Những điều cần biết khi du học tại New Zealand
Chi phí học đại học ở New Zealand tuỳ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau. Ngoài khoản học phí, sinh viên theo học tại các trường ở New Zealand phải chi trả thêm nhiều chi phí khác như ăn, ở, mua sắm, vui chơi và các dịch vụ khác.
Học phí
Một học sinh du học tính trung bình có khả năng chi trả vào khoảng từ 22 – 32 nghìn đô la New Zealand (tương đương 320 – 460 triệu đồng).
Chi phí sẽ còn tăng lên khi các du học sinh cần chi tiêu vào vấn đề y tế sức khỏe và thú y (nếu có vật nuôi).
Chi phí du học tại New Zealand có thể lên tới vài tỷ đồng sau 4 năm đại học.
Đối với học phí sau Đại học, khoảng từ 26 – 37 nghìn đô la New Zealand (tương đương 380 – 540 triệu đồng).
Một chương trình học Tiến sĩ ở New Zealand cho sinh viên quốc tế có chi phí khoảng từ 6.500 – 9 nghìn đô la dành cho từng môn học (tương đương 104 – 144 triệu đồng).
Học phí của chương trình Tiến sĩ áp dụng cho cả nghiên cứu sinh trong nước và quốc tế.
Cũng như học phí, một số trường đại học cũng sẽ thu phí quản lý và phí dịch vụ sinh viên; ví dụ trường Đại học Auckland tính phí cho sinh viên khoảng 943 đô la (tương đương 15 triệu đồng). Tuy nhiên mức thu này có thể tăng hoặc giảm tuỳ vào dịch vụ cung cấp của từng trường đại học.
Danh sách đầy đủ về học phí và so sánh chi phí thường xuyên được cập nhật trên trang web Te Pokai Tara, thông tin cho tất cả các trường Đại học ở New Zealand.
Cho dù học ở bậc đại học hay sau đại học, sinh viên cần chứng minh rằng họ có đủ tiền để tự chi trả tối thiểu khoảng 15 nghìn đô la New Zeland (tương đương 239 triệu đồng) mỗi năm.
Chỗ ở
Sinh viên theo học tại các trường ở New Zealand có nhiều lựa chọn trong việc tìm nhà ở. Tại các khu nhà dành cho sinh viên, nếu ở chung phòng thì giá sẽ khoảng 120 đô la New Zeland/1 tuần (tương đương 1,9 triệu đồng). Nếu ở riêng phòng vào khoảng 180 đô la New Zeland/1 tuần (tương đương 2,9 triệu đồng).
Chi phí chỗ ở cho căn hộ và nhà ở có thể khác nhau tùy vào từng khu vực.
Video đang HOT
Một số khoản chi tiêu khác
Chi phí sử dụng điện thoại thông thường mức tối thiểu hàng tháng tại New Zealand là 20 đô la (tương đương 300 nghìn đồng) và Internet là 70 đô la (tương đương 1,1 triệu đồng).
Các tiện ích trong nhà như gas, điện, nước… khoảng 100 đô la mỗi tháng (tương đương 1,6 triệu đồng) và có thể chi trả khoảng 500 đô la cho sách các đồ dùng học tập khác mỗi năm (tương đương 8 triệu đồng).
Hầu hết các thành phố sẽ giảm giá vé cho sinh viên sử dụng phương tiện giao thông công cộng, chi phí trung bình khoảng 150 đô la (tương đương 2,4 triệu đồng).
Sinh viên có thể được giảm giá khi mua quần áo, thực phẩm, đồ uống, đi du lịch và giải trí, vé máy bay.
Hệ thống chăm sóc sức khỏe tại New Zealand rất tốt. Bạn sẽ phải trả từ 25 – 60 đô la cho một lần bác sĩ khám bệnh (400 – 960 nghìn đồng). Nếu nhận thuốc thông thường trong 5 đô la (khoảng 80 nghìn đồng) thì bạn không phải trả tiền.
Bạn phải được đảm bảo bởi các chính sách bảo hiểm y tế và du lịch trong khi bạn học ở New Zealand, kể từ thời điểm bạn đăng kí cho đến khi visa hết hạn.
Các dịch vụ
Chi phí mua sắm trung bình mỗi tuần tại New Zealand khoảng 70 đô la (tương đương 1,1 triệu đồng). Một bữa ăn ở nhà hàng trung bình khoảng 20 đô la (tương đương 340 nghìn đồng).
Một cốc bia trong nhà hàng có giá xấp xỉ 9 đô la (130 nghìn đồng), một ly rượu khoảng 8 đô la (120 nghìn đồng).
Một vé xem phim sẽ có phí khoảng 15 đô la (210 nghìn đồng) và một thẻ thành viên tập gym là khoảng 40 đô la (600 nghìn đồng).
Các loại hỗ trợ tài chính
Sinh viên có thể tìm kiếm nhiều loại học bổng tùy thuộc vào trình độ học tập trên trang web giáo dục của New Zealand.
Tại New Zealand, sinh viên được phép làm việc tối đa 20 giờ mỗi tuần nhưng điều quan trọng là phải kiểm tra các điều khoản thị thực và cơ quan chưc năng có thể kiểm tra khi bạn đăng ký làm việc.
Mức lương tối thiểu dành cho người lao động ở New Zealand lad 18,90 đô la mỗi giờ (tương đương 300 nghìn đồng).
"Du học New Zealand thay đổi đời tôi"
Võ Trần Duy - Thạc sĩ Quản trị Kinh doanh, Đại học Auckland (New Zealand), hiện là Giám đốc Phát triển Kinh doanh toàn quốc hãng bảo hiểm ở Việt Nam - một trong những thế hệ du học sinh Việt đầu tiên tại New Zealand.
Sau hơn một thập kỷ học tập và làm việc tại xứ sở Kiwi, anh lĩnh hội nền giáo dục chất lượng, phong cách làm việc chuyên nghiệp. Trải nghiệm du học không chỉ giúp anh hoàn thiện chính mình mà còn đem kiến thức quay về góp sức xây dựng quê hương.
Năm 1999, cậu học trò lớp 10 tại TP HCM có được thư mời học của một trường trung học ở Wellington (New Zealand). Với Duy và bạn bè của anh lúc đó, hai chữ "du học" khá mới mẻ và ngôi trường Duy theo học tại New Zealand cũng chưa từng có du học sinh Việt theo học trước đây. Duy nghĩ "nếu cơ hội đến sao mình không thử".
"Tuổi trẻ là dấn thân, tôi muốn bứt phá ra khỏi vùng an toàn để đổi lấy trải nghiệm mới. Tôi quyết định du học, chọn lối đi khác biệt so với bạn bè và chấp nhận thử thách", Duy nói. Đợt nhập học tháng 1/1999, nam sinh một mình đáp chuyến bay đến đất nước xa lạ, lần đầu tiên không có gia đình bên cạnh. Từ đây, cuộc đời Duy bước sang trang mới, có khó khăn, thử thách và cả "trái ngọt".
Đến New Zealand, mọi thứ với cậu học sinh lớp 10 đều lạ lẫm từ con người, phong cách ăn mặc đến ngôn ngữ, cách cư xử. Ấn tượng đầu tiên về New Zealand trong mắt chàng du học sinh Việt là một đất nước phát triển và hiện đại, với cảnh quan xinh đẹp, khí hậu trong lành. Cách mọi người giao tiếp khiến cậu vừa thấy lạ lẫm vừa thu hút.
Với Duy, kết bạn là một trong những cách để thích nghi với cuộc sống nơi xứ người nhanh nhất. Những người bạn đến từ nhiều quốc gia cho chàng du học sinh Việt cơ hội hòa nhập môi trường đa văn hóa. Nam sinh Việt còn học được cách thích nghi và dung hòa trước sự khác biệt văn hóa, lối sống, suy nghĩ... Trong quá trình tiếp xúc, Duy có dịp soi chiếu bản thân qua lăng kính từ bạn bè.
Ngoài việc học ở trường, nam sinh cùng những người bạn có nhiều kỷ niệm đẹp khi khám phá "quê hương thứ hai". Đó là những ngày cùng rong ruổi tìm hiểu văn hóa New Zealand, thưởng thức ẩm thực, du lịch đến vùng đất mới... Gia đình homestay còn nhiệt thành giúp đỡ cậu nhóc 16 tuổi mới chân ướt chân ráo đến. Cậu được trao quyền cho các quyết định. Những trải nghiệm trong hành trình tại xứ sở Kiwi giúp Duy mở rộng tầm mắt và nhìn cuộc sống đa chiều hơn.
Hòa nhập với môi trường quốc tế chỉ là bước khởi đầu trong hành trình bước ra thế giới của chàng du học sinh. Bởi cuộc sống du học có nhiều thứ để học và không phải lúc nào cũng trải đầy hoa hồng. Duy kể, có lần chẳng còn xu dính túi, phải nhặt từng đồng lẻ ở post điện thoại mua mì gói. Nhưng đối mặt với điều đó, anh học được cách thay đổi khi nhìn nhận khó khăn. "Trong một tình huống khó khăn hãy tìm một thái độ tích cực", anh nói.
Bài học đó đến giờ vẫn nguyên giá trị, giúp Duy giữ tinh thần "thép". Lúc công việc không thuận buồm xuôi gió nhưng nhiều nhân viên vẫn thấy anh lèo lái con thuyền vượt "giông bão" với thái độ bình tĩnh, lạc quan.
Phương pháp học tập ở xứ sở Kiwi rất khác so với cách học trước đây của Duy. Giáo viên gợi mở, học sinh tìm câu trả lời, nêu quan điểm cá nhân. Không quen với cách học thuyết trình và phản biện, Duy phải nỗ lực vượt lên chính mình. Thuyết trình bằng tiếng mẹ đẻ trước nhiều người không dễ, diễn đạt điều mình muốn bằng ngôn ngữ thứ hai càng khó hơn.
Trong quá trình đó, Duy nhận ra rằng để thuyết trình tốt phải nhìn vào cốt lõi vấn đề. Nội dung sâu sắc, tư duy có hệ thống, khi thể hiện ra bằng luận điểm hợp lý, lập luận chặt chẽ mới thuyết phục được số đông.
Duy bắt buộc bản thân phải thay đổi trong cách tiếp cận thông tin. Để tìm tư liệu học tập, chàng du học sinh phải gọi điện đến Tòa Thị chính Auckland để có được dữ liệu mình cần hay dành hàng giờ trong thư viện.
Sau khi hiểu sâu vấn đề, nam sinh bắt tay vào luyện nói sao cho mạch lạc, rõ ràng, thu hút người nghe. Kỹ năng khi được tập luyện, lặp lại nhiều lần trở nên thành thạo. Dần chàng du học sinh Việt được nhìn nhận và đánh giá cao ở khả năng trình bày.
"Bạn sẽ ngạc nhiên về những gì mình có thể làm được nếu được tạo điều kiện và kiên trì thực hiện. New Zealand luôn mở ra những cơ hội nếu bạn trẻ biết nắm bắt để khẳng định, nâng cao giá trị của bản thân", Duy nói.
Trong một cuộc thi quốc tế, anh cùng nhóm bạn đưa ra chiến lược phát triển kinh doanh cho doanh nghiệp toàn cầu chỉ trong ba giờ. Áp lực về thời gian, khối lượng kiến thức quá rộng đòi hỏi cả đội phải tập trung cao độ. Kiến thức, kỹ năng được rèn luyện ở trường là "vũ khí" đắc lực giúp cả đội đoạt giải cao.
Sự năng động, tự tin và đạt thành tích tốt trong học tập giúp chàng du học sinh Việt rút ngắn thời gian trung học, nhận nhiều học bổng. Khi còn là sinh viên, Duy được mời làm trợ giảng tại Đại học Auckland - một trong những trường đại học hàng đầu ở quốc gia này. Tốt nghiệp cử nhân với hai chuyên ngành Quản trị Thông tin và Quản trị Nhân sự chỉ mới 21 tuổi, anh nhanh chóng có công việc ổn định tại công ty đa quốc gia. "Nền giáo dục chất lượng New Zealand tạo nền tảng vững chắc mở ra cho tôi những cơ hội mới", Duy nói.
Trong thời gian đó, anh không ngừng học hỏi và trau dồi kiến thức ở bậc cao hơn và nhận thêm bằng Thạc sĩ Quản trị Kinh doanh. Nhận được mức lương đáng mơ ước nơi xứ người, đảm nhiệm những vị trí chủ chốt sau 7 năm làm việc nhưng vị giám đốc 8X vẫn hằng mong trở về quê hương.
Được nhiều công ty ở TP HCM săn đón nhưng anh chọn đầu quân cho công ty khai khoáng tại Đà Nẵng vào năm 2010. Hầu hết thời gian, anh làm việc trong mỏ trên núi, sống trong rừng. Công việc dù khó khăn nhưng với anh trải nghiệm mới mẻ giúp cuộc sống có ý nghĩa hơn, thấu hiểu nỗi vất vả của người dân tại quê hương mình. Anh còn tích cực tham gia hoạt động thiện nguyện, các tổ chức phi lợi nhuận...
Khát khao đem kiến thức học được ở xứ người truyền dạy cho thế hệ trẻ, sau hai năm làm việc ở Đà Nẵng, anh quay lại Sài Gòn vừa làm vừa dạy cho sinh viên. Anh nhận được lời mời từ công ty bảo hiểm, được cất nhắc lên vị trí Giám đốc Phát triển Kinh doanh toàn quốc, kiêm Giám đốc Khu vực Miền Nam và Miền Trung.
"Học tập tại những nền giáo dục chất lượng, 'chân trời mới' sẽ giúp bạn trẻ mở rộng tầm hiểu biết, trải nghiệm quý báu", anh nói. Đó cũng là chìa khóa giúp vị giám đốc 8X đảm nhiệm những vị trí đầu tàu tại công ty đa quốc gia, đạt nhiều thành công trong sự nghiệp. Trong các sự kiện giáo dục, câu chuyện của vị giám đốc tài năng còn truyền cảm hứng cho bạn trẻ về hành trình chinh phục ước mơ.
Nội dung: Kim Uyên
Thiết kế: Lợi Nguyễn
4 tiêu chí cần chú ý khi chọn chương trình thạc sĩ lĩnh vực kinh doanh Thạc sĩ lĩnh vực kinh doanh là một trong những ngành có nhu cầu cao và được các đại học quốc tế chú trọng. Thí sinh chọn trường phù hợp cần được cân nhắc trên nhiều yếu tố. Theo đà phát triển của xu hướng toàn cầu hóa, nhu cầu nhân sự cao cấp trong lĩnh vực kinh doanh ngày càng tăng. Do...