Những điều cần phải biết khi chọn dầu gội đầu cho trẻ nhỏ
Làn da mềm mại của trẻ nhỏ rất dễ bị dị ứng, nếu dùng dầu gội đầu hay sữa tắm không phù hợp có thể gây dị ứng, bong tróc da đầu khiến trẻ khó chịu.
Một hiện tượng thường gặp nhất khi nuôi con nhỏ là việc da đầu các bé bị bong tróc, nguyên nhân có thể là do da không hợp với loại dầu gội đang dùng hoặc do bệnh lý thực sự gây nên.
Theo ThS. Vũ Thị Tuyết Mai, ở cả trẻ nhỏ và người lớn, khi dùng loại dầu gội không phù hợp đều có thể gây nên các hiện tượng như: đầu nhiều gàu, rụng tóc, gẫy tóc, xơ tóc,….
Trẻ bị bong tróc da đầu do dị ứng với dầu gội đầu.
Ngoài ra, các bệnh lý có thể gây ngứa và bong tróc da đầu như: nấm da, viêm da,… Vì vậy, cách làm đơn giản là đổi loại dầu gội cho trẻ. Khi đã đổi loại dầu gội mà tình trạng không tiến triển thì mới nghĩ đến các bệnh lý gây nên tình trạng đó. Khi đó nên đưa trẻ đến khám chuyên khoa da liễu có phương pháp điều trị phù hợp.
Ngoài ra, ThS. Vũ Thị Tuyết Mai cho biết thêm:
‘Cho dù nấm da hay viêm da đều là những bệnh có thể chữa khỏi hoàn toàn nên phụ huynh không nên lo lắng quá.
Nếu bị nấm thì sẽ phải dùng thuốc đặc trị nấm, dùng theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa với loại thuốc phù hợp và liều lượng chính xác.
Nếu sử dụng thuốc không phù hợp rất dễ dẫn tới suy gan, suy thận và ảnh hưởng tới sự phát triển của các cơ quan, bộ phận của trẻ. Bởi vậy, phụ huynh không nên tự ý dùng thuốc để điều trị bất kì bệnh gì cho trẻ nhỏ’.
Để tránh mắc phải tình trạng trên các bậc phụ huynh cần lưu ý những điểm sau đây khi chọn dầu gội, sữa tắm cho bé.
- Xuất xứ rõ ràng: Bất kỳ sản phẩm nào cho bé cũng nên có nguồn gốc rõ ràng để đảm bảo an toàn. Mẹ không nên dùng các sản phẩm xách tay hoặc mỹ phẩm, dược phẩm, sữa tắm cho trẻ tự chế với các thành phần không rõ nguồn gốc, vì làn da của con còn rất non nớt và dễ kích ứng.
- Không chứa Paraben: Paraben là chất bảo quản dùng trong các sản phẩm mỹ phẩm, sữa tắm cho trẻ em có thể gây hại cho người sử dụng, đặc biệt là trẻ em. Chính vì vậy, khi lựa chọn các loạo sữa tắm cho trẻ em, mẹ cần lưu ý lựa chọn các sản phẩm không chứa paraben.
Video đang HOT
- Cẩn thận với sản phẩm có hương thơm: Một số trẻ bị dị ứng với các chất tạo mùi nhân tạo trong sản phẩm dưỡng da hoặc tắm gội, chính vì vậy, mẹ nên chọn các sản phẩm có mùi nhẹ và có thành phần tự nhiên. Mẹ nên xem kỹ thành phần của sản phẩm trước khi chọn mua cho con, tốt nhất là chọn các sản phẩm không mùi hoặc có mùi rất nhẹ để tránh nguy cơ gây dị ứng cho bé.
- Phù hợp với làn da con: Ngoài việc có nguồn gốc tự nhiên, không độc hại, mẹ cũng cần chắc chắn các sản phẩm phù hợp với làn da của con. Mỗi bé có một loại da và thể trạng khác nhau, mẹ cần xác định bé yêu nhà mình thuộc loại da nào và có dị ứng với thành phần nào không trước khi lựa chọn sản phẩm. Đặc biệt, mẹ cũng cần lưu ý, độ cân bằng pH trên làn da của bé cũng khác người lớn nên da bé dễ bị khô. Chính vì thế, mẹ không nên dùng các sản phẩm dành cho người lớn để tắm, gội cho con, đồng thời cũng cần xem kỹ các chỉ tiêu kích ứng được ghi trên sản phẩm để bảo vệ làn da của con.
5 biện pháp hiệu quả loại bỏ gàu, giảm ngứa da đầu khi trời nắng lên
Có đến một nửa dân số trưởng thành trên toàn cầu từng bị gàu. Mặc dù gàu không gây nguy hiểm cho sức khỏe, không lây nhiễm nhưng lại gây lúng túng , mất tự tin trong giao tiếp hàng ngày.
TS. Cynthia Cobb, chuyên gia da liễu tại Đại học Walden và Đại học Louisiana, Mỹ cho biết, gàu có liên quan đến bệnh viêm da tiết bã (SD), gây ngứa và bong tróc da, nhưng chỉ xảy ra trên da đầu. Gàu phổ biến đến mức nó ảnh hưởng đến khoảng một nửa dân số trưởng thành trên toàn cầu.
Tuy nhiên, gàu không gây nguy hiểm, không lây nhiễm nhưng có thể gây ngứa, gãi làm trầy xước da, là điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn xâm nhập gây nhiễm trùng.
Biểu hiện của gàu: Da đầu bong vảy và ngứa, có vảy là những triệu chứng chính của gàu. Các vảy nhờn, màu trắng thường tích tụ trên tóc, trên vai.
Các triệu chứng khác có thể bao gồm ban đỏ, là những mảng đỏ trên da đầu và đôi khi trên mặt, gàu lông mày, rụng tóc, vảy khô trên da mặt.
1. Nguyên nhân gây ra gàu?
Nhiều yếu tố có thể góp phần vào sự phát triển của gàu, vì vậy việc xác định chính xác nguyên nhân khiến da đầu ngứa và bong tróc có thể khó khăn.
Dưới đây là một vài thủ phạm gây ra gàu như:
Dịch tiết từ tuyến bã nhờn Sự xâm lấn của nấm trên bề mặt da Gội đầu không đủ, điều này có thể khiến các tế bào da tích tụ, tạo ra vảy và ngứa, hoặc gội đầu quá nhiều và làm khô da đầu quá mức. Chải tóc quá nhiều trên đầu, tạo ra quá nhiều ma sát với vùng da nhạy cảm trên da đầu Các sản phẩm chăm sóc cá nhân khác nhau có thể gây viêm da tiếp xúc, khiến da đầu đỏ và ngứa Tiếp xúc quá nhiều với ánh sáng mặt trời Áp lực quá mức lên da đầu từ mũ Chế độ ăn uống Tiếp xúc với bụi bẩn
Một số người có thể dễ bị gàu hơn những người khác như tóc nhiều dầu hơn hoặc mắc một số bệnh (chẳng hạn như bệnh Parkinson hoặc HIV) cũng có nguy cơ mắc bệnh cao hơn.
Gàu là hiện tượng rất thường gặp hàng ngày.
2. Các biện pháp hỗ trợ trị gàu hiệu quả
2.1. Nước cốt chanh
Axit xitric và đặc tính kháng khuẩn của chanh giúp loại bỏ nấm và dầu mỡ trên tóc. Trên thực tế, chanh có thể giúp kiểm soát tình trạng rụng tóc và làm cho mái tóc chắc khỏe.
Cách sử dụng:
Cách 1: Trộn 1 thìa nước cốt chanh với 1/4 ly nước để tạo thành hỗn hợp loãng. Dội hỗn hợp này lên da đầu trước khi gội đầu để loại bỏ gàu.
Cách 2: Trộn nước cốt chanh tươi với 2 thìa dầu dừa để tạo thành hỗn hợp rồi thoa lên tóc, da đầu và thực hiện massage da dầu trong khoảng 10-15 phút trước khi gội lại bằng nước sạch.
Sử dụng nước cốt chanh tươi giúp loại bỏ gàu.
2.2. Dầu cây trà
Dầu cây trà có thể hỗ trợ trong việc loại bỏ gàu do không gây nhờn mà có tác dụng hấp thụ bụi bẩn và gàu từ da đầu. Do đặc tính kháng khuẩn và kháng nấm, dầu cây trà là loại dầu tốt nhất để sử dụng.
Bên cạnh đó, dầu cây trà còn có thể cải thiện lưu thông máu ở da đầu và giữ mái tóc khỏe mạnh.
Cách sử dụng: Lựa chọn loại dầu gội đầu có chứa dầu tràm trà hoặc trộn dầu tràm trà với dầu vận chuyển như dầu hạnh nhân với tỷ lệ 1:10 rồi thoa lên tóc, massage nhẹ nhàng trước khi gội 5-10 phút.
2.3. Cà phê
Cà phê rất tốt cho làn da và mái tóc do được sử dụng để tẩy tế bào chết, làm giảm bụi bẩn. Theo nghiên cứu của Tạp chí Pharmatutor, cà phê có khả năng làm sạch và tẩy tế bào chết trên da đầu, loại bỏ vi khuẩn và nấm gây ra gàu. Nó cũng chứa chất chống oxy hóa, có thể chống lại các gốc tự do và ngăn ngừa tổn thương tóc.
Cách sử dụng: Làm nóng một lượng dầu dừa vừa đủ và thêm bột cà phê, trộn đều để tạo thành một hỗn hợp mịn. Để nguội. Thoa hỗn hợp lên chiều dài của tóc, chân tóc và da đầu. Giữ trong 30 phút trước khi gội đầu.
Thoa hỗn hợp cà phê, dầu dừa lên da đầu và massage để loại bỏ gàu.
2.4. Giấm táo (ACV)
Giấm táo có thể được sử dụng để nhẹ nhàng làm sạch da đầu và giảm gàu. Giấm táo có đặc tính kháng khuẩn và kháng nấm có thể giúp khôi phục lại sự cân bằng độ pH tự nhiên của da đầu, loại bỏ gàu.
Cách sử dụng: Dùng 2 muỗng canh ACV với 100 ml nước. Thoa hỗn hợp này lên da đầu và chiều dài của tóc. Massage trong 5 phút rồi gội sạch bằng nước ấm.
2.5. Tỏi
Tỏi có đặc tính kháng nấm, kháng khuẩn, chống viêm và chống oxy hóa, có thể hỗ trợ điều trị nhiễm trùng da đầu, một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ra gàu. Tỏi cũng chứa nhiều vitamin A và C, chất xơ, magie, selen và axit amin có lợi cho sức khỏe của tóc.
Cách sử dụng: Tạo hỗn hợp sệt với 3 thìa lô hội (hoặc mật ong) và 2 thìa tỏi nghiền nát. Thoa hỗn hợp này lên da đầu trong 15-20 phút, sau đó gội sạch bằng dầu gội.
Tỏi có đặc tính kháng khuẩn, ngăn ngừa nhiễm trùng da đầu và trị gàu.
Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng dầu dừa bằng cách thoa 3-5 thìa cà phê vào da đầu và để trong 1 giờ, sau đó gội sạch. Bạn cũng có thể sử dụng dầu ô liu bằng cách thoa 10 giọt vào da đầu rồi che đầu bằng mũ tắm và để qua đêm. Gội đầu sạch vào buổi sáng.
Những phương pháp giúp giảm tình trạng tóc khô, gãy rụng Tóc khô gãy rụng là tình trạng xảy ra ở nhiều chị em nhưng không phải ai cũng biết cách chữa dứt điểm. Chọn dầu gội phù hợp Dầu gội đầu lý tưởng cho tóc khô có độ pH từ 4,5 đến 6,7. Các loại dầu gội đầu lý tưởng cho tóc khô có độ pH từ 4,5 đến 6,7. Một số người...