Những điểm mới nhất trong kỳ thi quốc gia 2015
Chiều nay (18/12), Bộ GD&ĐT sẽ công bố Dự thảo Quy chế kỳ thi quốc gia chung với nhiều điểm mới.
Đăng ký thi chậm nhất 1/4
Khi hết thời hạn nộp hồ sơ đăng ký dự thi, nếu phát hiện có nhầm lẫn, sai sót, thí sinh phải thông báo kịp thời cho thủ trưởng trường phổ thông hoặc nơi đăng ký dự thi, hội đồng thi làm thủ tục.
Các trường hợp đặc biệt được phép bổ sung các loại giấy chứng nhận để được hưởng chế độ ưu tiên, hưởng cộng điểm khuyến khích phải thực hiện trước ngày tổ chức kỳ thi mới có giá trị.
Thí sinh dự thi đại học. Ảnh: Lê Hiếu.
Những trường hợp miễn thi
Cụ thể, miễn thi tất cả các môn với người đã tham gia kỳ thi chọn đội tuyển quốc gia dự thi Olympic quốc tế hoặc Olympic khu vực nếu đáp ứng: Được triệu tập vào học kỳ hai lớp 12; Xếp loại cả năm lớp 12: hạnh kiểm loại tốt, học lực từ loại khá trở lên; Có tên trong danh sách miễn thi của Bộ GD&ĐT.
Riêng những người trong đội tuyển tham gia các cuộc thi Olympic quốc tế hoặc khu vực về khoa học kỹ thuật, thể dục thể thao, văn hoá văn nghệ sẽ được miễn tất cả các môn nếu đáp ứng các điều kiện sau: Được triệu tập vào học kỳ 2 lớp 12; Xếp loại cả năm lớp 12 với hạnh kiểm và học lực từ loại trung bình trở lên; Có tên trong công văn đề nghị miễn thi.
Các môn văn hóa được miễn nếu đáp ứng các điều kiện: Được triệu tập vào học kỳ hai lớp 12; Xếp loại cả năm lớp 12: hạnh kiểm loại tốt, học lực từ loại khá trở lên; Có tên trong danh sách miễn thi của Bộ GD&ĐT.
Thành lập cụm thi
Video đang HOT
Theo Dự thảo, một số điểm đáng chú ý là Bộ GD& ĐT sẽ quyết định thành lập cụm thi tại một số tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và giao cho các trường ĐH chủ trì.
Cụm thi được thành lập để tổ chức thi cho thí sinh của ít nhất hai tỉnh (cụm thi liên tỉnh). Riêng đối với những tỉnh có khó khăn, nếu Ủy ban nhân dân tỉnh đề nghị, Bộ GD-ĐT sẽ xem xét thành lập cụm thi tại tỉnh cho các thí sinh dự thi chỉ để xét công nhận tốt nghiệp THPT.
Các trường ĐH được giao chủ trì cụm thi sẽ chủ trì coi thi, chấm thi, in và gửi phiếu báo kết quả.
Ngoài ra, các trường ĐH nói chung sẽ lựa chọn, giới thiệu cán bộ, giảng viên tham gia kỳ thi. Các sở GD&ĐT sẽ phải tổ chức cho thí sinh đăng ký dự thi, quản lý hồ sơ và gửi dữ liệu đăng ký về Bộ GD&ĐT.
Chấm thẩm định như thế nào?
Đáng chú ý, dự thảo quy chế cũng quy định quá trình chấm thi. Theo đó trong trường hợp cần thiết, Bộ trưởng GD& ĐT ra quyết định thành lập Hội đồng chấm thẩm định.
Hội đồng chấm thẩm định của Bộ GD&ĐT có thẩm quyền quyết định cuối cùng về điểm chính thức của bài thi. Việc tổ chức đối thoại hay không đối thoại giữa người chấm đợt đầu, chấm phúc khảo và chấm thẩm định do Bộ trưởng GD và ĐT quyết định.
Cũng theo dự thảo quy chế, sau khi hoàn tất các khâu chấm điểm, giám đốc sở GD &ĐT duyệt kết quả công nhận tốt nghiệp và thông báo cho các trường phổ thông để niêm yết danh sách tốt nghiệp và cấp giấy chứng nhận tốt nghiệp tạm thời cho thí sinh. Giấy chứng nhận tốt nghiệp tạm thời do Thủ trưởng trường phổ thông ký và có giá trị đến khi được cấp bằng tốt nghiệp chính thức, chậm nhất là đến tháng 5 năm sau.
Được biết, đây là bản Dự thảo Quy chế Kỳ thi Quốc gia đã có sự tiếp thu ý kiến của các chuyên gia, nhà quản lý và lãnh đạo Bộ GD&ĐT, Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục (KT và KĐCLGD).
Theo Zing
Việc gì phải bỏ tiền trăm tỷ, nghìn tỷ để thi quốc gia tốt nghiệp THPT
Không chọn phương án nào trong 3 phương án thi quốc gia mà Bộ GD-ĐT đang trưng cầu ý kiến, GS.TS Phạm Tất Dong, Phó Chủ tịch Hội Khuyến học VN cho rằng: "Thi tốt nghiệp nên để cho các Sở GD-ĐT tổ chức còn thi đại học nên để cho các trường đại học tự tuyển sinh".
Trao đổi với PV Dân trí về 3 phương án thi quốc gia mà Bộ GD-ĐT đang trưng cầu ý kiến, GS.TS Phạm Tất Dong, Phó Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam, cho biết: "Cả 3 phương án thi quốc gia THPT mà Bộ GD-ĐT vừa công bố, tôi không chọn phương án nào cả bởi lẽ tôi quan niệm khác với các tác giả của 3 phương án này về thi tốt nghiệp THPT".
GS.TS Phạm Tất Dong, Phó Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam.
Vậy giáo sư quan niệm như thế nào về kỳ thi quốc gia?
Thi là một hình thức đánh giá cần thiết. Đã dạy học, đã đào tạo thì phải có đánh giá về kết quả giảng dạy, đào tạo sau mỗi khóa.
Bạn đồng ý theo phương án thi nào trong số 3 phương án tổ chức kì thi quốc gia do Bộ GD - ĐT vừa mới công bố tại hội nghị tổng kết năm học 2013 - 2014?
Phương án 1: thi truyền thống 8 môn thi gồm toán, ngữ văn, ngoại ngữ, vật lý, hóa học, sinh học, lịch sử, địa lý.
Phương án 2: tổ chức thi với 5 bài thi, trên cơ sở tổng hợp từ kiến thức, kỹ năng của 8 môn học toán, ngữ văn, ngoại ngữ, vật lý, hóa học, sinh học, lịch sử, địa lý.
Phương án 3: chọn 11 môn học ở lớp 12 để tổng hợp thành 4 bài thi gồm: bài thi Toán - Tin, bài thi Khoa học Tự nhiên, bài thi Khoa học xã hội và bài thi Ngoại ngữ.
Đánh giá qua thi tốt nghiệp THPT làđánh giá trình độ học vấn THPT của học sinh phổ thông, và sẽ cho tốt nghiệp những học sinh có trình độ học vấn phổ thông trung bình (thậm chí là trung bình "non một chút").
Nhiều năm qua, thường các kỳ thi tốt nghiệp THPT đều cho đậu từ 95% đến trên 98%. Trừ những học sinh kém quá mới phải lưu ban, không cấp bằng tốt nghiệp. Vậy thì, đã chủ trương cho tốt nghiệp THPT như thế thì việc gì phải tổ chức thi tốn tiền của dân và của Nhà nước.
Bộ GD-ĐT nên giao cho các Sở GD-ĐT tổ chức thi với một quy chế chặt chẽ. Sở sẽ chỉ đạo các Phòng GD-ĐT ở quận/huyện tổ chức thi nghiêm túc tại mỗi trường. Trường nào đào tạo thì trường đó phải kiểm tra đánh giá (qua thi).
Tôi tin rằng, để giáo viên chấm thi học sinh do chính họ đào tạo sẽ rất chính xác, họ thừa biết học sinh nào xứng đáng được cấp bằng tốt nghiệp, học sinh nào nên xét vớt và học sinh nào quá kém cần lưu ban để bồi dưỡng thêm cho đạt đúng trình độ học vấn THPT.
Qua chỉ đạo, giáo viên trong trường cũng sẽ có một danh sách tốt nghiệp khoảng 95% trở lên số học sinh dự thi. Như vậy thì việc gì phải bỏ tiền trăm tỷ, nghìn tỷ để thi quốc gia tốt nghiệp THPT.
Nếu theo phương thức tổ chức thi của GS như vậy thì không có gì là đổi mới mà thực hiện lại theo phương thức thi ĐH cũ cách đây hơn chục năm khi chưa có thi "3 chung" là các trường ĐH tự tổ chức thi?
Tốt nghiệp THPT là những học sinh có trình độ trung bình về học vấn phổ thông. Với học vấn đó, học sinh có thể theo học hệ thống trung cấp nghề, cao đẳng nghề và những học sinh giỏi có thể thi vào các trường đại học.
Về tuyển sinh đại học, theo tôi, nên để các trường đại học tự đứng ra tuyển sinh. Tùy yêu cầu đào tạo mà trường đại học tự quyết định nên chọn học sinh có trình độ nào. Căn cứ vào đấy họ sẽ soạn đề thi sao cho qua thi tuyển, họ đạt yêu cầu tuyển sinh của khóa học.
Tôi tin rằng, những trường đại học có uy tín như các trường thuộc Đại học Quốc gia, trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Đại học Bách khoa... không bao giờ lại tuyển sinh học sinh kém về học vấn phổ thông. Và khi thi tốt nghiệp, họ cũng chẳng vì lí do gì mà phải dễ dãi với sinh viên.
Còn những trường đại học thiếu giáo viên có trình độ cao, thiếu cơ sở vật chất - kỹ thuật, lại tuyển học sinh kém vào học thì trước sau họ sẽ mất uy tín bởi sản phẩm đầu ra của họ không được nơi nào dùng cả.
Vậy vai trò của Bộ GD-ĐT sẽ như thế nào nếu tổ chức thi như trên?
Bộ Giáo dục và Đào tạo chỉ nên quản lý Nhà nước về đào tạo đại học và cần nắm các trường đại học trọng điểm. Các Bộ, ngành, các doanh nghiệp nên có trường do mình xây dựng, tổ chức, quản lý và tự lo đào tạo đáp ứng với yêu cầu nhân lực theo ngành nghề mà xã hội thực sự cần.
Xin trân trọng cám ơn GS!
Hồng Hạnh (thực hiện)
Theo Dantri
Sĩ tử 64 tuổi đi thi đại học lần thứ 6 "Tui nghiện thi đại học anh ạ" - đó là chia sẻ của ông Nguyễn Văn Minh (sinh năm 1950, trú khu phố Tây Trì, phường 1, TP Đông Hà, tỉnh Quảng Trị). Năm nay là lần thứ 6 ông Minh dự thi đại học. Điểm thi của ông Nguyễn Văn Minh là trường Đại học Ngoại ngữ Huế (đường Nguyễn Khoa Chiêm,...