùy theo số lượng mục tiêu mà quân đội Mỹ ngắm bắn", ông Harrison cho hay.
Harrison phân tích rằng Lầu Năm Góc có thể sẽ chi trả cho vũ khí nếu xin được một khoản bổ sung ngân sách cho chiến tranh từ Quốc hội. Hiện nội dung này không thuộc nhóm đối tượng bị cấm cấp ngân sách của Mỹ.
Chi phí cụ thể
Theo Reuters, một chiếc tên lửa hành trình Tomahawk (T-LAMs) có giá từ 1,2 tới 1,5 triệu USD. Đây dự kiến là loại vũ khí chính sẽ được sử dụng, nếu Tổng thống Obama ra lệnh tấn công trừng phạt Syria. Tên lửa có khả năng đi xa 1.600 km, có thể thay đổi hành trình ngay khi đã được phóng.
Hải quân Mỹ đã sử dụng 221 tên lửa Tomahawks khi chống lại chính quyền Muammar Gadhafi, Lybia. Trong đó 110 chiếc dùng trong việc tấn công 22 mục tiêu quân sự bao gồm hệ thống phòng không, thông tên liên lạc và sở chỉ huy. Giả sử Mỹ chỉ sử dụng lượng tên lửa tương tự ở Syria, số tiền phải bỏ ra vào khoảng 100 triệu USD.
Riêng việc thả một quả bom từ máy bay tàng hình B-2 có khả năng bay 18 giờ từ căn cứ, đã tốn 60.000 USD/giờ.
Hải quân Mỹ hiện có 4 tàu khu trục tên lửa dẫn đường ở phía đông biển Địa Trung Hải và tàu sân bay USS Nimitz cùng các tàu hỗ trợ trên Biển Đỏ với chi phí hoạt động bình thường trong một tuần của các tàu vào khoảng 25 triệu USD. Đô đốc Jonathan Greenert, Tham mưu trưởng Hải quân Mỹ, cho biết chi phí hoạt động bình thường của các tàu vào khoảng 25 triệu USD/tuần. Nếu một tàu sân bay tiến hành các chiến dịch quân sự, chi phí sẽ tăng lên khoảng 40 triệu USD/tuần.
Bộ Quốc phòng Mỹ sẽ phải đối mặt với nhiều khó khăn trong việc cung ứng chi phí phù hợp với ngân sách hiện có và các chi phí phát sinh qua từng hoạt động, đặc biệt ở bối cảnh bị cô lập hiện giờ khi chưa có đồng minh nào chính thức xác nhận sẽ hỗ trợ việc tấn công.
Hàn Hạnh
Theo VNE
"Triều Tiên tái khởi động lò phản ứng pluton" Một cơ quan phân tích của Mỹ ngày 11/9 cho hay, Triều Tiên có vẻ như đã tái khởi động một lò phản ứng sản xuất pluton, làm gia tăng lo ngại nước này đang củng cố cho kho vũ khí hạt nhân của mình. Tổ hợp hạt nhân Yongbyon của Trều Tiên. Theo Viện Mỹ-Hàn tại Đại học Johns Hopkins, hình ảnh...