Những dấu hiệu ‘tố cáo’ bạn ăn quá mặn
Ăn quá mặn có thể dẫn đến hàng loạt hệ lụy về sức khỏe, thậm chí gây ra những nguy cơ nghiêm trọng với tim mạch.
Ăn mặn gây ra nhiều hệ lụy nguy hiểm với sức khỏe. ẢNH MINH HỌA: SHUTTER STOCK
Muối là gia vị quan trọng trong nấu nướng. Và mới đây, khoa học chứng minh rằng khi căng thẳng, bạn nên ăn thứ gì đó nhiều muối một chút, để cảm thấy thoải mái hơn. Tuy nhiên, không ít người tiêu thụ muối nhiều hơn mức cần thiết và thói quen đó có thể gây hại nghiêm trọng cho sức khỏe, đặc biệt là những ai cao huyết áp.
Dưới đây là những dấu hiệu cho thấy bạn đang ăn quá mặn, theo Thelist.com.
Thường xuyên ăn đồ chế biến sẵn
Thực phẩm chế biến sẵn như đồ đóng hộp, dưa chua, các loại xốt… là những thứ chứa rất nhiều muối. Nếu bạn thường xuyên không nấu ăn mà chỉ dùng những thực phẩm đóng hộp thế này thì chắc chắn bạn đang tiêu thụ rất nhiều muối. Và khi đó, theo các chuyên gia dinh dưỡng, bạn sẽ dễ có nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch và cao huyết áp. Bạn nên siêng mua thức ăn tươi về chế biến thì sẽ kiểm soát được lượng muối khi nêm nếm.
Nên tự nấu ăn để kiểm soát lượng muối tiêu thụ mỗi ngày. ẢNH MINH HỌA: SHUTTER STOCK
Bạn mất nước
Ăn quá mặn sẽ khiến bạn mất nước. Buổi tối bạn ăn pizza kèm thêm ít quả ô liu ngâm muối thì sáng hôm sau thế nào bạn cũng khát nước dữ dội, thậm chí đau đầu nhẹ. Điều này không khác gì hiện tượng khó chịu sau một đêm nhậu tưng bừng. Nên tránh ăn cùng lúc những thứ quá mặn.
Video đang HOT
Sưng phù
Ăn mặn khiến cơ thể mất nước và bạn có xu hướng uống thật nhiều nước, dẫn đến việc tích nước dư thừa ở các mô. Điều này gây ra hiện tượng sưng phù ở mắt, các ngón tay. Và do đó, có thể thấy rõ ràng rằng sưng, phù là dấu hiệu bạn ăn quá mặn.
Ngày càng ăn mặn
Trong bữa cơm, bạn có phải là người duy nhất hay chấm ngập nước mắm hoặc rắc thêm muối vào thức ăn? Nếu thói quen đó đã có từ rất lâu thì gần như chắc chắn bạn là người ăn siêu mặn. Bạn ăn mặn dần dần sẽ quen và rất khó để cưỡng lại hương vị mặn mòi hấp dẫn đó. Nhưng khó thì cũng phải cố mà giảm lại mức độ ăn mặn vì sức khỏe sau này.
Cần hướng đến chế độ ăn lành mạnh và ít muối. ẢNH MINH HỌA: SHUTTER STOCK
Dạ dày bị ảnh hưởng
Ở một số trường hợp, việc ăn quá nhiều muối có thể gây đau bụng, thậm chí rất nghiêm trọng. Chế độ ăn nhiều muối sẽ ảnh hưởng đến HP trong dạ dày, làm tăng nguy cơ viêm hoặc loét dạ dày.
Người ăn mặn có nhiều nguy cơ bị cao huyết áp. Nếu bạn từng bị cao huyết áp thì nên lưu ý hạn chế lượng muối tiêu thụ hằng ngày. Cụ thể là bạn nên giảm thực phẩm đóng gói hay chế biến sẵn, thức ăn nhanh. Hãy siêng đi chợ mua đồ tươi sống và tự vào bếp chuẩn bị bữa ăn cho mình. Nếu bạn bị cao huyết áp mà lơ là, sẽ rất dễ dẫn đến bệnh tim mạch. Ăn mặn quá mức có thể là thủ phạm chính gây ra các sự cố nguy hiểm như ngừng tim hoặc đột quỵ.
Ăn mặn có thể là nguyên nhân gây huyết áp cao. ẢNH MINH HỌA: SHUTTER STOCK
Có nhiều nguyên nhân gây ra sỏi thận, bao gồm tiền sử gia đình, cơ thể thiếu nước và đặc biệt là chế độ ăn có nhiều muối. Chế độ ăn như vậy sẽ làm tăng lượng canxi mà thận của bạn phải xử lý, dẫn đến nguy cơ cao phát triển thành sỏi thận. Bạn cần lưu ý uống đủ nước mỗi ngày, kiểm soát lượng muối ăn vào và nên đi gặp bác sĩ để kiểm tra định kỳ.
Trần Ka
Theo Thanhnien
Bị tiểu đường nên tránh những thực phẩm sau
Có nhiều thông tin gây hiểu nhầm xung quanh các loại thực phẩm mà người mắc bệnh tiểu đường loại 2 hoặc người mắc bệnh tiểu đường có thể ăn.
Khoai lang có thể làm tăng đường huyết, không tốt cho bệnh tiểu đường. ẢNH: SHUTTERSTOCK
Dưới đây là những thực phẩm mà bệnh nhân tiểu đường nên tránh để kiểm soát lượng đường huyết và giảm đề kháng insulin - nguyên nhân chính gây ra bệnh tiểu đường loại 2, theo naturalnews.
Đường
Tiến sĩ James J. DiNicolantonio, trưởng nhóm nghiên cứu từ Viện Tim mạch Trung Mỹ, cho biết: "Đường là nguyên nhân dẫn đến bệnh tiểu đường. Lời khuyên của tôi cũng là hạn chế tất cả các dạng đường và chất làm ngọt... bởi vì tất cả những thực phẩm này cũng sẽ làm tăng lượng đường huyết và insulin".
Rau củ
Đối với những người mắc bệnh đái tháo đường hay tiền đái tháo đường, tiêu thụ rau củ và củ như: khoai tây, khoai lang, cà rốt và khoai môn có thể gây ra vấn đề do nguồn tinh bột, đường và lượng chất xơ trong những thực phẩm này. Những thức ăn này sẽ gây ra lượng đường huyết và insulin tăng. Nếu bạn bị tiểu đường hoặc mắc bệnh prediabetes, bạn cần hạn chế những thực phẩm này.
Thực phẩm chế biến sẵn
Thực phẩm chế biến sẵn thường được gọi là thức ăn vặt. Không chỉ có ít hoặc không có giá trị dinh dưỡng, chúng còn chứa đầy đường, natri, chất béo chuyển vị, chất phụ gia, chất bảo quản, chất làm ngọt nhân tạo, màu và các chất hóa học khác sẽ không tốt cho hệ chuyển hóa vốn bị hỏng của bệnh nhân tiểu đường. Các loại thực phẩm chế biến, đặc trưng cho chế độ ăn uống hiện đại của phương Tây, là nguyên nhân tăng tỷ lệ bệnh tiểu đường loại 2, bệnh tim, đột qụy, cao huyết áp và ung thư.
Trái cây và nước ép trái cây
Nước trái cây thường được coi là có ích và lành mạnh. Khi bạn ăn trái cây, thịt và vỏ trái cây có chứa chất xơ làm chậm quá trình phóng thích đường vào trong máu, và bạn thụ hưởng được các vitamin, khoáng chất, phytonutrient, enzym và flavonoid cung cấp chất chống oxy hóa, chống viêm.... Tuy nhiên, đường trong trái cây là fructose, và fructose đã được chứng minh là thúc đẩy đề kháng insulin và tiểu đường loại 2.
Mặt khác, nước ép trái cây chỉ chứa nước, đường và một phần nhỏ chất dinh dưỡng có trong trái cây. Một khi vỏ và thịt được loại bỏ, những gì bạn nhận được từ một ly nước trái cây không chỉ là nước đường hương vị trái cây. Và chúng ta đã thấy đường có hại như thế nào, không chỉ đối với người bị tiểu đường mà còn đối với những người khỏe mạnh.
Ngọc Lam
Theo Thanhnien
Thực phẩm cần hạn chế ở người huyết áp cao Không nêm muối mặn được coi là giải pháp tốt để kiểm soát huyết áp cao. Ngoài ra, bạn cũng cần hạn chế một số món ăn chứa nhiều muối và gia vị 'đe dọa' huyết áp. Thức ăn nhanh không tốt cho người huyết áp cao. ẢNH: SHUTTERSTOCK Thức ăn nhanh, thực phẩm chế biến sẵn đều có hàm lượng đường và...