Những điểm đến nguy hiểm nhất thế giới năm 2023
Các chuyên gia thuộc công ty đánh giá rủi ro International SOS trụ sở tại Anh đã đưa ra “Bản đồ rủi ro du lịch” về những điểm đến nguy hiểm nhất trên thế giới năm 2023 đối với kinh doanh và lữ hành.
Một chiếc ô tô cháy trên đường phố Kiev, Ukraine. Ảnh: AP
Tờ New York Post cho biết việc đánh giá mức độ an ninh của các quốc gia được dựa trên yếu tố trong đó có bạo lực chính trị (khủng bố, chiến tranh…), bất ổn xã hội, bạo lực và tội phạm vặt…
Kết quả đánh giá là những quốc gia “vô vùng rủi ro” trong năm 2023 bao gồm Afghanistan, Syria, Somalia, Mali, Iraq and Ukraine. Những quốc gia này được nêu tên bởi không có nhiều sự kiểm soát của chính phủ tại nhiều khu vực rộng lớn và rủi ro lớn người du lịch bị tấn công bởi các nhóm vũ trang.
Video đang HOT
Trước đây Ukraine nằm trong nhóm quốc gia “rủi ro trung bình” nhưng đã được hạ xuống nhóm “vô cùng rủi ro” sau khi xung đột với Nga bùng phát vào tháng 2. Nhóm những quốc gia “rủi ro thấp” bao gồm Mỹ, Canada, Trung Quốc, Australia và phần lớn châu Âu. Trong khi đó các quốc gia Scandinavia thuộc nhóm an toàn nhất.
International SOS còn đánh giá cả an toàn y tế tại các quốc gia, liên quan đến COVID-19, bệnh truyền nhiễm, dịch vụ cấp cứu và chất lượng nguồn cung thuốc.
Lần đầu tiên kể từ khi “Bản đồ rủi ro du lịch” xuất hiện năm 2015, International SOS đánh giá cả yếu tố sức khỏe tinh thần tại các quốc gia. Điều ngạc nhiên là nhiều quốc gia “ghi điểm” về an toàn y tế và an ninh lại xếp hạng thấp về vấn đề sức khỏe tinh thần. Theo International SOS, có 15-17,5% người dân tại Tây Âu và phần lớn Scandinavia từng gặp vấn đề về sức khỏe tinh thần.
Đức nguy cơ đối mặt với bất ổn xã hội do khủng hoảng năng lượng
Các nhà lập pháp Đức đang lo lắng lạm phát và giá năng lượng tăng cao có thể dẫn đến bất ổn xã hội, như với các cuộc biểu tình chống phong tỏa vì COVID-19.
Khủng hoảng năng lượng có thể dẫn đến các cuộc biểu tình tại Đức. Ảnh: DW
Các quan chức Đức đã bày tỏ lo ngại rằng một mùa Đông có vấn đề về năng lượng trong trường hợp xấu nhất có thể dẫn đến phản ứng dữ dội của phe cực đoan. Tình hình trở nên tồi tệ hay không sẽ phụ thuộc vào việc họ quản lý khủng hoảng như thế nào, cả trong chính sách và nhận thức.
Do đó, các nhà lập pháp Đức đang tích cực tìm ra các biện pháp để tiết kiệm năng lượng, từ tắt đèn đường đến hạ nhiệt độ tòa nhà; và họ đang đề nghị công chúng cắt giảm tiêu dùng ở trong nước.
Những nỗ lực đó có thúc đẩy sự đoàn kết hay kích động sự phản ứng của công chúng hay không sẽ trở nên rõ ràng cho đến khi thời tiết bắt đầu lạnh giá và các hóa đơn đến hạn. Tuy nhiên, Thủ tướng Đức Olaf Scholz đã đưa ra cảnh báo sớm khi nói với đài truyền hình công cộng ARD rằng chi phí sưởi ấm tăng cao là một "thùng thuốc súng đối với xã hội".
Ricardo Kaufer, Giáo sư xã hội học chính trị tại Đại học Greifswald, nói: "Bằng cách sử dụng 'thùng thuốc súng' này, ông Scholz đang chuẩn bị cho những quyết định quan trọng". Nói cách khác, Thủ tướng Scholz đang báo hiệu cho các đối tác trong liên minh cầm quyền, phe đối lập chính trị, các nhà lãnh đạo doanh nghiệp và xã hội dân sự rằng họ đang tranh cãi về những phản ứng chính sách khi đất nước gặp nguy hiểm.
Theo Giáo sư Kaufer, đây là "bài học kinh nghiệm" từ đại dịch, khi các nhà lập pháp thường dường như không chuẩn bị để ngăn chặn nó, bất chấp các dự đoán khoa học về cách thức và thời gian lây lan của virus.
Trong khi đó, Bộ Nội vụ Đức lưu ý rằng các cuộc biểu tình có quy mô tương tự như những cuộc biểu tình chống lại các hạn chế do đại dịch có thể lại nổ ra, tùy thuộc vào chi phí và nguồn cung cấp năng lượng gây gánh nặng cho xã hội.
"Chúng ta có thể cho rằng những người theo chủ nghĩa dân túy và cực đoan sẽ lại tìm cách gây ảnh hưởng đến các cuộc biểu tình theo ý muốn của họ", Britta Beylage-Haarmann, người phát ngôn của Bộ trên cho biết trong một tuyên bố.
Giáo sư Kaufer nhận định rằng sự bất ổn ở Đức thường mang hàm ý tiêu cực, liên quan đến các sự kiện như xung đột đẫm máu trên đường phố trong bối cảnh siêu lạm phát ở Đức thời Weimar, nơi phát sinh ra Đức Quốc xã. Ông Kaufer cũng trích dẫn các cuộc biểu tình trên đường phố Đông Đức vào năm 1953 và cuộc cách mạng hòa bình năm 1989, cùng phong trào chống hạt nhân ở Tây Đức trong những năm 1970 và 80, là những ví dụ điển hình về vấn đề này.
Về phần mình, Susanne Pickel, Giáo sư chính trị học tại Đại học Duisberg-Essen, cho rằng: "Đại dịch, xung đột, thiếu năng lượng và lạm phát gây nguy hiểm cho tầng lớp thấp hơn. Nếu chúng ta không thể quản lý để ổn định họ, thì sẽ dẫn đến ngày càng nhiều người biểu tình ở Đức, thậm chí có thể thay đổi hành vi bỏ phiếu".
Quyền tổng thống Sri Lanka ban bố tình trạng khẩn cấp Theo thông báo của Chính phủ Sri Lanka vào cuối ngày 17-7, quyền Tổng thống Ranil Wickremesinghe đã ban bố tình trạng khẩn cấp trong bối cảnh bất ổn xã hội và khủng hoảng kinh tế đang bao trùm quốc gia này. Nhân viên an ninh đứng gác bên ngoài tòa nhà Quốc hội Sri Lanka - Ảnh: REUTERS "Việc bảo vệ trật...