Những điểm uốn lượn “dị thường” trên đường Trường Chinh
Bằng mắt thường có thể nhìn thấy rất rõ đường Trường Chinh mở rộng uốn lượn vòng vèo qua khu dân cư (đoạn gần hố Mẻ). Người dân băn khoăn liệu có phải vì “né” nhà quan chức mà tuyến đường bị “bẻ cong”?
Tuyến đường Trường Chinh mở rộng uốn lượn qua khu dân cư
Hai đầu đường Trường Chinh mở rộng sẽ ăn sâu vào bên trái (hướng Ngã Tư Sở – Giải phóng) vài chục mét, bên phải ăn sâu vào khoảng 5 mét (làm vỉa hè)
Đoạn “thắt nút cổ chai” thường xuyên bị ùn tắc này sẽ bị giải tỏa để thông đường trong nay mai
Bên đường Trường Chinh bị giải tỏa sâu khoảng 5 mét, các hộ gia đình đang tấp nập cắt xén nhà…
Bên bị giải tỏa sâu khoảng 30 mét gần như vẫn “án binh bất động”
Video đang HOT
Ngã tư đường Trường Chinh – Tôn Thất Tùng (đoạn hố Mẻ) điểm đầu bị uốn cong về phía Nam
Cống Chéo – vị trí kết thúc đoạn bị “nắn cong” dài khoảng 200 mét
Sở Quy hoạch – Kiến trúc Hà Nội khẳng định, chỉ giới đường đỏ lập cho đoạn từ hố Mẻ đến Cống Chéo đường Trường Chinh hoàn toàn thống nhất, không sai!
Theo Sở Quy hoạch – Kiến trúc Hà Nội, quá trình lập hồ sơ chỉ giới đường đỏ, dự án đầu tư xây dựng tuyến đường hoàn toàn phù hợp với quy định
Tuy nhiên, điều khiến người dân trên đường Trường Chinh băn khoăn là tại sao đường đang thẳng lại đi cong?
Nhiều người đặt câu hỏi, liệu có phải vì “né” nhà quan chức mà phải bẻ cong?
Theo Dantri
Đường thẳng thành cong tránh 'nhà quan', tiết kiệm 130 tỷ
Các chuyên gia cho rằng, với phương án uốn cong đường Trường Chinh đến thời điểm hiện nay, lý do chưa được rõ ràng.
Xung quanh việc đường Trường Chinh (quận Đống Đa, Hà Nội) bị quy hoạch bẻ cong khiến hơn 100 hộ dân ven đường bức xúc, ông Đào Ngọc Nghiêm - Phó chủ tịch Hội Quy hoạch phát triển đô thị Hà Nộicho rằng, đường Trường Chinh trong quy hoạch được vẽ thẳng, nhưng sở dĩ một đoạn bị vẽ cong về khu vực hướng Bắc vì khu vực phía Nam là đất công vụ dành cho cán bộ cấp cao.
Theo bản đồ quy hoạch TP.Hà Nội được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt thì đường Trường Chinh không bị bẻ cong
Theo ông Nghiêm, về nguyên lý quy hoạch phải tìm hướng giải quyết nhu cầu đất ở của công vụ để lấy đất làm đường, nhưng thực tế ở đây có tình trạng quá chậm trễ trong việc bố trí nhà công vụ nên mới xảy ra hiện tượng đường bị bẻ cong.
Về việc hiện phần đất công vụ (phía Nam) đã được Bộ tư lệnh PKKQ sẵn sàng dành để làm đường cho đủ 53,5 m, nhưng không hiểu vì sao quy hoạch vẫn bẻ cong, ông Nghiêm cho rằng xảy ra tình trạng này là do người làm quy hoạch không nắm được quá trình cải thiện thực tế!
"Nếu Bộ tư lệnh PKKQ đã nhất trí cho lấy đất về phía Nam cho đủ 53,5 m thì ngay thời điểm này Hà Nội hoàn toàn có thể điều chỉnh nắn thẳng tuyến đường lại", ông Nghiêm nói.
Một góc đường Trường Chinh sẽ bị uốn cong
Trong khi đó, ông Trần Hữu Minh, chuyên gia nghiên cứu, đánh giá tác động giao thông (Trường Đại học GTVT Hà Nội) khẳng định, những tuyến đường thẳng sẽ giúp dòng phương tiện lưu thông tốt hơn với tốc độ cao hơn.
Bởi vậy, để kết nối hai khu vực, quy hoạch nên hướng tới những phương án ngắn nhất, thẳng nhất để giảm thời gian đi lại và tiết kiệm chi phí cho xã hội.
Theo ông Minh, có nhiều lý do có thể dẫn tới một tuyến đường cong, gấp khúc...chẳng hạn như để tránh các công trình văn hóa/kỹ thuật, hay để tránh phương án phải đề bù quá lớn, hay đơn giản là để kết nối với một trục đường chính khác sắp hoàn thành ở khu vực lân cận, hoặc an ninh quốc phòng...
Tuy nhiên, với phương án uốn cong con đường Trường Chinh đến thời điểm hiện nay lý do chưa được rõ ràng.
Bởi vậy, điều quan trọng nhất là những người làm quy hoạch triển khai thực hiện cần có trách nhiệm giải trình với công chúng tại sao lại làm như vậy và giải trình này phải có sức thuyết phục.
Ông Minh cũng cho rằng, cách thức giải trình phải đầy đủ, rõ ràng và công khai minh bạch, đảm bảo công chúng được cung cấp đầy đủ các thông tin sử dụng trong quá trình ra quyết định.
Ngoài ra, cần chứng minh những đề xuất này hướng tới lợi ích cộng đồng thay vì lợi ích một số cá nhân.
Đường Trường Chinh vốn dĩ được quy hoạch là đường thẳng (như vạch màu đỏ trên bản vẽ) nhưng trong Quyết định 19/2008 của UBND TP.Hà Nội đường lại bị vẽ cong (như vạch màu xanh trên bản vẽ)
"Trên thế giới đã xảy ra nhiều trường hợp quá trình triển khai bị tác động, nắn tuyến đường đi qua những khu vực nhất định nhằm đem lại những lợi ích cho một số cá nhân/tổ chức. Bởi vậy, đây rõ ràng là một cảnh báo và các cơ quan có liên quan đến phương án đề xuất cần có giải thích rõ ràng chi tiết với công chúng", ông Minh nói.
Theo ông Minh, chừng nào phương án giải trình chưa đầy đủ và thuyết phục, người dân sẽ còn khiếu nại phản đối. Không những thế, chi phí xã hội trong trường hợp này rất lớn vì ngoài việc người dân mất thời gian công sức đi khiếu kiện, các cơ quan công quyền cũng mất thời gian và nguồn lực để thụ lý và xử lý các yêu cầu này.
Trong khi tuyến đường Trường Chinh lại là trục giao thông huyết mạch của Hà Nội nên cần có giải pháp sớm.
Liên quan đến vấn đề này, trả lời trên Tiền Phong, ông Nguyễn Đức Hưng, Trưởng phòng Dự án 3 - Ban quản lý các dự án trọng điểm phát triển đô thị HN - chủ đầu tư dự án thừa nhận 'đường có cong nhưng không đến nỗi cong như ghi đông xe đạp"!. "Tuyến đường được thiết kế trên quan điểm của Bộ Quốc phòng, sử dụng ít ngân sách nhà nước nhất và an ninh với Bộ Quốc phòng được bảo đảm. Lấy đất của Bộ Quốc phòng chỉ mất có 26 tỷ đồng, lấy phía bên kia gấp 5 lần (khoảng 130 tỷ đồng- PV)"ông Hưng nói.
Vũ Điệp
Theo_VietNamNet
'Bẻ cong đường' né nhà quan chức ? - Đội vốn 123 tỉ đồng Quyết định số 19/2008 của UBND TP.Hà Nội về phê duyệt chỉ giới đường đỏ đường vành đai 2 và thi công thực tế cho thấy đường Trường Chinh hiện đang từ thẳng biến thành cong. Việc "biến hình" con đường này dựa trên cơ sở nào? Tiếp xúc với PV Thanh Niên, các hộ dân bị ảnh hưởng bởi dự án đường...