Những điều cha mẹ nên áp dụng khi con trẻ kích động và mất kiểm soát
Chăm sóc một đứa trẻ có cá tính mạnh, dễ nổi cáu là một vấn đề đau đầu của rất nhiều bậc phụ huynh.
Hiểu rõ nguồn cơn của sự kích động là vấn đề mấu chốt để giúp con bình tĩnh trong bất cứ trường hợp nào. Tập cho trẻ những cách kiềm chế cảm xúc khi không có cha mẹ bên cạnh là điều vô cùng cần thiết bởi hầu hết các con đều dành phần lớn thời gian tại trường học.
Lý Lan – một bà mẹ trẻ ở Trung Quốc chia sẻ câu chuyện của gia đình mình:
Vào sinh nhật lần thứ 8 của Tiểu Hùng – cậu con trai cả, cô đã mời những người bạn thân nhất của con đến dự bữa tiệc. Trong số những người bạn ấy có một cặp song sinh nhà hàng xóm, bởi đứa con gái út của cô chỉ cách hai cậu bé 1 tuổi nên chúng nhanh chóng trở nên thân thiết với nhau. Khi ba đứa trẻ đang đùa nghịch nhau bằng đồ chơi cũ của Tiểu Hùng, cậu con trai cả của cô chứng kiến điều này lại không hề cảm thấy vui vẻ. Nó la hét tức giận và lao vào giật con gấu bông trong tay hai anh em sinh đôi kia, cho dù Tiểu Hùng đã không còn đoái hoài đến món đồ chơi đó từ lâu lắm rồi. Trước đó, cậu đã từng nhiều lần đánh bạn ở trường mẫu giáo bởi những đứa trẻ ấy làm trái ý mình.
Nên nhớ rằng hình phạt và kỷ luật truyền thống không hề có tác dụng với những tâm hồn còn nhạy cảm và non nớt như vậy. Khi chúng ta trừng phạt chúng, bọn trẻ sẽ càng trở nên giận dữ và thù địch hơn mà thôi. Đáng sợ hơn, chúng có thể sẽ kìm nén cơn tức giận của mình để tránh bị phạt, lâu dần những cảm xúc ấy tích tụ lại sẽ dẫn đến chứng trầm cảm và khiến trẻ bắt đầu sợ hãi thế giới bên ngoài.
“Tức giận là một cảm xúc tự nhiên, lành mạnh mà con người ai cũng phải trải qua. Đồng ý rằng trẻ con không nên thể hiện cảm xúc thông qua những hành động hung hăng, nhưng cố gắng nén chặt nó thì những tâm trạng tức giận ấy sẽ đâm ngược lại tâm hồn yếu ớt của con trẻ.” – Tiến sĩ Andrea Brandt
Trong quá trình cố gắng giúp chúng cư xử đúng mực thì sự đồng cảm, yêu thương và tôn trọng mà cha mẹ dành cho con là điều có tác động lớn nhất đến suy nghĩ của chúng.
Video đang HOT
Khi trải qua những cảm xúc mãnh liệt, một đứa trẻ có thể đánh, đá, ném hoặc la hét, phá hoại đồ đạc trong nhà khiến cho cha mẹ vô cùng khó khăn để giữ bình tĩnh trước những hành động ấy.
Tuy nhiên, cách cha mẹ phản ứng với hành vi của con mình sẽ tác động mạnh mẽ đến cách chúng sẽ cư xử trong tương lai.
Những lưu ý cần nhớ khi giúp con ổn định cảm xúc
1. Hãy thông cảm với con
Đừng bao giờ lảng tránh và phủ nhận cảm xúc của những đứa trẻ, hãy nhớ rằng khi con nổi giận là lúc chúng trở nên bướng bình hơn một chút mà thôi.
2. Cho con không gian riêng để bình tĩnh, nhưng đừng bao giờ cô lập chúng
Khi con có xu hướng động tay, động chân để gây hấn với người khác, việc cho con không gian riêng để giải tỏa căng thẳng là vô cùng cần thiết. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng. đấm vào gối hoặc chăn là một cách hữu dụng để trút bỏ bực tức. Tuy nhiên, đừng bao giờ để chúng cô đơn, buồn bã một mình và cảm thấy bị cách ly khỏi gia đình.
3. Nhắc nhở con rằng tức giận là điều hoàn toàn bình thường
Hãy nhắc con rằng chúng không hề khác người khi nổi cáu và tức giận, bởi đó là một phần cảm xúc mà con người ai cũng phải trải qua. Hãy làm dịu cơn kích động của trẻ bằng những lời yêu thương nhẹ nhàng thay vì to tiếng quát mắng.
4. Truyền tải sự yêu thương bằng ánh mắt
Trẻ em là đối tượng cần được lắng nghe và chia sẻ hơn bất kì ai. Giao tiếp bằng ánh mắt là cách truyền đạt vô cùng hữu dụng để trẻ cảm nhận được tình yêu từ cha mẹ mình, từ đó mà tâm trạng chúng sẽ dần dịu xuống.
Hãy tìm cách thực hành những mẹo ở trên khi trẻ đang ở trong trạng thái bình tĩnh. Qua nhiều lần như vậy, chúng sẽ tự học được thói quen điều chỉnh cảm xúc của mình khi bắt đầu trở nên nóng giận và bực tức. Quan trọng nhất là cha mẹ phải thực sự kiên nhẫn và dành thời gian trò chuyện với trẻ để hiểu chúng và tạo nên sợi dây gắn kết bền chặt với con.
(Tổng hợp)
Theo helino
Ba loại trẻ tưởng khôn lanh nhưng tương lai bất ổn
Bề ngoài, nhiều trẻ khéo miệng, được khen ngợi là thông minh, ngoan ngoãn, nhưng thực tế lại giỏi nói, lười làm.
Hành vi của nhiều trẻ khiến bố mẹ chúng nghĩ rằng chúng thông minh từ nhỏ, sau này có thể thành tài, nhưng thực ra không phải vậy. Nếu con bạn có ba loại hành vi dưới đây, cần phải sửa chữa cho con sớm, nếu không con có thể phát triển sai lệch.
1. Tiện tay thích cái gì là lấy cái đó
Hành vi "tiện tay" của trẻ được không ít cha mẹ cổ súy, coi đó như sự nhanh nhẹn, khôn lanh, nhưng kỳ thực đó là một hành vi xấu. Ví dụ, khi đến nhà khác chơi, thấy có món đồ chơi đẹp, trẻ âm thầm đút vào túi mình để giấu đi, mang về nhà chơi mà không trả lại. Hoặc khi đi siêu thị với người lớn, thấy món đồ gì đó ngon lành, trẻ giấu vào tay, mang về thay vì đưa ra quầy trả tiền, hoặc thậm chí ăn ngay tại nơi bán.
Ngay khi phát hiện con có những hành vi tiện tay này, bạn cần giải thích với con rằng đó là việc làm xấu, có thể coi là lấy trộm đồ, sẽ bị phạt. Nếu bạn coi đây là trò trẻ con và bỏ qua, mai sau khi lớn hơn, trẻ sẽ không có bạn bè vì không được ai tin tưởng.
Nhiều hành vi của con cha mẹ nghĩ là khôn ngoan, thực chất tiềm ẩn thói xấu. Ảnh: Aboluowang.
2. Không bao giờ chấp nhận thua cuộc
Nhiều ông bố bà mẹ hiểu nhầm rằng phản ứng gay gắt của đứa trẻ mỗi khi thua cuộc đồng nghĩa với cá tính mạnh, tư chất "hơn người". Trên thực tế, đây là biểu hiện của trẻ ích kỷ, được lớn lên trong môi trường tốt, được cha mẹ quá yêu chiều.
Loại trẻ này cho mình là trung tâm vũ trụ, không muốn chia sẻ sự quan tâm với bất cứ ai khác. Kiểu trẻ này lớn lên rất khó làm việc với tập thể, bởi lúc nào cũng khăng khăng bảo vệ quan điểm của mình, dẫn đến tâm lý "ăn thua", không chịu nhịn nhường bất cứ ai.
3. Giỏi nói, lười làm
Trẻ loại này rất khéo đón ý bố mẹ và người lớn. Chúng biết bố mẹ mong muốn gì và luôn thể hiện thái độ lắng nghe bạn nói. Bề ngoài, đó là những trẻ khéo miệng, được mọi người khen ngợi là thông minh, ngoan ngoãn, nhưng thực tế lại "nói mà không chịu làm".
Ví dụ, khi trẻ hư, làm sai lời, trẻ sẽ rối rít xin lỗi bạn. Trẻ hứa hẹn sẽ sửa đổi, không hư, tuy nhiên lần sau vẫn tiếp tục tái phạm. Nhiều bố mẹ chủ quan cho rằng chỉ cần trẻ biết nhận lỗi đã là tốt, hành vi phải dần dần mới thay đổi được, song thực tế không phải vậy. Thói quen duy trì lâu dài sẽ khiến trẻ hình thành tính ưa nói điều hay, ý đẹp, nhưng lại không bắt tay vào thực hiện, chỉ nói rồi để đấy, chính là kiểu "miệng đỡ chân tay".
Khi trưởng thành, con có thói quen lấy lời nói xoa dịu người khác thay vì thể hiện trách nhiệm bằng hành động, không sớm thì muộn sẽ nhận lại sự thiếu tin tưởng, tôn trọng.
Thùy Linh
Theo Aboluowang/VNE
Muốn nắm chặt con tim chàng, tuyệt đối đừng bỏ qua những điều đơn giản sau Đàn ông luôn có hứng thú tìm kiếm những điều mới mẻ và ưa chinh phục khó khăn, trái tim họ ấm áp nhưng đầy tự do luôn bay nhảy và chạy loạn khắp nơi, vậy làm cách nào để trái tim chàng' luôn hướng về phía bạn? Để chàng trai mình yêu luôn ở bên mình thì không cần phải quản chặt...