Những đề thi văn ‘mở toang cửa’ của Trung Quốc cho học sinh tha hồ sáng tạo
Đề thi đại học môn ngữ văn của Trung Quốc trước giờ vẫn đi theo phong cách mở, không đánh giá quá nhiều năng lực học thuộc kiến thức mà chú trọng đánh giá năng lực tuy duy, sáng tạo.
Ở Trung Quốc, kỳ thi đại học được xem là kỳ thi khốc liệt nhất, và đây cũng là quốc gia có kỳ thi đại học căng thẳng hàng đầu thế giới. Các sĩ tử không chỉ cần chuẩn bị những kiến thức đã được học trên sách vở, họ còn phải biết vận dụng tư duy sáng tạo, vốn hiểu biết cá nhân mới có thể hoàng thành tốt bài thi.
Đăc biêt la ơ Trung Quôc, du ban thi khôi tư nhiên hay xa hôi thi đêu phai trai qua bai thi môn Ngư Văn. Nhiêu năm nay, đê thi đai hoc ơ quôc gia nay vân luôn đươc đanh gia la hêt sưc đôc đao va sang tao. Và đây chính là bộ đề Ngữ văn mang đậm phong cách Trung Quốc:
Đề thi của thành phố Thượng Hải:
- Hãy viết một bài viết với chủ đề ‘Tôi muốn nắm chặt tay bạn’.
- Dựa vào tài liệu dưới đây, tự chọn quan điểm, tự đặt đề mục, hãy viết một đoạn văn không dưới 800 từ.
Trong tâm lý mỗi một người luôn tồn tại một khía cạnh ương nghạnh, nhưng đồng thời cũng tồn tại khía cạnh yếu mềm, chúng ta làm thế nào để cùng đối đãi chúng, điều này có quan hệ gì với khả năng tạo lập và điều hoà bản ngã.
Đề thi của Bắc Kinh:
Câu 1: Viết đoạn văn tối thiểu 700 chữ về một trong hai đề tài sau:
- Có rất nhiều người anh hùng trong lịch sử Trung Quốc, hãy viết bài luận đề tài ‘Nếu tôi có một ngày bên cạnh người hùng’ – hãy chọn một nhân vật và tưởng tượng ra một ngày của anh/chị với người ấy.
- Hãy viết về một loài hoa, loài cây, con vật, món đồ – thứ tạo cảm hứng cho niềm đam mê của anh/chị.
Câu 2: Trả lời những câu hỏi sau bằng một đoạn văn không quá 150 từ:
- Cảm nhận một tác phẩm văn học cổ điển Trung Quốc.
- Viết một bài thơ nói về sự viên mãn.
- Hãy nhận xét về những hành vi thiếu văn minh ở thủ đô Bắc Kinh.
Đề thi tai các tỉnh Hà Nam, Hồ Bắc, Sơn Tây, Giang Tô, Thiểm Tây:
Video đang HOT
Một người cha vừa lái xe vừa nói chuyện điện thoại trên đường cao tốc. Con gái đã liên tục nhắc nhở nhưng ông không nghe. Người con liền gọi điện báo cảnh sát. Khi cảnh sát đến, người cha bị khiển trách. Việc này gây ra cuộc tranh luận sôi nổi trong cộng đồng.
Hãy viết bức thư dài 800 chữ gửi đến người cha, con gái hoặc cảnh sát.
Đề thi tại Thanh Hải, Tây Tạng, Cam Túc, Quý Châu, Nội Mông, Tân Cương, Ninh Hạ, Cát Lâm, Hắc Long Giang, Vân Nam, Quảng Tây, Liêu Ninh, Hải Nam:
Có 3 nhân vật: Nhà nghiên cứu công nghệ sinh học giúp công ty mở rộng quy mô toàn cầu; Kỹ sư người Hàn không quá xuất sắc nhưng với sự kiên trì đã trở thành kỹ sư nổi tiếng thế giới; Nhiếp ảnh gia nổi tiếng trên mạng xã hội.
Bạn ngưỡng mộ ai nhất trong số họ?
Đề thi tại Phúc Kiến:
‘Trên đời này làm gì có đường, người ta đi mãi thì thành đường thôi’ (Lỗ Tấn).
Không có con đường nào là không thể đi, chỉ có con người không dám bước.
Đôi khi bạn chọn nhầm con đường nhưng nếu kiên trì đi tiếp, bạn có thể tạo ra một con đường mới.
Dựa vào ba ý kiến trên, hãy viết một bài luận với chủ đề ‘Con đường’.
Đề thi tại tỉnh An Huy:
‘Một giáo viên yêu cầu học sinh nhìn vào những con bướm dưới kính hiển vi. Ban đầu, các em nghĩ chúng đầy màu sắc, nhưng nhìn kỹ, họ lại nhận ra chúng thực sự không có màu’.
Hãy viết một bài luạn với chủ đề ‘Những con bướm màu sắc’.
Đề thi tại Tứ Xuyên:
Một người trung thực có thể không thông minh, một người thông minh có thể không sáng suốt. Anh/chị hãy viết bài luận về chủ đề này, bài không được ít hơn 800 từ.
Đề thi tại Trùng Khánh:
Một cậu bé lên xe bus và xin tài xế dừng xe chờ mẹ mình một chút, vài phút sau vẫn chưa thấy người mẹ đâu, hành khách phàn nàn to tiếng, cậu bé bắt đầu khóc. Một lúc sau người mẹ xuất hiện, tất cả mọi người đều im bặt – mẹ cậu bé là người khuyết tật.
Cảm nghĩ của bạn về câu chuyện này?
Theo tiin.vn
Đề thi THPT quốc gia có thật sự 'tương đương'?
Kỳ thi THPT quốc gia 2017 đã kết thúc nhưng vẫn còn nhiều ý kiến băn khoăn về khâu đề thi, trong đó có việc bảo mật đề và độ "tương đương" của các mã đề.
Đề thi THPT quốc gia hàng năm là tài liệu được xếp hạng bí mật quốc gia. Trước đây, như tôi được biết, nhóm ra đề chỉ được chọn câu hỏi trong một thư viện câu hỏi bảo mật của Bộ GD&ĐT, họ không được mang theo tài liệu gì vào trại ra đề.
Vì tính chất bảo mật như vậy, bất cứ quan chức nào vào thăm trại ra đề đều có an ninh đi kèm, vào và ra tay không... Như vậy, có thể hiểu, không ai có quyền miễn trừ trong trường hợp này.
Đề thi năm nay đã được soạn sẵn
Đề thi THPT quốc gia 2017 được làm sẵn từ bên ngoài, đặc biệt là ngay trước kỳ thi một khoảng thời gian ngắn. Ai có thể bảo đảm các đề thi này được bảo mật tuyệt đối trước khi đến tay "người ra đề" cuối cùng?
Đáng lo ngại hơn cả là những đề thi này vừa được tiến hành thi thử ngay trước kỳ thi chính thức với chính thí sinh (TS) tham dự kỳ thi.
Theo những người tham gia "ra đề ở vòng trong", công việc của họ chủ yếu là cắt mấy câu của đề này và dán vào đề khác từ những đề có sẵn.
Phải chú thích một chút để bạn đọc có thể hình dung "vòng trong" là gì. Đây là vòng cuối cùng mà người tham gia bị cách ly ở một địa điểm nào đó, được công an, an ninh gác trong, gác ngoài, phá sóng, ra vào phải qua máy soi như lên máy bay...
Theo mô tả của ông Sái Công Hồng - Phó cục trưởng Cục quản lý chất lượng (Bộ GD&ĐT) - người ta có thể hình dung được công việc còn lại của nhóm "ra đề" thực chất chỉ là cắt một vài câu của đề này ghép vào đề kia...
Công việc này khiến người viết nhớ đến thời kỳ (khoảng các năm cuối những năm 1980-1990) thi theo "bộ đề" in sẵn bán trên thị trường. Công việc của người "ra đề" (cũng được canh gác rất chặt chẽ) chỉ còn là việc "cắt dán".
Việc làm này sau đó bị bãi bỏ vì chẳng giống ở đâu.
Thí sinh xem lại đề thi môn Toán trong kỳ thi THPT quốc gia 2017. Ảnh: Tấn Thạnh/Người Lao Động.
Thiếu công bằng trong kỳ thi tầm quốc gia
Việc đưa đề thi vừa soạn sẵn và thi thử vào ngay kỳ thi thật dẫn đến vấn đề nữa: Sự công bằng. Chính Phó cục trưởng Sái Công Hồng cho biết đề thi được thi thử với chính học sinh lớp 12. Như vậy, học sinh ở những trường không được tiếp xúc các câu hỏi thi thử này sẽ bị thiệt thòi so với các bạn được làm bài trước.
Ai sẽ trả lời câu hỏi về vấn đề công bằng cho TS? Về nguyên tắc, câu hỏi đề thi phải nạp vào ngân hàng có hàng vạn câu trước hàng năm, như thế mới bảo đảm được bảo mật và công bằng.
Về sự "tương đương" giữa các mã đề thi, ông Hồng cho rằng "sẽ khập khiễng nếu so sánh độ khó giữa các đề mà chỉ có thể so sánh trong ma trận tổng thể bài thi. Cùng một nội dung kiến thức nhưng ở mã đề này rơi vào nhóm câu hỏi dễ, còn mã đề khác lại sử dụng để hỏi thuộc nhóm câu hỏi khó". Phát biểu này khiến người ta phải băn khoăn.
Thực tế, dù theo cùng một quy ước hay ma trận, độ khó của đề thi phụ thuộc nhiều yếu tố khác nhau, trong đó có độ khó từng câu, chứ không thể nói rằng mọi đề thi chiếu theo ma trận ắt có độ khó như nhau - nhất là với cách làm "đi tắt đón đầu" trong việc xây dựng ngân hàng câu hỏi.
Nói như thế e là quá chủ quan, không khác gì bảo 2 người có trọng lượng, chiều cao như nhau và ăn mặc như nhau... là mọi thứ cũng như nhau? Lập luận về sự so sánh 2 đề thi theo cách đó khó thuyết phục được người khác.
Kỳ thi THPT quốc gia, ngoài mục đích xét tốt nghiệp THPT, còn có giá trị xét tuyển vào trường ĐH, CĐ. Mọi người đều biết tính hệ trọng của kỳ thi này đối với TS.
Chỉ hơn kém nhau nửa điểm, người này thành sinh viên nhưng người kia đứng ngoài cổng trường ĐH, CĐ. Vậy, kỳ thi này là quan trọng. Do vậy, để bảo đảm công bằng, mọi TS trong cùng đợt thi phải giải cùng một đề.
Sao chứng minh được độ 'tương đương'!
Vả lại, thế nào là tương đương? Tương đương theo định lượng, định tính hay cả hai? Nói là "tương đương" thì dễ nhưng chứng minh sự tương đương lại là một chuyện rất khó.
Xin dẫn một ví dụ về môn ngoại ngữ, 2 bài đọc khác nhau về nội dung đã có độ khó tự thân khác nhau, như cách hành văn, bố cục... Đó là chưa kể đến chất lượng câu hỏi (nhất là câu hỏi trắc nghiệm khách quan) có tốt không...
Việc phải có nhiều mã đề thực hiện từ mấy năm trước đến nay chủ yếu phục vụ chống gian lận, quay cóp trong thi cử chứ không có mục đích gì khác hơn. Tuy nhiên, muốn bảo đảm tính công bằng, các mã đề cần phải xuất phát từ cùng một đề.
Ai cũng biết trong một đề thi, câu dễ thường được đặt lên trước để giảm áp lực tâm lý cho TS. Song, dù có bị xáo trộn, nội dung vẫn là một, còn hơn họ phải làm vài cái gọi là đề thi tương đương.
Như vậy, cho TS thi các đề "tương đương" đã là một sự không công bằng, chưa nói đến các đề thi có tương đương thật hay không.
Những kỳ thi quan trọng đều dùng một đề thi
Nếu viện dẫn đến thế giới, tôi được biết nhiều nước cho TS thi cùng thời điểm làm cùng một đề. Tất cả TS có múi giờ thích hợp trên khắp thế giới đã đăng ký thì đều thi cùng một đề (như TOEFL hay IELTS của tiếng Anh). Những kỳ thi quan trọng (high-stake), ảnh hưởng đến cuộc đời TS (như THPT quốc gia), việc này càng cẩn trọng, nếu không TS sẽ kiện họ "sạt nghiệp".
Tại quê hương của những người sáng tạo ý tưởng ngân hàng câu hỏi như ETS (Mỹ), Cambridge (Anh)..., người ta xây dựng ngân hàng câu hỏi chứ không phải ngân hàng đề thi. Nhầm lẫn về khái niệm sẽ dẫn đến sai lầm trong khâu thực hiện.
Người ta cẩn trọng với từng câu hỏi (item). Mỗi câu hỏi được gửi đến một số nhà chuyên môn thuộc chuyên ngành hẹp ở nhiều nơi để thẩm định, góp ý, chỉnh sửa (validate), kèm theo bảng đối chiếu chi tiết...
Theo Nguyễn Phương / Người Lao Động
60% câu hỏi trong đề thi THPT quốc gia 2017 ở mức cơ bản Theo PGS.TS Mai Văn Trinh, ngoài 60% câu hỏi ở mức cơ bản, đề thi THPT quốc gia 2017 sẽ có phần đáp ứng mục tiêu phân hóa để phục vụ tuyển sinh đại học. Trao đổi với báo chí ngày 30/5, PGS.TS Mai Văn Trinh, Cục trưởng Cục Khảo thí và Kiểm định Chất lượng giáo dục, Bộ GD&ĐT, cho biết đây...