Những điểm mới môn Lịch sử trong Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể
Tại hội thảo quốc tế “Đào tạo và bồi dưỡng giáo viên môn Lịch sử đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình, SGK”, do Trường ĐHSP Hà Nội tổ chức ngày 16/12, GS .TS Trần Thị Vinh, giảng viên Trường ĐHSP Hà Nội, thành viên nhóm biên soạn Chương trình môn Lịch sử mới cho biết, chương trình có những thay đổi về cơ bản so với chương trình hiện hành.
Một số vấn đề trước đây SGK cũ chưa đề cập tới như: Chiến tranh biên giới, việc bảo vệ chủ quyền biển đảo… tất cả các nội dung này cũng sẽ được nhắc tới trong SGK mới.
Điểm mới về quan điểm xây dựng chương trình
Theo GS Vinh, đến nay Chương trình môn Lịch sử mới đã nhận được ý kiến của đông đảo các chuyên gia, các thầy cô giáo ở các vùng miền trên toàn quốc. Trong đó có cả các giáo viên trực tiếp đứng lớp, các nhà quản lý, đặc biệt là các nhà khoa học đến từ các trường ĐH trên cả nước. Trên cơ sở đó, nhóm biên soạn đã có những điều chỉnh để hoàn thiện Chương trình.
Theo đánh giá của GS Vinh, trong Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể, Chương trình môn Lịch sử là một trong số những chương trình môn có nhiều thay đổi. Tuy nhiên, sự thay đổi này có kế thừa một số ưu điểm của chương trình cũ.
“Có thể nói chương trình cũ đã phát huy được sứ mệnh giáo dục lịch sử cho nhiều thế hệ. Cho đến hôm nay, nó đã hoàn thành sứ mệnh lịch sử của mình và đã đến lúc phải thay đổi chương trìnhcho phù hợp với bối cảnh mới”, GS Vinh cho hay.
Trong Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể, Chương trình môn Lịch sử là một trong số những chương trình môn có nhiều thay đổi. (ảnh minh họa Mỹ Hà)
“Điểm mới quan trọng nhất trong cách tiếp cận xây dựng Chương trình là sự chuyển đổi từ mục tiêu tiếp cận kiến thức sang mục tiêu phát triển năng lực, cụ thể là phát triển năng lực chuyên môn lịch sử cho học sinh trên nền tảng hệ thống kiến thức cơ bản về lịch sử thế giới và lịch sử Việt Nam; giúp học sinh kết nối lịch sử với cuộc sống hiện tại”, GS Vinh nhấn mạnh.
Từ đó, môn Lịch sử góp phần vào việc xây dựng những năng lực cốt lõi và phẩm chất cho học sinh, đặc biệt là giáo dục tình yêu quê hương, đất nước, lòng tự hào dân tộc, có thái độ trân trọng đối với các giá trị truyền thống, các di sản lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc.
Điểm mới về cấu trúc nội dung
Video đang HOT
Kết cấu chương trình môn Lịch sử có những thay đổi về căn bản, GS Vinh cho biết.
Ở cấp Tiểu học (lớp 4, 5), những kiến thức sơ giản về Lịch sử là một hợp phần căn bản của môn Lịch sử và Địa lý. Ở cấp Trung học cơ sở, học sinh được học thông sử để nắm được dòng chảy của lịch sử Việt Nam qua các thời đại trong sự tương tác với lịch sử khu vực Đông Nam Á và lịch sử thế giới.
Toàn bộ chương trình lịch sử ở cấp THCS được thiết kế theo mô hình tích hợp lịch sử thế giới lịch sử khu vực Đông Nam Á lịch sử Việt Nam. Trong đó, lịch sử Việt Nam là trọng tâm, chiếm khoảng 60% thời lượng của chương trình. Thí dụ: ở lớp 9, với bài Chiến tranh thế giới thứ hai, học sinh sẽ được học các nội dung sau đây: Chiến tranh thế giới thứ hai, Đông Nam Á trong Chiến tranh thế giới thứ hai, Việt Nam trong Chiến tranh thế giới thứ hai.
Ở cấp Trung học phổ thông, chương trình được thiết kế theo các chủ đề về lịch sử thế giới, khu vực và Việt Nam trên các lĩnh vực: lịch sử chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa, tư tưởng và những chủ đề có tính định hướng, giúp học sinh hiểu rõ hơn về giá trị nền tảng và ý nghĩa thực tiễn của khoa học lịch sử trong việc lựa chọn nghề nghiệp trong tương lai.
Phương pháp kiểm tra đánh giá cũng có những thay đổi
Theo GS Vinh, cùng với việc đổi mới phương pháp dạy học Lịch sử theo hướng phát triển năng lực, việc kiểm tra đánh giá kết quả học tập được chuyển đổi theo hướng chú trọng khả năng vận dụng sáng tạo tri thức trong những tình huống ứng dụng, không lấy việc kiểm tra khả năng tái hiện kiến thức lịch sử làm trung tâm của việc đánh giá.
Mục đích chủ yếu của đánh giá kết quả học tập là đối chiếu, so sánh năng lực học sinh đạt được với mức độ yêu cầu của chuẩn kiến thức và năng lực môn học Lịch sử ở từng chủ đề, từng lớp học, để từ đó có những biện pháp cải thiện kịp thời hoạt động dạy học.
Đặc biệt về nội dung, một số vấn đề trước đây SGK cũ chưa đề cập tới như: Chiến tranh biên giới, việc bảo vệ chủ quyền biển đảo… tất cả các nội dung này cũng sẽ được nhắc tới trong SGK mới.
Do thay đổi chương trình nên đối với giáo viên, phương pháp giảng dạy cũng thay đổi, gắn với thực hành, thực tiễn. Giáo viên sẽ thông qua việc tổ chức các hoạt động dạy học đa dạng, giáo viên giúp học sinh phát huy năng lực sáng tạo trong học tập lịch sử, trở thành “người đóng vai lịch sử” hay “người làm lịch sử” để khám phá kiến thức lịch sử, vận dụng sáng tạo kiến thức vào học tập và thực tiễn cuộc sống”, GS Vinh cho biết.
Theo Dân Trí
'Chúng ta đang lao đao bởi nền giáo dục ứng thí'
Theo PGS.TS Trần Kiều, bản chất giáo dục nước ta vẫn là ứng thí khiến Bộ GD&ĐT luôn loay hoay về chuyện thi cử.
ảnh minh họa
Sáng 15/12, Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội tổ chức Hội nghị tham vấn chuyên gia về việc sửa đổi, bổ sung Luật Giáo dục. Trong số 17 ý kiến đóng góp cho Dự thảo Luật Giáo dục, nhiều chuyên gia quan tâm chương trình giáo dục phổ thông.
Bộ Giáo dục loay hoay về thi cử
Phát biểu tại hội nghị, PGS.TS Trần Kiều - nguyên Viện trưởng Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam - cho rằng có một điều tuy không được sửa đổi trong Luật Giáo dục, nhưng nếu xem xét được sẽ rất tốt. Đó là bản chất của nền giáo dục nước ta từ trước đến nay là ứng thí. Trong khi đó, Nghị quyết 29 nói rất rõ việc chuyển hướng giáo dục trong bối cảnh đổi mới tư duy thành thực học và thực tiễn.
"Chúng ta đang lao đao, điêu đứng bởi nền giáo dục ứng thí. Bất kỳ sự đổi mới nào cũng nhận hòn đá tảng nền giáo dục này. Đến giờ, Bộ GD&ĐT luôn loay hoay về việc thi cử", PGS.TS Trần Kiều nói.
Cũng theo nguyên Viện trưởng Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam, mục đích của sách giáo khoa nêu "yêu cầu cụ thể hóa phẩm chất và năng lực" nhưng không tác giả nào viết được như thế, vì phẩm chất và năng lực là kết quả của giáo dục chứ không phải đối tượng trực tiếp để dạy học.
Học 11 môn cũng không thể chuyên sâu
Ông Đào Tuấn Đạt - giảng viên ĐH Bách khoa Hà Nội, Hội đồng chuyên môn trường THPT Anhxtanh - đề cập chương trình phổ thông phải đảm bảo 3 tiêu chí là toàn diện, phân hóa và chuyên sâu.
Về tính chất toàn diện, chương trình hiện hành đang có 11 môn văn hóa. Theo ông Đạt, nhiều người quan niệm sai lầm rằng phải học hết 11 môn mới là toàn diện.
"Hiện nay, số môn học ở phổ thông trên thế giới khoảng 50 môn và không ngừng tăng thêm. 11 môn truyền thống trong 50 môn thì không thể gọi là toàn diện được. Học hết 50 môn thì sao? Không ai học và không thể học hết được 50 môn. Giải pháp là người ta chia các môn học làm những lĩnh vực hay nhóm môn; ví dụ ngôn ngữ, toán và khoa học máy tính, bộ môn khoa học, bộ môn khoa học nhân văn, thể chất - thể dục thể thao, các môn nghệ thuật...", ông Đạt nói.
Theo đó, học sinh buộc phải chọn các môn từ các nhóm để đảm bảo tính toàn diện. Em nào giỏi một vài môn văn hóa, giỏi thể thao, am hiểu nghệ thuật mới là toàn diện.
"Chương trình A-level của Anh, học sinh thông thường chọn 4 môn, ít nhất 3 môn và có thể 5 môn tùy vào nhu cầu nghề nghiệp sau này. Sẽ có người giả sử rằng nếu một em không chọn môn Địa lý thì sao? Không sao cả, sẽ có em khác chọn. Phép tính trung bình phải tính cho số đông chứ không phải cá nhân. Mỗi học sinh không phải là cái thùng đựng nước để người lớn thích thì cứ rót nước vào", ông Đạt phân tích.
Ông Đào Tuấn Đạt - Giảng viên ĐH Bách khoa Hà Nội. Ảnh: Quyên Quyên.
Theo giảng viên này, tính chất phân hóa thể hiện ở việc, mỗi học sinh sẽ có thiên tư khác nhau, một thế mạnh bẩm sinh và có các kiểu trí thông minh khác nhau. Vì vậy, chương trình phải cho phép các em tập trung nhiều hơn môn học thuộc về thế mạnh của các em.
Xu thế từ cuối thế kỷ trước là học sinh học chuyên sâu các môn phân hóa, nhờ đó có thể rút ngắn được thời gian đại học. Nhiều người e ngại chương trình hiện nay quá tải và hàn lâm. Thực chất thì không, tính hàn lâm thể hiện ở chỗ môn học phải dựa trên hệ thống khái niệm và định luật chặt chẽ, logic, khoa học.
"Sách giáo khoa của chúng ta chỉ diễn đạt phức tạp hơn các vấn đề chứ không hàn lâm. Học sinh bị quá tải vì phải học quá nhiều môn trong khi thời gian lại ít và không chuyên sâu môn nào", ông Đạt nêu quan điểm.
Vì vậy, theo ông, để đảm bảo tính chất chuyên sâu, chương trình và sách giáo khoa được chia làm 2 phần liên hệ hữu cơ với nhau là kiến thức lõi để phục vụ nhu cầu cơ bản và phần nâng cao cho nhu cầu chuyên sâu.
Đề xuất miễn học phí cho cả trường ngoài công lập
Tham dự hội nghị, nhiều chuyên gia đề xuất miễn học phí cho học sinh trường ngoài công lập. Ông Nguyễn Hoàng Quân, Phó trưởng phòng Chính trị Tư tưởng, Sở GD&ĐT Quảng Ninh, đồng ý với việc miễn học phí cho cấp THCS và đề xuất chính sách ưu tiên cho học sinh các trường ngoài công lập để đảm bảo công bằng.
TS Nguyễn Sĩ Dũng, nguyên Phó chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, cho rằng chúng ta có hai loại hình trường ngoài công lập. Đó là trường tư dịch vụ tư, dành cho giới nhà giàu. Thứ hai là trường tư dịch vụ công.
"Tôi đồng ý không miễn học phí trường tư dịch vụ tư nhưng nếu trường tư dịch vụ công không được sự đầu tư của Nhà nước là không công bằng", ông Dũng nói.
Ông Nguyễn Sĩ Dũng cho biết ông từng đi nhiều nơi, đến nhiều trường tư có dịch vụ công. Ở đó, nhiều học sinh con nhà nghèo, con em lao động... theo học vì không đủ điều kiện vào trường công lập. Vì vậy, đề xuất của ông là chia đều ngân sách cho cả trường tư cung cấp dịch vụ công, đảm bảo công bằng cho xã hội.
Theo Zing
Cô Phương và nỗi trăn trở 70% sinh viên giỏi đi làm công nhân Cô giáo Phương kể rằng, nhiều học sinh của cô rời giảng đường đại học với tấm bằng giỏi nhưng cuối cùng đành chấp nhận cảnh đi làm công nhân để kiếm sống. Trong chuyến công tác tại Trường Trung học Phổ thông Nguyễn Viết Xuân (Vĩnh Phúc) khi Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam phối hợp với Sở Giáo dục và...