Những điều cần kiêng kỵ trước khi khám phụ khoa chị em nào cũng cần biết
Khám phụ khoa định kỳ là cách chủ động phòng tránh những căn bệnh nguy hiểm và bảo vệ sức khỏe chị em. Trước khi đi khám, bạn cần kiêng kỵ những điều này.
Không nên khám phụ khoa khi “đèn đỏ”
Việc khám phụ khoa trong “ngày đèn đỏ” không phải là một ý hay. Nếu bạn đang có Pap smear – xét nghiệm phết tế bào cổ tử cung thì có thể sẽ ảnh hưởng đến kết quả. Thay đổi nội tiết trong kì kinh cũng có thể gây khó chịu khi kiểm tra ngực và việc chảy máu âm đạo làm kiểm tra cổ tử cung gặp khó khăn hơn.
Trước khi đi khám phụ khoa chị em cần kiêng kỵ một số điều để tốt cho sức khỏe (Ảnh minh họa)
Không nên ngại mà giấu bệnh với bác sĩ phụ khoa
‘Phụ khoa là vấn đề sức khỏe liên quan trực tiếp đến sức khỏe sinh sản của chị em. Cũng như bất kì bệnh nào khác, các bệnh phụ khoa có liên quan chặt chẽ đến lối sống và các sinh hoạt hàng ngày của người phụ nữ. Tuy nhiên, khi đi khám phụ khoa, nhiều chị em lại nói dối hoặc từ chối trả lời bác sĩ về những vấn đề đó vì quá ngại ngần. Điều này gây cản trở cho việc thăm khám và điều trì của bác sĩ, bởi nó có thể khiến bác sĩ chẩn đoán nhầm các triệu chứng hoặc không đưa ra được lời khuyên cần thiết nhất cho người bệnh.
Không nên dùng chất kích thích trước khi khám phụ khoa
Ngoài ra, không nên sử dụng bia rượu các chất kích thích, không nên ăn những thức ăn chứa nhiều dầu mỡ, nên duy trì cơ thể ở trạng thái tốt nhất trước khi kiểm tra.
Video đang HOT
Tránh sử dụng thuốc đặc trị trước khi khám phụ khoa
Một số loại thuốc như kem trị nhiễm nấm men, có thể hữu ích khi điều trị tại nhà. Tuy nhiên, tốt nhất là tránh sử dụng chúng trong vài ngày trước cuộc hẹn. Những loại thuốc này cũng có thể gây ra sự mất cân bằng của vi khuẩn lành mạnh. Ngoài ra, sử dụng một loại thuốc mới chèn lên loại thuốc cũ, chẳng hạn như nếu bạn đã sử dụng thuốc chữa nấm tự mua mà sau đó yêu cầu bác sĩ kê đơn, có thể gây ra phản ứng phụ.
Tránh thụt rửa âm đạo trước khi khám phụ khoa
Bạn có thể nghĩ rằng thụt rửa là một cách tốt để làm sạch âm đạo chuẩn bị cho kiểm tra. Tuy nhiên, thụt rửa thường có hại vì việc này có thể giết chết các vi khuẩn có lợi. Tất nhiên bạn sẽ muốn vệ sinh sạch sẽ trước khi khám. Nhưng hãy dùng nước và xà phòng nhẹ để sửa sạch. Ngoài ra, việc này cũng có thể ảnh hưởng đến kết quả khám.
Phương Vũ
Khí hư có mùi hôi: Hiện tượng bệnh phụ khoa được dự báo trước
Khí hư có mùi hôi hay tanh, màu sắc khác thường... cũng là những dấu hiệu sớm cảnh báo bệnh phụ khoa chị em nên lưu ý.
1. Khí hư có mùi hôi và nhiều bọt
Nếu thấy dịch âm đạo tiết ra có nhiều bọt nhỏ li ti, đi kèm với cảm giác ngứa ngáy, khó chịu thì bạn cần chủ động đi khám phụ khoa ngay. Bởi đây là một dấu hiệu cảnh báo tình trạng nhiễm trùng âm đạo do nấm gây ra.
Chính việc tăng tiết dịch âm đạo là điều kiện lý tưởng để vi khuẩn xâm nhập, sinh sôi và phát triển mạnh mẽ. Đồng nghĩa là chúng sẽ phá hủy sự cân bằng trong môi trường âm đạo, tiêu diệt các vi khuẩn tốt, từ đó gây nên hiện tượng khí hư có mùi hôi tanh khó ngửi.
2. Dịch âm đạo đặc quánh, có màu trắng đục
Không phải màu trắng trong và nhớt như thông thường, nếu dịch âm đạo có màu trắng đục và đặc quánh như keo, để lâu sẽ khô cứng lại thì rất có thể là do sự thay đổi trong quá trình lưu thông khí huyết, đặc biệt là các cơ quan sinh sản của nữ giới, hoặc tình trạng nhiễm khuẩn âm đạo do nấm gây ra.
Nguyên nhân có thể là do bạn đã vệ sinh sai cách, lười vận động hoặc mặc quần áo quá chật gây rối loạn chức năng và làm tắc nghẽn quá trình lưu thông máu, khí huyết của các cơ quan vùng chậu.
3. Dịch âm đạo có màu xanh, vàng như mủ
Đây là một trong những biểu hiện dễ nhận biết nhất của tình trạng nhiễm trùng cơ quan sinh sản, điển hình là bệnh viêm cổ tử cung mãn tính.
Do trong môi trường ẩm ướt của dịch âm đạo, vi khuẩn sẽ có cơ hội xâm nhập và phát triển nên làm hoại tử các tế bào biểu mô của cơ quan sinh sản cùng với tế bào nội mạc tử cung. Nếu không được chữa trị kịp thời, tình trạng viêm nhiễm sẽ gây ra vô sinh ở nữ giới hoặc hình thành dần các khối u trong cổ tử cung.
4. Dịch âm đạo có lẫn máu
Không phải trong kỳ "đèn đỏ", nhưng bạn lại tiết ra dịch âm đạo có lẫn máu đi kèm với cảm giác đau bụng âm ỉ kéo dài. Hãy cẩn thận vì đó có thể là dấu hiệu của bệnh ung thư cổ tử cung.
Tuy nhiên, cũng có thể là do một số tổn thương lành tính ở cơ quan sinh sản dẫn tới tình trạng dịch âm đạo có lẫn máu như polyp cổ tử cung, u xơ tử cung...
5. Dịch âm đạo ra quá ít
Ngoài các dấu hiệu trên thì việc dịch âm đạo tiết ra quá ít cũng có thể là một dấu hiệu cảnh báo bạn có nguy cơ mắc phải bệnh phụ khoa nào đó. Bởi dịch âm đạo tiết ra quá ít thì vùng âm đạo của bạn sẽ luôn trong tình trạng khô rát. Đây có thể là một biểu hiện của tình trạng rối loạn chức năng hoạt động của buồng trứng và các hormone giới tính. Bạn nên chủ động đi khám phụ khoa càng sớm càng tốt để biết rõ hơn về tình trạng sức khỏe của mình.
Huyết trắng màu nâu: Khi nào bình thường, khi nào cần đi khám bác sĩ?
theo Helino
U nang buồng trứng là gì? Nguyên nhân và cách điều trị bệnh U nang buồng trứng là gì? Nguyên nhân và cách điều trị như thế nào? Hãy đọc bài viết dưới đây để có câu trả lời chính xác nhất nhé! 1. Tìm hiểu định nghĩa u nang buồng trứng 1.1. U nang buồng trứng là gì? U nang buồng trứng là căn bệnh thường gặp ở chị em phụ nữ. Bệnh được coi...