Những điều cần làm để trẻ tăng chiều cao
Chiều cao thường được xác định về mặt di truyền, nhưng có nhiều cách để thúc đẩy tiềm năng chiều cao của trẻ. Chế độ dinh dưỡng, thói quen sinh hoạt, thể dục thể thao là các yếu tố cần quan tâm để giúp trẻ tăng chiều cao.
Những giai đoạn phát triển chiều cao của cơ thể
Có ba giai đoạn cơ thể tăng trưởng rất nhanh về chiều cao.
Một là thời kỳ bào thai: Trong 9 tháng mang thai, nếu người mẹ được ăn uống tốt sẽ tăng từ 10-20 kg thì con sẽ đạt được chiều cao 50 cm lúc chào đời và nặng từ 3 kg trở lên.
Hai là giai đoạn sơ sinh đến 3 tuổi: 12 tháng đầu trẻ tăng 25 cm, 2 năm tiếp theo mỗi năm trẻ cao thêm 10 cm nếu được nuôi dưỡng tốt.
Ba là thời kỳ dậy thì: Con gái từ 10-16 tuổi và con trai từ 12-18 tuổi là tuổi dậy thì. Trong thời gian dậy thì, cơ thể sẽ có 1-2 năm chiều cao tăng vọt từ 8-12 cm mỗi năm nếu được nuôi dưỡng tốt. Nhưng trong thực tế, chúng ta không thể xác định chính xác năm đó là năm nào, nên vẫn phải đảm bảo dinh dưỡng tốt cho trẻ trong suốt thời gian dậy thì để trẻ phát triển.
Sau thời kỳ dậy thì, cơ thể trẻ cũng tăng chiều cao nhưng với tốc độ rất chậm, tổng cộng số tăng chiều cao của các năm sau không bằng một năm chiều cao tăng vọt của thời kỳ dậy thì.
Các cách phát triển chiều cao của trẻ từ khi còn nhỏ
Thời kỳ mang thai và sinh đẻ
Trong quãng thời gian mang thai, chế độ dinh dưỡng của mẹ ảnh hưởng đến trọng lượng và chiều dài tăng trưởng của thai nhi. Chính vì vậy trước thời kỳ mang thai, trong thời kỳ mang thai, thời gian cho con bú, người mẹ phải ăn uống đầy đủ các dưỡng chất quan trọng đó là chất đạm, i-ốt, sắt, axit folic, các axit béo chưa no (DHA, ARA)… để con phát triển khỏe mạnh.
Chế độ dinh dưỡng
Video đang HOT
Bên cạnh di truyền, chế độ dinh dưỡng tác động lớn đến chiều cao hơn cả gen di truyền. Sự tăng trưởng thể chất, tầm vóc của trẻ chịu tác động trực tiếp của chế độ dinh dưỡng.
Muốn con có chiều cao tốt, cần cho con ăn uống đa dạng, đủ 4 nhóm thực phẩm là bột, béo, đạm, rau và trái cây. Trong nhóm đạm cần tập cho con ăn đa dạng đổi món với thịt, cá, tôm, tép, cua, lươn, đậu hũ, đậu đỗ, nấm, rong biển… Mỗi ngày, ngoài 3 bữa ăn chính, trẻ cần ăn thêm 2-3 bữa phụ với sữa, sữa chua, phô mai… (khoảng 500-600 ml sữa và các sản phẩm từ sữa).
Thể dục thể chất
Sụn xương là yếu tố hình thành chiều cao của bé. Để xương phát triển khỏe mạnh, việc tập thể dục, thể thao là điều cần thiết nhất. Lối sống ít vận động sẽ ức chế sự phát triển của cơ, xương, qua đó làm giảm chiều cao lẽ ra có thể đạt được.
Một số môn thể thao tốt cho việc phát triển chiều cao như đu xà, bơi lội, bóng rổ, các bài tập kéo dài như rướn dài kiểu mèo, kiểu rắn hổ mang, bài tập kéo dài chân…
Môi trường sống
Yếu tố môi trường và xã hội có ảnh hưởng rất lớn đối với sự phát triển thể lực trẻ em, đặc biệt là phát triển chiều cao. Trẻ dễ bị suy dinh dưỡng thấp còi khi sống trong điều kiện kinh tế xã hội kém phát triển, môi trường ô nhiễm, không đủ nước sạch, thực phẩm không đảm bảo an toàn vệ sinh và chất lượng chăm sóc kém.
Bổ sung sữa
Sữa động vật là loại thực phẩm giúp tăng chiều cao hiệu quả cho trẻ. Trong sữa có nhiều Vitamin D, Canxi và các khoáng chất tự nhiên, đều là các thành phần cần thiết cho sự phát triển chiều cao của trẻ. Uống sữa từ động vật như sữa bò sẽ tăng khả năng hấp thu các chất khác tốt hơn.
Đậu nành, hạnh nhân, gạo lứt,… và các loại sữa từ thực vật cũng là nguồn cung cấp Canxi tuyệt vời cho bé. Các loại sữa thực vật nên tự làm để đảm bảo dinh dưỡng và an toàn.
Ngủ đủ giấc
Với trẻ, giấc ngủ đóng vai trò vô cùng quan trọng và ảnh hưởng tới sự phát triển chiều cao. Trẻ sơ sinh thường ngủ 22 tiếng, 2-6 tháng cần ngủ 15-18 tiếng, 6-18 tháng ngủ đủ 13-15 tiếng, 18 tháng đến 3 tuổi nên ngủ 12-13 tiếng và trẻ từ 3 đến 7 tuổi nên ngủ 11-12 tiếng mỗi ngày.
Nên cho trẻ đi ngủ trước 22 giờ đêm, một giấc ngủ sâu từ 22 giờ đến 3 giờ sáng là lúc cơ thể tiết ra hoóc-môn tăng trưởng cao nhất.
Thanh Linh (T/h)
6 sai lầm khiến hiệu quả buổi tập giảm sút
Tất cả các loại hình tập luyện đều nhằm mục đích rèn luyện sức khỏe, giúp chúng ta có thân hình gọn gàng, tinh thần minh mẫn, yêu đời mà không "thần dược" nào có thể thay thế.
Chỉ có điều chúng ta lưu ý tránh mắc phải 6 sai lầm dưới đây kẻo tác dụng tốt biến thành xấu lúc nào không hay.
1. Ngủ muộn nhưng thức dậy quá sớm
Nếu đêm qua 12h mới ngủ, sáng 4 giờ đã dậy tập thể dục thì thời gian cho cơ thể phục hồi bị giảm bớt nên cả ngày bạn sẽ cảm thấy mệt mỏi, buồn ngủ và hoạt động thiếu hiệu quả. Do đó, nếu bạn muốn tập thể dục buổi sáng thì không nên thức quá khuya. Và nếu buổi sáng quá bận thì thay vì thức dậy quá sớm thì chúng ta hoàn toàn có thể dời lịch tập sau 5h chiều để tốt hơn cho sức khỏe .
2. Ăn quá no trước khi tập
Trước khi tập thể dục mà ăn quá nhiều sẽ khiến dạ dày căng gây trở ngại cho quá trình tập. Hơn nữa, trong lúc tập, máu lại phải chảy về các cơ quan để hỗ trợ cho các bài tập thể lực. Từ đó dạ dày không đủ máu hoạt động nên phải làm việc cật lực hơn để tiêu hóa thức ăn. Do đó, nếu ăn quá no trước khi tập không chỉ làm giảm chất lượng tập mà còn rất hại dạ dày. Cũng không nên nhịn đói hoàn toàn, tốt nhất là nên ăn nhẹ trước khi tập 30 phút để cung cấp năng lượng cho cơ thể hoạt động tốt hơn.
Tập luyện nhằm mục đích rèn luyện sức khỏe nên cần lưu ý tránh mắc phải những sai lầm đáng tiếc kẻo tác dụng tốt biến thành xấu lúc nào không hay. (ảnh minh họa)
3. Không uống đủ nước
Khi tập thể dục, cơ thể ra rất nhiều mồ hôi nên nếu không bổ sung nước kịp thời sẽ gây mất nước, nặng hơn có thể gây choáng và ngất xỉu. Vì thế, để buổi tập luyện trở nên hiệu quả thì bạn nên uống đủ nước trước khi tập. Trong và sau khi tập cũng nên thỉnh thoảng uống vài ngụm nước, không nên uống nhiều quá gây khó tập.
4. Chọn sai thức uống
Khi tập thể dục, chỉ nên uống nước lọc và hạn chế tối đa các loại thức uống đóng chai, nước ngọt có ga, cà phê, trà... Bởi nếu tiêu thụ các loại thức uống này sẽ tác động khá nhiều đến hệ tiêu hóa lẫn hệ thần kinh và khiến cơ thể mệt mỏi hơn rất nhiều.
5. Tập trong môi trường ô nhiễm
Khi tập thể dục là lúc cơ quan hô hấp làm việc tăng cường hơn, nếu như tập trong môi trường bụi bẩn, ô nhiễm, có mùi hôi bốc lên thì rất hại cho sức khỏe. Cần tránh tập luyện tại các nơi ô nhiễm không khí cao như: ven các tuyến đường giao thông trong thời gian cao điểm nhiều khói bụi và tiếng ồn (từ 8h - 19h). Các khu sản xuất công nghiệp ô nhiễm không khí còn có tác động xấu đến phụ nữ mang thai, người cao tuổi, người đang mang bệnh... Thời gian tập luyện ngoài trời tốt nhất là trước 7h và sau 20h. Đây là thời điểm nồng độ chất ô nhiễm xuống thấp nhất và nhiệt độ môi trường giảm.
6. Tập nặng quá gần giờ ngủ
Những bài tập nặng có thể khiến cơ thể mệt mỏi và khó đi vào giấc ngủ hơn. Do đó, tốt nhất là nên tập trước giờ ngủ 2 tiếng hoặc nếu có tập sát giờ ngủ thì chỉ nên thực hiện những động tác yoga nhẹ nhàng sẽ tốt hơn cho sức khỏe.
Lưu ý:
- Những bài tập vận động nhanh, liên tục không thích hợp với những người có tiền sử bệnh tim mạch, hen suyễn, tăng huyết áp. Nên chọn bài tập đi bộ nhẹ nhàng, có thể kết hợp máy đi bộ tốc độ chậm và không quá sức.
- Nếu muốn giảm cân hiệu quả, nhưng không có nhiều thời gian, nên tập với máy chạy bộ theo tốc độ tăng dần. Bài tập đi bộ trên máy phải thực hiện ít nhất 30 phút. Sau khi có được số cân nặng đúng tiêu chuẩn mới chú trọng đến các bài tập tạo đường nét eo, lưng và bụng.
- Những người đã có dáng chuẩn, muốn duy trì và tập luyện để săn chắc cơ thì hãy tập trước tiên với bài tập tay không khoảng 45 phút để tạo dáng, sau đó mới tập với máy để rèn luyện các cơ theo ý muốn.
- Phụ nữ sau khi sinh 3 tháng (đối với sinh thường) có thể bắt đầu tập nhẹ với máy đi bộ hoặc tham gia các lớp tập aerobic, tập tay không với nhịp độ tăng dần để lấy lại vóc dáng. Không nên bắt đầu tập với các bài tập bụng hoặc các máy tập bụng bởi nó có thể làm giãn và tổn thương cơ bụng vốn chưa được hồi phục đầy đủ. Bài tập aerobic khoảng 20 - 30 phút mỗi ngày là thích hợp nhất.
- Phụ nữ bị stress nên đến phòng tập với các bài aerobic vui nhộn để có những giây phút quên đi công việc, tập trung toàn tâm trí cho bản thân.
An Ngọc Hoa
Phòng bệnh chốn công sở Dinh dưỡng đầy đủ; tập thể thao; rửa tay thường xuyên; đeo khẩu trang; vệ sinh, giữ văn phòng thoáng khí... giúp dân công sở tránh Covid-19. Dành thời gian hơn 8 tiếng mỗi ngày ở văn phòng, dân công sở cần trang bị đầy đủ kiến thức về nguy cơ lây nhiễm virus, vi khuẩn gây bệnh xung quanh để có cách...