Những dấu hiệu sức khỏe tiêu cực nếu ngủ dưới 6 tiếng mỗi ngày
Tiến sĩ về giấc ngủ Sophie Bostocks chỉ ra thiếu ngủ kéo dài gây lão hóa da, gù lưng, tích trữ mỡ nội tạng và rụng tóc.
Thiếu ngủ mỗi đêm ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. (Nguồn: Pixabay)
Tiến sĩ Sophie Bostocks, chuyên gia về giấc ngủ, hợp tác với công ty Bensons for Beds tạo ra hình ảnh mô phỏng người phụ nữ vào năm 2050 nếu chỉ ngủ 6 tiếng mỗi đêm.
Mô hình được đặt tên là Hannah. Tiến sĩ Bostocks cho biết: “Hannah là minh họa về tác động toàn diện của giấc ngủ đối với sức khỏe tổng thể”.
Da lão hóa
Thiếu ngủ là nguyên nhân hàng đầu gây lão hóa da. Nghiên cứu chỉ ra những người có chất lượng giấc ngủ kém, ngủ không đủ giấc có nhiều dấu hiệu lão hóa da như nếp nhăn, vết chân chim, da xỉn màu, mắt nhiều quầng thâm, sưng đỏ, nhiều bọng mắt, da chảy xệ ở khóe miệng.
Nghiên cứu của các nhà khoa học tại Stockholm, Thụy Điển, còn chỉ ra những người không ngủ đủ giấc ít hài lòng với ngoại hình bản thân hơn so với những người ngủ đủ giấc.
Gù lưng
Mô hình Hannah minh họa tư thế gù lưng. Đây là minh chứng cho mối liên hệ giữa tình trạng thiếu ngủ thường xuyên và chứng đau lưng.
Thiếu ngủ gây rối loạn hormone, làm tăng tích trữ mỡ nội tạng. Khi ngủ không đủ giấc, hormone điều chỉnh cơn đói leptin tăng lên và hormone tạo cảm giác no ghrelin giảm xuống khiến bạn liên tục thèm ăn. Nạp quá nhiều calo gây tăng cân, tăng tích mỡ nội tạng.
Video đang HOT
Tiến sĩ Sophie cũng chỉ ra thiếu ngủ gây mệt mỏi, khiến bạn lười vận động hơn nên gây tích mỡ nhiều ở vùng bụng.
Rụng tóc
Rối loạn giấc ngủ gây rụng tóc. Khi thiếu ngủ, cơ thể sản xuất nhiều cortisol – hormone căng thẳng dẫn đến tình trạng má.u và oxy không được bơm đủ cho da đầu, khiến nang tóc yếu, tóc gãy rụng nhiều, dẫn đến hói đầu.
Teo cơ bắp
Mất ngủ thường xuyên gây rối loạn chức năng chuyển hóa, làm mất khối lượng cơ bắp. Thiếu ngủ làm suy giảm tốc độ tổng hợp protein. Lâu dài, tình trạng này có thể dẫn đến teo cơ ở tay, chân.
Ngoài những vấn đề gặp phải trên cơ thể, thiếu ngủ thời gian dài còn làm suy giảm khả năng miễn dịch, tăng nguy cơ mắc các bệnh cảm cúm, huyết áp cao, tiểu đường, các vấn đề về tim mạch, tăng nguy cơ mắc bệnh trầm cảm và nhiều bệnh lý mãn tính khác.
Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), người trưởng thành cần ngủ 8 tiếng mỗi đêm để có sức khỏe tốt.
Hỏng thận chỉ vì tập thể dục mà quên mất điều này
Mặc dù tập thể dục mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, nhưng việc quên uống nước khi tập luyện có thể dẫn đến những tác động tiêu cực nghiêm trọng, đặc biệt đối với thận.
Tập thể dục là hoạt động rất tốt cho sức khỏe, giúp tăng cường sức bền, nâng cao sức đề kháng và cải thiện tinh thần.
Tuy nhiên, không phải ai cũng biết rằng việc quên uống nước khi tập luyện có thể gây ra những ảnh hưởng tiêu cực, đặc biệt đối với sức khỏe của thận.
Giảm lưu lượng má.u đến thận
Khi cơ thể thiếu nước, má.u trở nên cô đặc hơn, gây khó khăn cho quá trình lưu thông. Điều này đặc biệt ảnh hưởng đến thận, nơi cần lượng má.u ổn định để thực hiện chức năng lọc chất thải.
Cơ thể mất nhiều nước và điện giải khi tập luyện (Ảnh: Getty).
Một nghiên cứu của Đại học Y khoa Harvard đã chỉ ra rằng, mất nước trong quá trình tập thể dục làm giảm lượng má.u cung cấp cho thận, dẫn đến tình trạng "suy giảm chức năng lọc thận tạm thời".
Khi thận không nhận đủ lượng má.u cần thiết, các chất độc hại tích tụ trong má.u sẽ không được lọc ra kịp thời, gây áp lực lên cơ quan này.
Các triệu chứng của tình trạng này có thể xuất hiện nhanh chóng, bao gồm chóng mặt, mệt mỏi, đau đầu, và đôi khi giảm lượng nước tiểu.
Nếu tình trạng này diễn ra liên tục mà không được bù nước kịp thời, nó có thể dẫn đến tổn thương thận mãn tính, làm suy giảm chức năng thận lâu dài.
Nguy cơ chấn thương thận cấp tính
Khi vận động cường độ cao mà không uống đủ nước, cơ thể dễ gặp phải nguy cơ tổn thương thận cấp tính (acute kidney injury - AKI).
Đây là tình trạng xảy ra khi thận mất khả năng lọc chất thải và các độc tố khỏi má.u tạm thời, gây tích tụ chất độc trong cơ thể.
Khi vận động cường độ cao mà không uống đủ nước, cơ thể dễ gặp phải nguy cơ tổn thương thận cấp tính (Ảnh: Getty).
Nghiên cứu của Đại học Stanford đã ghi nhận rằng, khoảng 30% các vận động viên marathon trải qua tình trạng tổn thương thận cấp tính ngay sau khi hoàn thành cuộc đua, chủ yếu do cơ thể bị mất nước.
Trong quá trình tập luyện, cơ thể tăng cường sản sinh các chất thải và độc tố từ quá trình trao đổi chất, ví dụ như creatinine và urê.
Khi thiếu nước, thận không thể lọc hết các chất này, dẫn đến việc chúng tồn đọng trong cơ thể. Nghiên cứu tại Stanford cho thấy rằng nếu những người mắc tổn thương thận cấp tính không kịp thời bổ sung nước và giảm cường độ tập luyện, tình trạng này có thể chuyển biến thành mãn tính, dẫn đến nguy cơ mắc bệnh suy thận trong tương lai.
Hội chứng tiêu cơ vân
Hội chứng tiêu cơ vân là một trong những tình trạng nghiêm trọng liên quan đến việc mất nước khi tập thể dục. Khi vận động cường độ cao, cơ bắp bị phá hủy, giải phóng một loại protein gọi là myoglobin vào má.u.
Nếu cơ thể thiếu nước, myoglobin có thể tích tụ và làm tắc nghẽn các ống lọc trong thận, gây ra nguy cơ tổn thương thận cấp tính.
Nghiên cứu từ Hiệp hội Thận Hoa Kỳ (American Kidney Association) cho thấy, số lượng các ca nhập viện liên quan đến hội chứng tiêu cơ vân đã tăng đáng kể trong những năm gần đây, đặc biệt là ở những người tham gia các bài tập cường độ cao như: CrossFit, cử tạ và chạy marathon.
Rối loạn điện giải hại thận
Khi tập thể dục, cơ thể không chỉ mất nước qua mồ hôi mà còn mất đi một lượng lớn chất điện giải như natri và kali. Các chất điện giải này rất quan trọng cho quá trình co cơ và giữ cho nhịp tim ổn định.
Khi cơ thể thiếu hụt điện giải, thận phải làm việc vất vả hơn để duy trì sự cân bằng này. Một nghiên cứu của Đại học California đã chỉ ra rằng tình trạng mất cân bằng điện giải kéo dài có thể gây áp lực lên thận, làm tăng nguy cơ suy thận mãn tính.
Thiếu hụt điện giải cũng khiến người tập cảm thấy mệt mỏi, chuột rút, thậm chí là rối loạn nhịp tim, các triệu chứng thường gặp ở những người không uống đủ nước khi tập thể dục.
Theo khuyến nghị của Đại học California, người tập cần bù nước và bổ sung điện giải ngay sau khi tập luyện để duy trì sức khỏe cho thận và tránh tình trạng mất cân bằng này.
4 sai lầm khiến tập Squat không tăng kích thước vòng 3 Việc tập luyện thường xuyên các động tác Squat (ngồi xổm) sẽ giúp cải thiện kích thước và làm săn chắc vòng 3. Tuy nhiên, một số sai lầm dưới đây có thể làm đảo được hiệu quả của bài tập này... 1. Tác dụng của bài tập Squat Squat là bài tập đơn giản, dễ tập, có thể tập ở mọi nơi...