Những địa phương nào miễn 100% học phí năm học 2021 – 2022?
Dịch COVID-19 kéo dài, nhiều địa phương quyết định miễn 100% học phí cho học sinh năm học 2021 – 2022.
Nhiều tỉnh thành ban hành chính sách hỗ trợ học phí giúp phụ huynh đỡ khó khăn, đồng thời động viên, khuyến khích học sinh trước thềm năm học mới 2021 – 2022.
Ngày 27/8, Hội đồng nhân dân tỉnh Quảng Ninh thống nhất miễn 100% học phí trong năm học 2021 – 2022 cho học sinh các trường công lập và ngoài công lập từ bậc mầm non đến THPT (trừ các trường vốn đầu tư nước ngoài). Dự kiến kinh phí khoảng 138 tỷ đồng.
Số tiền này được lấy từ nguồn kinh phí phòng, chống dịch COVID-19 được quy định tại Nghị quyết 326 của Hội đồng nhân dân tỉnh và nguồn ngân sách trung ương hỗ trợ.
Dự kiến hơn 222.000 em được hỗ trợ, trong đó bậc học mầm non là hơn 85.500 em, bậc tiểu học ngoài công lập là 3.500 học sinh, THCS là hơn 92.000 học sinh và hơn 41.400 học sinh ở bậc THPT.
Miễn học phí năm học 2021 -2022 tại nhiều địa phương.
Ngày 12/8, kỳ họp Hội đồng nhân dân TP Đà Nẵng thông qua tờ trình hỗ trợ học phí đối với trẻ em mầm non và học sinh phổ thông trong năm học 2021 – 2022 do ảnh hưởng của COVID-19.
Video đang HOT
Theo đó, mức hỗ trợ là 100% học phí theo mức thu học phí công lập năm học 2021 – 2022 do Hội đồng nhân dân TP quy định.
Đối tượng áp dụng gồm: Trẻ mầm non, học sinh các trường phổ thông công lập. Trẻ mầm non, học sinh các trường phổ thông ngoài công lập. Không áp dụng đối với trẻ mầm non và học sinh phổ thông thuộc cơ sở giáo dục mầm non có vốn đầu tư nước ngoài.
Hỗ trợ trong 9 tháng của năm học 2021 – 2022. Các đối tượng được miễn giảm học phí theo các chính sách của trung ương và thành phố.
Kinh phí dự kiến hỗ trợ học phí là trên 87,4 tỷ đồng từ nguồn ngân sách TP bố trí cho ngành giáo dục đào tạo năm 2021 và 2022.
Năm học 2021 – 2022, học sinh bậc THPT ở Hải Phòng sẽ được miễn 100% học phí. Trước đó, năm học 2020 – 2021, địa phương này cũng miễn học phí cho học sinh mầm non và THCS. Lộ trình này được thực hiện theo nghị quyết do Hội đồng nhân dân thành phố Hải Phòng thông qua cuối năm 2019.
Theo đó, học sinh có hộ khẩu, đăng ký tạm trú hoặc xác nhận của công an sinh sống thực tế tại Hải Phòng đều được miễn học phí. Việc hỗ trợ theo số tháng thực học tại trường, tối đa không quá 12 tháng/năm học với trẻ mầm non và không quá 9 tháng/năm học với Tiểu học, THCS, THPT và giáo dục thường xuyên.
Đây là mức hỗ trợ tất cả gia đình có con trong độ tuổi đi học. Hải Phòng là địa phương đầu tiên trong cả nước áp dụng miễn học phí cho các bậc học.
Mới đây, tại cuộc họp Hội đồng nhân dân TP.HCM , ông Nguyễn Văn Hiếu, Giám đốc Sở GD&ĐT thành phố cho biết, đã gửi tờ trình xem xét miễn học phí năm học 2021 – 2022.
Theo ông Hiếu, nhằm chia sẻ khó khăn, giảm gánh nặng tài chính với phụ huynh do ảnh hưởng của dịch COVID-19, Sở GD&ĐT đề xuất miễn giảm học phí học kỳ I cho học sinh từ mầm non đến THPT.
Hiện TP.HCM có khoảng 1,71 triệu học sinh từ mầm non, tiểu học, THCS đến THPT (chưa tính hệ giáo dục thường xuyên). So với năm học trước, học sinh tăng thêm 31.000, trong đó khối trường công lập tăng 28.000 em.
Dự kiến, học sinh bậc tiểu học sẽ làm quen học trực tuyến, tổ chức lớp vào ngày 8/9. Ngày 19/9 chính thức bước vào chương trình năm học.
Tại cuộc họp Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết năm học 2020 – 2021, triển khai nhiệm vụ năm học 2021 – 2022 ngày 28/8, Thủ tướng Phạm Minh Chính chỉ đạo: “Đối với những học sinh, sinh viên gia đình bị ảnh hưởng nghiêm trọng do đại dịch, cần triển khai chính sách miễn giảm học phí để đảm bảo không cháu nào bị thất học sau dịch hoặc vì nghèo mà không được đến trường.
Nhiều giáo viên bị ảnh hưởng do trường đóng cửa, nhất là giáo viên thuộc hệ thống các trường tư thục, mầm non cũng cần được quan tâm hơn nữa. Chúng ta đã triển khai chính sách hỗ trợ chung qua Nghị quyết 86 của Chính phủ, các bộ, ngành như Bộ Tài chính, Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội nghiên cứu có chính sách hỗ trợ thêm cho các giáo viên và học sinh trong các trường hợp đặc thù một cách phù hợp”.
Hàn Quốc miễn phí giáo dục từ bậc tiểu học tới trung học phổ thông từ năm 2021
Kể từ năm nay, toàn bộ học sinh Hàn Quốc từ bậc tiểu học, trung học cơ sở tới trung học phổ thông đều được hưởng giáo dục miễn phí.
Hàn Quốc miễn học phí từ bậc tiểu học, trung học cơ sở tới trung học phổ thông. Ảnh: KBS
Bắt đầu từ năm 2021, tại Hàn Quốc, đối tượng được hưởng giáo dục miễn phí bậc trung học phổ thông được tăng từ 880.000 học sinh lớp 11 và 12 trong năm ngoái lên toàn bộ 1.240.000 học sinh từ lớp 10 tới lớp 12.
Theo đó, cả học sinh lớp 10 cũng sẽ được hỗ trợ khoảng 1.600.000 won (1.480 USD)/năm tiền học phí, sách giáo khoa, phí hỗ trợ điều hành nhà trường.
Như vậy, toàn bộ học sinh Hàn Quốc từ bậc tiểu học, trung học cơ sở tới trung học phổ thông đều được hưởng giáo dục miễn phí.
Đảng cầm quyền Dân chủ khẳng định quyền được giáo dục cơ bản là quyền cơ bản được quy định trong Hiến pháp Hàn Quốc và giáo dục miễn phí sẽ đóng góp 130.000 won (113 USD) vào thu nhập hàng tháng của các hộ dân thu nhập thấp.
Trong khi đó, Bộ Kế hoạch và tài chính Hàn Quốc cũng nhận định, quyết định trên sẽ giúp các gia đình có con học bậc trung học phổ thông tiết kiệm được trung bình 1,58 triệu won (1.380 USD) mỗi năm.
Bên cạnh đó, khoản phí hỗ trợ xin việc làm cho những học sinh chỉ tốt nghiệp cấp ba nhưng được đào tạo nghề rồi xin việc làm vào các công ty vừa và nhỏ, công ty tầm trung được nâng từ 4 triệu won (3.695 USD) trong năm ngoái lên 5 triệu won (4.620 USD) trong năm nay.
Không chỉ vậy, để giảm nhẹ gánh nặng học phí cho sinh viên đại học, Chính phủ sẽ hạ 0,15% lãi suất cho vay học phí trong học kỳ I năm nay xuống còn 1,7%, thấp hơn học kỳ II năm ngoái là 1,85%. Cùng với đó, Chính phủ sẽ mở rộng đối tượng xét học bổng sinh viên ưu tú khối nhân văn và khối nghệ thuật, thể thao.
Cùng với đó, Chính phủ Hàn Quốc sẽ sửa đổi Luật giáo dục bậc cao, quy định các trường đại học bắt buộc phải lập Kế hoạch quản lý an toàn. Chính phủ sẽ hỗ trợ cử chuyên gia trực tiếp tới các trường để tư vấn tâm lý cho những học sinh, sinh viên bị vấn đề về sức khỏe tâm thần.
Nguồn tài chính cần thiết cho giáo dục trong năm nay sẽ được huy động từ ngân sách riêng của các sở giáo dục theo từng khu vực. Từ năm 2019 đến năm 2024, chính phủ trung ương sẽ gánh vác 50% nguồn ngân sách cần thiết để tiến hành dự án giáo dục miễn phí.
19 đối tượng được miễn học phí theo quy định tại Nghị định số 81 của Chính phủ Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 81/2021/NĐ-CP ngày 27/8/2021 quy định về cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập; giá dịch vụ trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo. Trong đó, Nghị định...