Những điều cần làm trước khi dùng máy tính Windows 10 mới
Nếu mới mua máy tính Windows mới, bạn nên chú ý một số điều bên dưới trước khi bắt đầu sử dụng.
Tâm lý của người mới mua một món đồ gì đó là muốn sử dụng ngay lập tức. Tuy nhiên, bạn nên thực hiện một số thao tác trước khi dùng máy để tiết kiệm thời gian và công sức sau này. Về lâu dài, máy tính có thể hoạt động an toàn hơn, hiệu quả hơn và bền bỉ hơn.
Microsoft thường xuyên tung các bản cập nhật cho Windows 10, bao gồm vá lỗ hổng bảo mật hay lỗi vặt. Mỗi tháng 1 lần, thậm chí tuần 1 lần, bạn sẽ nhận được các bản nâng cấp này. Windows Update nằm trong ứng dụng Settings, truy cập vào đây bằng cách vào Update & Security> Windows Update.
Bấm vào Change active hours để tránh cho Windows tự khởi động máy tính của bạn. View update history giúp bạn xem lại lịch sử cập nhật trên máy tính. Nếu bản cập nhật gây vấn đề cho máy, bấm vào Uninstall updates và làm theo hướng dẫn.
2. Kiểm tra cài đặt điện năng
Bạn phải để mắt đến cài đặt quản lý điện năng để bảo đảm thời gian sử dụng pin lâu hơn và cân bằng nguồn lực khi thực hiện một tác vụ nặng đô nào đó.
Mở ứng dụng Settings, chọn System> Power & sleep. Thiết lập thời gian chờ trước khi màn hình chuyển sang chế độ nền tối và trước khi chuyển sang chế độ sleep.
Bấm vào Additional power settings để mở trang Power Options trong Control Panel. Bạn có thể tạo ra kế hoạch năng lượng (power plan) tùy thuộc theo nhu cầu của mình. Nó là tổng hợp của thiết lập phần cứng cũng như hệ thống (như độ sáng màn hình, thời gian chờ…).
3. Đổi tên PC
Bạn sẽ nhìn thấy tên máy tính trong OneDrive, dịch vụ Microsoft trên web… Bấm phím Windows X rồi chọn System. Từ trang About, bấm vào Rename this PC rồi chọn tên bạn muốn. Khởi động lại máy tính.
Video đang HOT
4. Tạo Recovery Drive
Nếu máy tính gặp vấn đề và không khởi động được, một USB Recovery Drive sẽ đưa máy tính về trạng thái ban đầu. Để tạo một Recovery Drive, trước tiên, kết nối một USB trống với máy tính. Tiếp đó, nhập “recovery” trong hộp tìm kiếm, chọn ứng dụng Recovery Drive từ kết quả tìm kiếm. Nhớ bấm chọn Back up system files to the recovery drive. Bấm Next để chọn USB rồi chọn Create. Sau khi ổ được tạo, bấm Finish để kết thúc.
5. Gỡ cài đặt bloatware
Bloatware là ứng dụng được nhà sản xuất cài sẵn trên máy tính. Chúng có thể bao gồm các phiên bản dùng thử của chương trình diệt virus, game hay thậm chí Microsoft Office. Chúng sẽ chiếm dung lượng lớn và khiến trình đơn Start lộn xộn hơn.
Để gỡ bỏ, bạn chỉ cần tìm ứng dụng rồi bấm phải chuột, chọn Uninstall.
6. Tạo tài khoản người dùng tiêu chuẩn
Khi cài đặt Windows lần đầu, chương trình sẽ tạo một profile, cho tài khoản quản trị viên, cho phép bạn thay đổi cài đặt trên toàn hệ thống, chạy tất cả ứng dụng, cài đặt phần cứng mới… Tuy nhiên, bạn cũng nên tạo thêm một tài khoản người dùng tiêu chuẩn, chỉ có thể mở ứng dụng và thay đổi một số cài đặt không ảnh hưởng đến người dùng khác.
Tài khoản quản trị viên sẽ có quyền bổ sung tài khoản người dùng mới. Vào Settings> Accounts> Family & other users. Chọn Add someone else to this PC. Làm theo các bước hướng dẫn trên màn hình, chọn Add a User without a Microsoft Account. Chọn tên và mật khẩu. Cuối cùng, chọn Standard User.
7. Cài đặt bảo mật Windows
Nhiều người bỏ qua cài đặt Windows Security trước khi dùng máy tính mới. Để cài đặt, vào Update & Security> Windows Security.
Virus & Threat Protection
Dưới cài đặt Virus and threat protection, chọn Manage settings. Từ đây, bạn có thể cấu hình cài đặt Windows Security cơ bản, chẳng hạn Cloud-delivered protection.
Ransomware Protection
Bấm vào Manage ransomware protection để đề phòng các ứng dụng đáng nghi thực hiện thay đổi đối với bất kỳ tập tin nào. Bật Controlled Folder Access và chọn Protected folders để hạn chế các ứng dụng không ủy quyền truy cập thư mục.
Những thất bại đáng quên của Microsoft
Bên cạnh các sản phẩm thay đổi ngành công nghệ như Windows hay Office, Microsoft từng đón nhận không ít thất bại trong lịch sử.
Microsoft Band được giới thiệu lần đầu vào năm 2014. Đây là vòng đeo thông minh hỗ trợ theo dõi sức khỏe, đồng bộ thông báo từ smartphone chạy iOS, Android hoặc Windows Phone, tích hợp trợ lý ảo Cortana. Dù hoạt động tốt và đo đạc chính xác, Microsoft Band bị phàn nàn do cảm giác đeo khó chịu, dây cao su dễ nứt, không có kháng nước, thời lượng pin kém và giá quá đắt (379 USD cho thế hệ 2). Theo Gizmodo, dòng sản phẩm này bị "khai tử" chỉ sau 2 năm ra mắt.
Microsoft Bob là dự án do Melinda Gates, vợ của Bill Gates trực tiếp chỉ đạo. Sản phẩm ra mắt năm 1995 dưới dạng phần mềm cho Windows, sở hữu giao diện mô phỏng ngôi nhà giúp người dùng làm quen với máy tính dễ dàng hơn. Các đồ vật trong nhà đại diện phần mềm tương ứng. Ví dụ, giấy bút liên kết với phần mềm soạn văn bản, chiếc đồng hồ tượng trưng cho ứng dụng lịch. Tuy nhiên, giao diện phức tạp, tùy biến kém đa dạng khiến Microsoft Bob nhận nhiều chỉ trích, bị ngừng bán chỉ sau một năm.
Ra mắt năm 2000, Windows ME (Millennium Edition) được xem là phiên bản Windows tệ nhất lịch sử. Một số đánh giá cho rằng Windows ME tương thích phần cứng và phần mềm tốt hơn so với Windows 2000, phiên bản vốn tập trung cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, phần còn lại phàn nàn Windows ME hoạt động kém ổn định, thường xuyên gây tràn RAM khiến máy gặp sự cố. Dù nhanh chóng bị lãng quên, một số tính năng của Windows ME vẫn tồn tại đến hiện nay như tự động cập nhật (Windows Update), trình sửa video (Movie Maker), sao lưu hệ thống (System Restore)...
Máy nghe nhạc Microsoft Zune ra đời khi iPod đang thống trị thị trường. Dù sở hữu nhiều tính năng trước iPod như kết nối Wi-Fi, màn hình OLED hay dịch vụ Zune Pass, máy nghe nhạc Zune vẫn không thể cạnh tranh với iPod. Một số lý do dẫn đến sự thất bại của Zune như kích thước cồng kềnh hơn iPod, không có hệ sinh thái ứng dụng, phụ kiện rộng lớn và khả năng xem video bị hạn chế. Chiến lược quảng bá của Microsoft không đủ thu hút người dùng, khiến họ vẫn lựa chọn iPod của Apple.
Năm 2012, Zune Pass được đổi tên thành Xbox Music nhưng tiếp tục thất bại. Thời điểm phát hành Windows 10, Microsoft đổi tên dịch vụ thành Groove Music. Khi nhận thấy mọi nỗ lực tham gia thị trường dịch vụ nghe nhạc thất bại, Microsoft đã cho ngừng hoạt động Groove Music, chuyển hướng người dùng sang Spotify. Dù vậy, Groove vẫn tồn tại dưới vai trò ứng dụng nghe nhạc thông thường trước khi bị thay thế bởi Media Player trên Windows 11.
Dòng điện thoại Kin ra mắt năm 2010 sau khi Microsoft mua lại Danger, công ty đứng sau các mẫu Hiptop (T-Mobile Sidekick). Microsoft Kin gồm 2 phiên bản One và Two, thiết kế trượt để lộ bàn phím QWERTY tương tự Danger Hiptop. Trong khi series Hiptop tồn tại từ 2002-2010, Microsoft Kin đã bị ngừng bán chỉ sau 2 tháng. Nhiều ý kiến chê bai thiết bị do màn hình nhỏ, ứng dụng ít và hệ điều hành Windows CE kém trực quan. Tổng doanh số các mẫu Microsoft Kin chỉ khoảng 10.000 chiếc.
Được Microsoft ra mắt năm 2010 thay cho Windows Mobile, Windows Phone mang đến giao diện ô vuông mới lạ. Samsung, Nokia, HTC hay LG đều ra mắt thiết bị chạy Windows Phone. Trên thực tế, dòng Nokia Lumia được đánh giá cao về hiệu năng, màn hình, thiết kế và camera chất lượng cao. Điểm yếu của Windows Phone là kho ứng dụng nghèo nàn, hệ điều hành đồng bộ Windows 8 quá tệ. Các lý do trên khiến Windows Phone tụt lại so với Android và iOS, bị Microsoft ngừng hỗ trợ từ tháng 1/2020.
Sau thành công của Windows XP, Windows Vista là thất bại lớn của Microsoft. Hệ điều hành này ra mắt với 6 phiên bản khiến người dùng bối rối khi lựa chọn. Hiệu năng của Windows Vista bị đánh giá kém do giao diện Aero chiếm nhiều tài nguyên, User Account Control (UAC) thường xuyên bật lên giữa chừng. Microsoft còn bị người dùng kiện, cho rằng thông báo "Vista capable" trên máy tính gây hiểu nhầm bởi chúng chỉ tương thích với Windows Vista Home Basic, phiên bản không có giao diện Aero.
Windows RT được tối ưu cho tablet sử dụng chip xử lý kiến trúc ARM, không tương thích với hàng triệu phần mềm x86 truyền thống. Tuy nhiên, kho ứng dụng Windows Store thời điểm ấy còn ít ứng dụng, chất lượng không cao. Office là bộ ứng dụng truyền thống duy nhất có thể chạy trên Windows RT, trong khi lượng phần mềm bên thứ 3 được chuyển đổi cho chip ARM quá ít. Sự thất bại của Windows RT, cùng mẫu tablet Surface RT khiến Microsoft lỗ 900 triệu USD vào năm 2013.
Microsoft tiếp tục chậm chân trong lĩnh vực trợ lý ảo khi ra mắt Cortana vào thời điểm Google Assistant, Amazon Alexa và Apple Siri chiếm thị phần lớn. Được đặt tên theo nhân vật ảo trong game Halo, Cortana xuất hiện đầu tiên trên Windows Phone trước khi tích hợp lên máy tính vào năm 2015. Về lý thuyết, Cortana có thể tiếp cận hàng triệu người dùng Windows. Tuy nhiên trên thực tế, không nhiều người sử dụng trợ lý ảo này. Trên Windows 11, Cortana bị vô hiệu hóa và loại bỏ khỏi tính năng tìm kiếm. Ảnh: Shutterstock.
Internet Explorer vừa bị Microsoft "khai tử" vào giữa tháng 6. Trong những năm đầu ra mắt từ 1995, Internet Explorer là trình duyệt web phổ biến nhất thế giới, có lúc thị phần đạt 95% vào năm 2001. Tuy nhiên khi sự cạnh tranh ngày càng lớn, Internet Explorer dần hụt hơi do sự kiêu ngạo của Microsoft. Điều đó khiến Internet Explorer bị đánh giá tụt hậu so với đối thủ. Sử dụng mã nguồn riêng, không theo quy chuẩn chung khiến các lập trình viên khó chịu khi phát triển trang web tối ưu cho Internet Explorer. Ảnh: Softpedia.
Microsoft vá hơn 100 lỗ hổng bảo mật trong tháng 4 Microsoft phải xử lý các lỗ hổng zero-day nghiêm trọng trong số hơn 100 lỗi được tìm thấy trên các phần mềm phổ biến như Windows, Office, Edge... Trong bản cập nhật bảo mật Patch Tuesday tháng 4, Microsoft đã vá hơn 100 lỗ hổng, bao gồm nhiều lỗ hổng thực thi mã từ xa (RCE), vấn đề leo thang đặc quyền (EoP),...